OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng - Ngữ văn 7

Banner-Video

Qua bài giảng Đức tính giản dị của Hồ Chí Minh các em hiểu được Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người và trong khi làm việc. Ngoài ra giúp các em thấy được cách nêu dẫn chứng và bình luận, giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả. Qua bài học này mỗi học sinh cần phải học tập và noi gương theo Bác Hồ kính yêu.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Bài văn vừa có những chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm chân thành.

1.2. Nghệ thuật

  • Cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét; giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả.
  • Dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục

  • Lập luận theo trình tự hợp lí.

2. Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ

2.1. Soạn bài tóm tắt

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1. Nêu luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu. Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác? 

  • Luận điểm chính của toàn bài được tác giả khái quát trong đoạn mở đầu là: Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động chính trị của một vị lãnh tụ đứng đầu đất nước với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn. 
  • Để làm rõ đức tính giản dị và khiêm tốn của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở các phương diện: bữa cơm, đồ dùng, nơi ở, trong quan hệ với mọi người, ở lời nói và bài viết.

Câu 2. Tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả trong bài, và trên cơ sở đó, nêu bố cục của bài văn. 

  • Bài văn được tác giả lập luận như sau: Phần đầu tác giả xác định phạm vi vấn đề cần chứng minh. Tiếp đến lần lượt đưa ra các luận cứ để làm sáng tỏ từng luận điểm. Sau mỗi luận cứ, tác giả thường đưa ra một lời nhận xét hay bình luận về ý nghĩa việc làm của Bác.
  • Như vậy, với trình tự lập luận hợp lí như trên tác giả chứng minh đi từ khái quát đến cụ thể, các dẫn chứng đưa ra toàn diện, đầy đủ giúp cho bài văn chứng minh được chặt chẽ.
  • Bố cục của bài văn: 
    • Phần 1: Từ đầu đến "Tuyệt đẹp": Sự nhất quán trong cuộc đời hoạt động cách mạng với đức tính giản dị và khiêm tốn của bác Hồ.

    • Phần 2: Còn lại: Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ qua các phương diện trong đời sống và ở con người của Bác.

Câu 3. Đọc đoạn văn từ “Con người của Bác” đến “Nhất, Định, Thắng, Lợi!” và nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này. 

  • Trong đoạn văn, tác giả đã đưa ra các dần chứng để chứng minh về sự giản dị cua Bác trên các phương diện bữa ăn, đồ dùng, lối sông: 
  • Bữa ăn của Bác chi có vài ba món rất đơn giản, lúc ân Bác không đê rơi vãi một hột cơm, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại dược sắp xếp tươm tất. 
  • Ngôi nhà của Bác vẻn vẹn chi có vài phòng, luôn lộng gió và ánh sáng. 
  • Cách làm việc của Bác: Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc từ việc lớn đến việc nhỏ. 
  • Về lối sống cua Bác: Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp việc nên bên cạnh bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay. 
  • Sau mỗi phần nêu dẫn chứng, tác giả đều giải thích, bình luận về phẩm chất giản dị của Bác
  •  Như vậy, phép lập luận chu đạo trong đoạn văn trên là chứng minh. Để chứng minh, tác giá đã đưa ra một hệ thống luận cứ đầy đủ, với lí lẽ chặt chẽ và những dẫn chứng chính xác, cụ thê, toàn diện làm sáng tỏ các luận cứ. Đi kèm với các dẫn chứng, lí lẽ là ngôn ngữ giàu hình ảnh giúp cho việc bộc lộ tình cảm của người viết một cách sâu sắc. Do vậy bài viết đã thuyết phục được người đọc.

Câu 4. “Bác Hồ sống giản dị thanh bạch như vậy, bởi vì Người hiểu được nỗi khổ của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”. Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng những phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc về đức tính giản dị của Bác? 

  • Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phép lập luận chứng minh kết hợp với việc giải thích và đưa ra những lời nhận xét, bình luận giúp cho người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác, đồng thời cũng bộc lộ rõ cám xúc của người viết. Những lời bình luận của tác giả chân thực, xúc động, mang tính khái quát. Đó là lòng cảm phục và kính yêu Bác Hồ của tác giả. Đây là cách lập luận đặc sắc, nổi bật và chung nhất của bài viết.

Câu 5. Theo em, đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì?

  • Bằng nghệ thuật nghị luận đặc sắc, bài văn vừa có chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm chân thành của người viết. Tác giả đã làm sáng rõ: Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ.

3. Một số bài văn mẫu về văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ

Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” trích từ diễn văn “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” do Thủ tướng Phạm Văn Đồng đọc trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1970). Để nắm được những nội dugn chính của văn bản cũng như cách viết một bài văn hoàn chỉnh, các em có thể tham khảo một số bài viết dưới đây:

OFF