OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học - Du Gia Huy - Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Bài giảng Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học Ngữ văn 7 Chân Trời Sáng Tạo được HỌC247 biên soạn ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu về các phương pháp ghi chép để nắm vững nội dung văn bản như phân vùng nội dung, học cách tìm nội d

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Văn bản: “Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học” được in trong chương 2: “Bí kíp ghi chép hiệu quả” NXB Kim Đồng, 2020.

b. Thể loại: 

- Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học thuộc thể loại văn bản thông tin.

c. Bố cục 

Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học có bố cục gồm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “chỉ khoanh một chỗ”: Lập ra quy tắc ghi chép: chia rõ các phần

- Phần 2: Tiếp đến “giữa các nội dung”: Học cách tìm nội dung chính

- Phần 3: Còn lại: Phân tích và đối chiếu: Thiết lập mối liên hệ giữa các trọng tâm bài học

d. Tóm tắt tác phẩm

Văn bản đã cung cấp cho chúng ta những cách ghi chép sao cho chỉ nhìn một lần là biết trọng tâm ở đâu. Đó là: Lập ra quy tắc ghi chép: chia rõ các phần; Học cách tìm nội dung chính; Phân tích và đối chiếu: Thiết lập mối liên hệ giữa các trọng tâm bài học. Nắm được những cách trên sẽ chúng ta ghi chép hiệu quả, dễ hiệu bài hơn.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Lập ra quy tắc ghi chép, chia rõ các phần

- Phân vùng:

+ Dùng phần lề trái (phần A tromg ảnh) để ghi lại trọng tâm nội dung bài học.

- Chia theo màu sắc:

+ Dùng bút màu ghi chép nội dung có ý nghĩa khác nhau

→ Chỉ nhìn một lần sẽ biết trọng tâm ở đâu

- Khoanh vùng trọng tâm:

+ Dùng bút màu hoặc các kí hiệu đặc biệt để đánh dấu nội dung quan trọng

→ Điều này giúp bạn có thể nhớ trọng tâm bài học ngay cả khi bạn không đủ thời gian chuẩn bị hoặc khó nhớ hết trọng tâm bài

* Mẹo giúp ghi chép để khi đọc là hiểu ngay:

- Gạch chân các câu, đoạn quan trọng trong một đoạn ghi chép dài.

- Trong đoạn văn đã gạch chân, chọn những từ ngữ cần nhấn mạnh bằng cách gạch chân thêm một đường hoặc tô màu bằng bút dạ quang.

- Có thể dùng kí hiệu phù hợp (dấu ngoặc kép chẳng hạn) đánh dấu phần trọng tâm.

- Dùng bút đỏ hoặc bút dạ quang khoanh lại điểm trọng tâm nhất (chỉ khoanh một chỗ).

1.2.2. Học cách tìm nội dung chính

* Để nắm bắt được nội dung chính của bài, ta cần:

- Tìm từ khóa và câu chủ đề: thường là những câu tô đậm, in hoa, câu mở đầu, kết thúc, …

- Đánh dấu những nội dung mà thầy cô nhấn mạnh “tầm quan trọng” hay giảng lại nhiều lần, rồi đọc lại sách giáo khoa và thảo luận với bạn, hỏi thầy cô để hiểu kĩ hơn

- Tự đặt câu hỏi và trả lời: Chúng ta nên tự đặt câu hỏi và trả lời để biết mình đã thực sự nắm được trọng tâm bài hay chưa

- Dùng sơ đồ tóm tắt lại những kiến thức đã học: Thông qua sơ đồ, ta có thể dễ dàng nhìn ra mối quan hệ giữa các nội dung

1.2.3. Phân tích và đối chiếu: Thiết lập mối liên hệ giữa các trọng tâm bài học

- Giải thích: Vì sách giáo khoa được thiết kế có hệ thống, kết cấu rõ ràng

- Ta cần:

+ Chú ý những đề mục được in đậm hay viết in hoa trong sách giáo khoa hoặc tự mình khái quát một đoạn nội dung thành vài chữ hoặc một câu, rồi ghi chú lên bảng

+ Trong vở ghi có thể sử dụng bút màu hoặc đường kẻ nối để thể hiện mối quan hệ giữa các chủ đề

→ Vậy chỉ cần đọc lướt qua là ta đã nắm được mấu chốt của văn bản.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

- Văn bản “Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học” cung cấp cho chúng ta những cách ghi chép hiệu quả, giúp ta hiểu bài dễ dàng hơn.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Bố cục văn bản rõ ràng

- Các đề mục kết hợp hiệu quả, rành mạch, dễ hiểu

- Lí lẽ, lập luận logic, thuyết phục

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy thuyết minh về phương pháp sơ đồ tư duy để học môn Ngữ văn hiệu quả.

Hướng dẫn giải:

Học bằng sơ đồ đang là phương pháp học tập phổ biến, hiện đại và được áp dụng ở rất nhiều môn học khác nhau

+ Để tạo được sơ đồ tư duy các bạn cần phải nắm chắc kiến thức nội dung chính của tác phẩm

Kiến thức được tiếp thu dễ dàng, giúp các bạn rèn luyện tư duy

Lời giải chi tiết:

Hiện nay, hiện tượng sợ học văn ngày càng trở nên phổ biến ở các bạn học sinh. Nhưng thực tế học văn không đáng sợ như vậy. Khi tìm được phương pháp học văn đúng đắn, chắc chắn sẽ khiến bạn thích thú bộ môn này. Sau đây tôi xin chia sẻ cách học văn bằng sơ đồ tư duy.

Học bằng sơ đồ đang là phương pháp học tập phổ biến, hiện đại và được áp dụng ở rất nhiều môn học khác nhau. Đây là cách học nhanh chóng, dễ dàng nhưng đem lại hiệu quả cao. Môn Văn cũng không nằm ngoài quy luật đó. Các bạn đừng nghĩ rằng môn văn hoa mĩ, lắm ý, nhiều lời thì không thể biến chúng thành các sơ đồ tư duy đơn giản dễ hiểu. Việc này hoàn toàn có thể làm được nếu các bạn có phương pháp học để tạo sơ đồ tư duy chính xác.

Trước hết, để tạo được sơ đồ tư duy các bạn cần phải nắm chắc kiến thức tác phẩm. Đây là khâu đầu tiên và quan trọng nhất để có thể hình thành được sơ đồ tư duy. Chúng ta hãy thử tưởng tượng khi bạn không nắm chắc kiến thức bắt tay vào lập sơ đồ sẽ lúng túng, không biết nên chia các phần ra sao, khi tạo xong sẽ thiếu phần này, phần kia. Vậy là sơ đồ tư duy đã thất bại ngay từ khâu đầu tiên. Nắm chắc kiến thức tác phẩm bằng cách mỗi văn bản các bạn nên đọc ba lần: lần một nắm được tinh thần chung của tác phẩm; lần hai nắm được nội dung, phân chia bố cục, ý chính; lần ba cảm nhận cái hay cái đẹp của văn bản. Các bạn nhớ nhé, chúng ta có thể tận dụng phần bài giảng của giáo viên trên lớp, kết hợp với việc đọc của bản thân để phân chia ý hợp lý.

Sau khi đã nắm được tinh thần bài học, nội dung chính của tác phẩm chúng ta hãy cùng bắt tay vào tạo sơ đồ duy. Bước đầu tiên xác định các từ khóa. Từ khóa là những từ chủ chốt, thâu tóm được nội dung chính. Vậy làm cách nào để chúng ta xác định đúng từ khóa trong nội dung văn bản. Các bạn hãy đọc kĩ văn bản, lọc từ ngữ chủ chốt, không thể thiếu trong đoạn văn, văn bản đó. Đây là bước vô cùng quan trọng, chỉ khi xác định đúng từ khóa thì các phần tiếp theo mới có thể triển khai hoàn hảo được. Chúng ta cần tự tạo lập thói quen tìm và ghi nhớ từ khóa của mỗi bài. Bởi từ khóa sẽ theo chúng ta trong suốt quá trình tạo lập sơ đồ tư duy.

Bước thứ hai, hãy lấy một tờ giấy lớn, bút màu, thật nhiều màu nhé, bởi sau khi chúng ta hoàn thành sơ đồ các bạn sẽ tạo ra một bức tranh vô cùng thú vị và đặc biệt đấy. Các bạn hãy vẽ chủ đề chính ở trung tâm tờ giấy trắng, bạn có thể lấy một chiếc bút màu nổi bật nhất mà bạn yêu thích để tô màu cho chủ đề trung tâm. Làm như vậy sẽ giúp các bạn dễ chú ý và nhìn nhận vấn đề nhanh chóng hơn. Các bạn lưu ý nên sử dụng giấy trắng không dòng kẻ và xoay ngang chúng ra nhé. Không có những dòng kẻ làm chúng ta phân tâm, cản trở tư duy, giấy ngang còn giúp các bạn thỏa sức sáng tạo nữa.

Xong bước thứ ba, bạn hãy tiếp tục dùng chiếc bút màu mực khác vẽ thêm các tiêu đề phụ cấp độ một. Các tiêu đề phụ này các bạn nên vẽ cách những khoảng trống bằng nhau, và kết nối với chủ đề trung tâm bằng một đường kẻ, để làm nổi bật các bạn cũng có thể ghi bằng các chữ in hoa nhé.

Sau khi đã xác định được các ý chính chúng ta sẽ triển khai các ý con của mỗi tiêu đề đó, mà thường vẫn được gọi là các nhánh cấp 2, cấp 3, hoặc nhiều hơn, phụ thuộc vào nội dung bài học ngắn hay dài của các bạn. Các bạn cũng cần lưu ý, ở các nhánh này cũng chỉ nên để các từ khóa, tránh làm sơ đồ trở nên rối rắm, khó hiểu. Màu sắc của nhánh cấp 2, cấp 3, nên để cùng màu với nhánh cấp 1, như vậy các bạn vừa tiện theo dõi, vừa khiến bức tranh không bị loạn bởi các màu sắc.

Vậy là chúng ta đã gần hoàn thành bức tranh sơ đồ tư duy. Bước cuối cùng để làm bức tranh đó thêm phần sinh động, hãy vận dụng sự khéo léo, tài năng hội họa của mình vẽ những hình thù đáng yêu khác nhau vào bức tranh đó. Những hình ảnh đó giúp bạn tiếp thu bài nhanh hơn, bởi cơ chế hoạt động của não bao giờ cũng hướng đến tiếp thu nhanh các hình ảnh.

Tạo lập sơ đồ tư duy không hề khó. Nếu lần đầu còn nhiều bỡ ngỡ, chỉ cần làm hai ba lần là các bạn đã thuần thục trong các thao tác để tạo lập sơ đồ. Trung bình mất khoảng bốn lăm phút cho mỗi sơ đồ tư duy cho mỗi bài học, thời gian có thể dài, ngắn khác nhau tùy thuộc vào độ dài và độ khó của bài học. Mặc dù phải bỏ thời gian và công sức nhưng cách học này lại hiệu quả hơn rất nhiều. Kiến thức được tiếp thu dễ dàng, giúp các bạn rèn luyện tư duy, đồng thời trong quá trình tạo sơ đồ các bạn còn được thể hiện tài năng hội họa của mình, đó cũng là một cách giải trí hữu hiệu.

Không có gì khó, chỉ là bạn dành bao nhiêu thời gian, công sức cho nó mà thôi. Khi bạn có quyết tâm và ý thức học tập thì không chỉ môn Văn mà bất cứ môn học nào khác cũng sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Học văn bằng sơ đồ tư duy là một trong rất nhiều phương pháp học tập hiện đại. Hãy áp dụng để thấy được những kết quả ngoài mong đợi nhé.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học - Du Gia Huy, các em cần:

+ Phân tích các phương pháp ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

+ Vận dụng kiến thức văn bản để cải thiện cách ghi chép của bản thân

Soạn bài Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học - Du Gia Huy Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Qua bài tác phẩm Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học - Du Gia Huy giúp người đọc mở rộng kiến thức về các phương pháp ghi chép để nắm nội dung bài học hiệu quả. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học - Du Gia Huy Bằng Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học - Du Gia Huy Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Tác phẩm Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học là văn bản thông tin nhằm cung cấp cho người đọc những kiến thức hữu ích trong việc ghi chép các nội dung văn bản. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

---------------------(Đang cập nhật)---------------------

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF