OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phòng tránh đuối nước - Nguyễn Trọng An - Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Đuối nước là một trong những vấn đề thường xuyên xảy ra hiện nay, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh. HỌC247 đã biên soạn bài học Phòng tránh đuối nước - Nguyễn Trọng An dưới đây với những kiến thức tóm tắt về tác giả và nội dung văn bản về các phương pháp phòng tai nạn đuối nước. Từ đó, các em sẽ có thêm những kĩ năng bảo vệ bản thân và gia đình trước những nguy cơ có thể gây đuối nước. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Nguyễn Trọng An

- Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Trọng An, Nguyên Phó cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) đã vinh dự trở thành người Việt Nam duy nhất được tổ chức HealthRight Quốc tế vinh danh vì đã có những cống hiến to lớn trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

1.1.2. Tác phẩm Phòng tránh đuối nước

a. Xuất xứ

 - Văn bản Phòng tránh đuối nước là do nhóm biên soạn đặt. Văn bản Phòng tránh đuối nước được trích trong Cẩm nang phòng tránh đuối nước, Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Trọng An chủ biên, NXB Kim Đồng, 2019.

b. Thể loại: 

- Phòng tránh đuối nước thuộc thể loại văn bản thuyết minh.

c. Bố cục 

Phòng tránh đuối nước có bố cục gồm 4 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “nước sâu, nguy hiểm”: Quy tắc đảm an toàn ở những nơi có nước sâu nguy hiểm

- Phần 2: Tiếp đến “giám sát trên bờ”: Quy tắc học bơi

- Phần 3: Tiếp đến “người lớn”: Cần kiểm tra an toàn trước khi xuống nước và trong các môi trường nước cụ thể.

- Phần 4: Còn lại: Tuân thủ những quy tắc an toàn khi bơi lội.

d. Tóm tắt tác phẩm

Văn bản Phòng tránh đuối nước cung cấp cho chúng ta tri thức về cách phòng tránh đuối nước. Đầu tiên là quy tắc đảm an toàn ở những nơi có nước sâu nguy hiểm. Thứ hai là văn bản khuyên ta nên học bơi. Thứ ba là chúng ta cần kiểm tra an toàn trước khi xuống nước và trong các môi trường nước cụ thể. Cuối cùng, văn bản hướng dẫn chúng ta tuân thủ những quy tắc an toàn khi bơi lội.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Quy tắc đảm an toàn ở những nơi có nước sâu nguy hiểm

- Rào quanh ao, hồ nước, rãnh nước xung quanh nhà hoặc nơi công cộng.

- Làm nắp đậy an toàn, khoá cẩn thận các dụng cụ chứa nước trong gia đình như: giếng, bễ, lu chứa,...

- Cắm biển báo những nơi nước sâu, nguy hiểm.

1.2.2. Quy tắc học bơi

- Chọn chỗ nước nông. 

- Xuống nước cùng với người lớn biết bơi. 

- Mặc áo phao hoặc mang theo phao bơi.

- Có người cứu hộ giám sát trên bờ.

1.2.3. Cần kiểm tra an toàn trước khi xuống nước và trong các môi trường nước cụ thể

a. Tại hồ bơi công cộng

- Cần quan sát để biết chắc chắn rằng bể bơi có đầy đủ người cứu hộ và những người này ở khoảng cách đủ gần để có thể cứu hộ ngay lập tức.

b. Tại bãi biển

- Luôn tuân thủ các cảnh báo và kí hiệu của đội cứu hộ, luôn bơi gần với người giám hộ và đứng ở vị trí nông hơn người giám hộ.

c. Tại hồ bơi gia đình

- Nếu nhà em có hồ bơi, cần phải trang bị đầy đủ các phương tiện cứu hộ, làm hàng rào bảo vệ cao ít nhất 1,2 m quanh hồ bơi. Em không được tự bơi, trừ khi có sự theo dõi của người lớn.

1.2.4. Tuân thủ những quy tắc an toàn khi bơi lội

- Chỉ bơi khi có sự đồng ý và giám sát của người lớn, ngay cả ở những hồ bơi rất nông dành cho trẻ em. Trước khi xuống nước, em nên kiểm tra lại độ sâu.

+ Lí do: Hầu hết những tổn thương vùng cổ và lưng thường do những cú nhảy bổ nhào hoặc lặn dưới hồ có mực nước cạn.

- Chỉ bơi ở những nơi an toàn, cho phép bơi lội. 

+ Lí do: Chúng ta khó mà biết được dưới mặt nước hiền hoà kia ẩn chứa những hiểm hoạ gì, cho nên, trước khi xuống nước, em hãy quan sát xem có biển cấm bơi không, hoặc hỏi những người xung quanh xem vùng nước đó có được phép bơi lội hay không.

- Không bơi lội một mình nơi vắng vẻ, ngay cả khi em là người bơi lội giỏi

+ Lí do: Sẽ không có ai cứu em khi gặp tình huống nguy hiểm.

- Không bơi sau khi ăn

+ Lí do: rất hại cho dạ dày.

- Không bơi khi quá nóng hoặc mệt. Em cần phải bảo đảm rằng cơ thể mình khoẻ mạnh trước khi xuống nước.

+ Lí do: Môi trường nước có thể làm thân nhiệt hạ xuống đột ngột hoặc khiến em mất sức nhiều hơn.

- Không nên bơi lội trong vùng nước dơ bẩn hay bùn lầy. Em không nên bơi lội ở những nơi có nước chảy quá nhanh, cho dù việc bơi lội xuôi dòng có thể dễ dàng với em hơn.

+ Lí do: Vì em sẽ không thể nhìn thấy được đáy nước và có thể bị mắc các bệnh ngoài da, ngứa ngáy khắp người. 

- Không vừa ăn, vừa bơi. Em cần phải khởi động thật kĩ trước khi xuống nước.

+ Lí do: để tránh sặc nước

- Không bơi khi người em có nhiều mồ hôi hoặc vừa đi ngoài nắng về.

+ Lí do: Rất dễ bị cảm.

- Lên bờ ngay khi trời tối, có sấm chớp và mưa.

→ Văn bản trên đã thuyết minh đầy đủ, rõ ràng (chia rõ đề mục) về các cách giúp chúng ta phòng tránh đuối nước. Chúng ta nên đọc kĩ và ghi nhớ.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

- Văn bản Phòng tránh đuối nước cung cấp cho chúng ta tri thức về cách phòng tránh đuối nước.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Đề mục rõ ràng, trình bày các phần hợp lí, khoa học, dễ theo dõi

- Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Thông qua văn bản Phòng tránh đuối nước - Nguyễn Trọng An, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo, em hãy viết bài tuyên truyền phòng chống tai nạn đuối nước.

Hướng dẫn giải:

- Đọc lại văn bản Phòng tránh đuối nước - Nguyễn Trọng An

- Dựa vào các biện pháp phòng đuối nước trong văn bản và hiểu biết của cá nhân để viết bài tuyên truyền

- Có thể tham khảo những ý chính sau:

Nguyên nhân gây đuối nước:

  • Do bản tính hiếu động, tò mò còn đối với trẻ nhỏ
  • Tình trạng xây dựng các công trình, đào bới khai thác cát

Phòng tránh tai nạn đuối nước:

  • Không được phép bơi khi chưa xin phép bố mẹ
  • Không cho trẻ chơi gần bờ sông và các vật dụng chứa nước nguy hiểm

+ Xử lí khi gặp tai nạn đuối nước:

  • Hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu
  • Nhanh chóng đưa nạn nhân lên khỏi mặt nước

Lời giải chi tiết:

Kính thưa các thầy cô giáo, thưa toàn thể các em học sinh!

Hàng năm có rất nhiều tai nạn đuối nước xảy ra, cướp đi nhiều sinh mạng. Đặc biệt tỉ lệ tử vong do đuối nước ở lứa tuổi trẻ em là nhiều nhất. Tai nạn đuối nước thường xảy ra trong dịp hè do chủ quan không nghĩ tới hậu quả và những tai nạn thương tâm đáng tiếc cho bản thân gia đình và xã hội.

Đuối nước là một tai nạn bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng và khó lường trước được và gây ra những thương tổn thực thể trên cơ thể người và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là ở lứa tuổi học sinh.

Khi có sự xâm nhập đột ngột của nước hoặc chất dịch vào đường thở như: mũi, miệng , khí quản, phế quản, phổi. Nếu không được cấp cứu kịp thời nạn nhân có thể bị chết hoặc để lại di chứng rất nặng nề.

1. Nguyên nhân gây đuối nước:

- Đuối nước thường xảy ra ở lứa tuổi học sinh vì trẻ lớn tuổi do bản tính hiếu động, tò mò còn đối với trẻ nhỏ do tính thích nghịch nước hoặc do sự bất cẩn của gia đình.

- Do môi trường sống chung quanh cũng luôn luôn có những yếu tố nguy cơ rình rập gây nên tai nạn đuối nước cho trẻ em như chậu nước, chum vại, bể nước, giếng nước không có nắp đậy an toàn; sông, hồ, suối, ao nước không được rào chắn và có biển báo nguy hiểm. Tình trạng xây dựng các công trình, đào bới khai thác cát, đất đá tràn lan, sự vô ý thức của con người đã để lại các hố ao sâu gây nguy hiểm như hố vôi tôi, hố lấy đất làm gạch ngói, hố lấy cát, hố lấy nước tưới hoa màu không có hàng rào cũng là những nơi dễ gây nên tai nạn đuối nước.

- Tai nạn do đuối nước có thể xảy ra trong các trường hợp: ngạt nước, những người không biết bơi ngã xuống nước, lặn sâu dưới nước khi hết hơi không ngoi lên kịp bị ngạt; bơi quá mệt, cơ thể mất nhiệt do nước lạnh, bị chuột rút rồi ngất đi…

2. Phòng tránh tai nạn đuối nước:

- Không được phép bơi khi chưa xin phép bố mẹ.

- Không cho trẻ chơi gần bờ sông và các vật dụng chứa nước nguy hiểm

* Những nguyên tắc an toàn khi bơi:

+ Không nhảy cắm đầu ở những nơi không có chỉ dẫn

+ Không tắm, bơi ở những nơi có nước sâu, chảy xiết, xoáy và không có người lớn biết bơi và cứu đuối.

+ Không bơi khi trời đã tối, có sấm chớp, mưa.

+ Tuyệt đối tuân theo các bảng chỉ dẫn nguy hiểm.

+ Phải khởi động trước khi xuống nước.

+ Không ăn uống khi đang bơi để tránh sặc nước.

+ Không dùng các phao bơm hơi.

+ Không đi tắm bơi lội ở ao hồ một mình mà không có người lớn biết bơi đi, kèm.

+ Cần thực hiện nghiêm túc về an toàn giao thông đường thủy như: An toàn về phương tiện, có đầy đủ phao cứu sinh, áo phao, chở đúng số người quy định.

Không cho trẻ chơi gần bờ sông và các vật dụng chứa nước nguy hiểm

3. Xử lí khi gặp tai nạn đuối nước:

- Khi phát hiện thấy người bị rơi ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu mình không biết bơi.

- Nhanh chóng đưa nạn nhân lên khỏi mặt nước bằng cách đưa cánh tay, cây sào dài cho nạn nhân nắm, ném phao có buộc dây thừng và kéo nạn nhân lên bờ một cách an toàn. Có thể ném một sợi dây dài , chắc từ bờ để nạn nhân túm lấy được dây thừng và kéo nạn nhân vào bờ, hoặc cùng với mọi người vớt nạn nhân lên.

- Đặt nạn nhân nằm chỗ thoáng khí.

- Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát chuyển động của lồng ngực:

+ Nếu lồng ngực không chuyển động tức là nạn nhân ngưng thở, dùng miệng áp miệng thổi ngạt cho nạn nhân. Sau đó kiểm tra mạch cổ, mạch bẹn xem có đập không. Nếu không bắt được mạch tức là nạn nhân đã ngưng tim, đặt bàn tay phải ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa dưới xương ức. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt liên tục trên đường chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế.

+ Nếu nạn nhân còn thở được, hãy đặt nạn nhân nằm nghiêng một bên để chất nôn dễ thoát ra.

- Cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm cơ thể bằng cách đắp lên người nạn nhân tấm khăn khô và nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất

Qua bài tuyên truyền hôm nay cô hy vọng các em học sinh biết cách phòng tránh tai nạn thương tích, phòng chống đuối nước. Để cho các em có một có kỳ nghỉ hè thực sự vui vẻ, an toàn và bổ ích.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Phòng tránh đuối nước - Nguyễn Trọng An, các em cần:

+ Phân tích các phương pháp phòng đuối nước

+ Vận dụng kiến thức văn bản để bảo đảm an toàn cho bản thân và mọi người trước những tai nạn đuối nước

Soạn bài Phòng tránh đuối nước - Nguyễn Trọng An Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Qua bài tác phẩm Phòng tránh đuối nước - Nguyễn Trọng An người đọc được trang bị những kĩ năng cần thiết để bảo vệ bản thân trước những nguy cơ gây đuối nước. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Phòng tránh đuối nước - Nguyễn Trọng An Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Phòng tránh đuối nước - Nguyễn Trọng An Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Phòng tránh đuối nước - Nguyễn Trọng An là văn bản hữu dụng trong việc trau dồi kiến thức và kĩ năng về việc phòng ngừa nạn đuối nước thông qua các biện pháp cụ thể được tác giả đề xuất. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

---------------------(Đang cập nhật)---------------------

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF