OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nói với con - Y Phương - Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Bài Nói với con bày tỏ tình yêu thương sâu nặng mà người cha dành cho con trong từng bước đi, từng bài học đầu đời. Qua đó, thể hiện tình yêu quê hương và niềm tự hào về mảnh đất quê hương của tác giả. Bài học Nói với con - Y Phương thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây sẽ giúp các em hiểu hơn về văn bản. Đồng thời, bồi đắp tình yêu thương với những người thân trong gia đình. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Y Phương

a. Tiểu sử

Chân dung tác giả Y Phương

- Y Phương (sinh năm 1948) tên thật là Hứa Vĩnh Sước

- Quê quán: Trùng Khánh - Cao Bằng, ông là người dân tộc Tày.

- Ông nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại sở văn hóa và thông tin tỉnh Cao Bằng.

- Năm 1993 là chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng.

b. Sự nghiệp văn học

- Tác phẩm chính: “Người hoa núi”, “Lời chúc”, “Đàn then”…

- Phong cách nghệ thuật: Thơ ông thể hiện tâm hồn mạnh mẽ, chân thực và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi, mang đậm bản sắc vùng cao.

- Năm 2007 ông được nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Đây quả là một giải thưởng cao quý rất xứng đáng với những gì ông đã cống hiến cho nền văn học nước nhà.

1.1.2. Tác phẩm Nói với con

a. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được viết năm 1980, khi con gái của ông mới 1 tuổi, khi đó kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn.

b. Bố cục 

- Phần 1: khổ thơ đầu: Lời của người cha dạy cho con mình nhớ về cội nguồn sinh dưỡng gia đình, quê hương.

- Phần 2: còn lại: Người cha nhắc con tự hào về truyền thống, sức sống của quê hương.

c. Thể loại: Thơ tự do.

d. Tóm tắt nội dung văn bản

Bài thơ là lời tâm tình của cha giành cho con gái về quê hương của mình. Cũng là lời nói của tác giả với chính mình và thế hệ mai sau.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Hình ảnh quê hương

- Người con luôn được sống trong tình thương sự bảo bọc của cha mẹ:

+ Chân phải bước tới cha: cha vẫn sẽ luôn là người dìu dắt, là chỗ dựa vững chắc cho con

+ Chân trái bước tới mẹ: mẹ là người luôn yêu thương, nâng đỡ, dìu dắt, bảo vệ đứa con nhỏ của mình

- Người con dần trưởng thành từ cuộc sống lao động, thiên nhiên đẹp đẽ, thấm đượm tình cảm của quê hương:

+ Người đồng mình yêu lắm

+ Đan lờ cài nan hoa

+ Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng

- Sự cần cù trong lao động, sự gắn bó, quấn quýt giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên là nguồn cội nuôi dưỡng con người

→ Cha mẹ luôn che chở, bảo bọc con, quê hương nuôi con khôn lớn.

- Người cha còn nói cho con biết về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình"

+  Giàu tình cảm, tình yêu thương

+  Sống tự nhiên, mạnh mẽ, bền bỉ

+  Có niềm tự hào, kiêu hãnh

+ Mộc mạc, chân chất, và sống luôn đoàn kết bao bọc, chở che nhau

→ Những nét đẹp truyền thống của dân tộc được người cha kể lại cho con mình nghe, với giọng kể đầy tự hào.

1.2.2. Lời của người cha dạy cho con

- Người cha nhắc nhở con phải giữ gìn truyền thống của người "đồng mình", luôn tự tin, yêu thương và sống trách nhiệm

- Nhắc nhở con phải sống tình cảm yêu quê hương

- Phải sống đoàn kết, cần cù lao động

- Luôn ghi nhớ về cội nguồn của mình 

→ Bài học cha dạy cho con có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Mong sau này con mình trở thành người tốt, luôn yêu thương, và giữ gìn truyền thống dân tộc.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Văn bản thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương và dân tộc. Đồng thời gợi nhăc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên cuộc sống.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Thể thơ tự do, các hình ảnh thơ đẹp, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc,…

- Nhịp điệu lúc nhẹ nhàng bay bổng, khi khúc chiết rành rột, lúc mạnh mẽ âm vang

- Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa

- Hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình cảm cha con qua bài thơ Nói với conSGK Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức.

Hướng dẫn giải:

- Đọc lại văn bản Nói với con, SGK Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

- Tìm hiểu về tình cảm cha con qua bài thơ qua sách báo, internet

- Kết hợp hiểu biết bản thân viết đoạn văn:

Bài thơ Nói với con đã mượn lời của người cha nói với con mình

Tình cảm của người cha dành cho con rất thiết tha, trìu mến

Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con là niềm tự hào và niềm tin khi bước vào đời

+ ...

Lời giải chi tiết:

Bài thơ Nói với con đã mượn lời của người cha nói với con mình, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, bền bỉ của những người dân quê hương mình. Nhà thơ đã mở rộng từ tình cảm gia đình ra thành tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống. Tình cảm của người cha dành cho con rất thiết tha, trìu mến. Tình cảm này bộc lộ một cách vừa tự nhiên vừa chân thực qua những lời nhắn gửi của cha cho. Điều lớn nhất người cha đã truyền dạy cho con chính là sự tin tưởng vào bản thân và lòng tự hào với truyền thống của quê hương. Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời. Từ lời nói với con, ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Những bài học mà người cha trong bài thơ Nói với con có lẽ là những bài học mà bất kỳ người cha nào cũng muốn dạy cho con mình. Và những bài học giản dị, mộc mạc đó có lẽ sẽ theo con suốt trên chặng đường đời, bài học của cha - bài học đầy ý nghĩa sâu sắc.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Nói với con - Y Phương, các em cần:

+ Phân tích được hình ảnh quê hương của người cha

+ Phân tích được lời của người cha dạy cho con

+ Hiểu ý nghĩa của văn bản

Soạn bài Nói với con - Y Phương Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Văn bản Nói với con - Y Phương thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng như niềm tự hào với công sức bền bỉ, mạnh mẽ của dân tộc qua lời nói với con của một người cha. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Nói với con - Y Phương Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Nói với con - Y Phương Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Qua bài Nói với con, tác giả Y Phương đã mang đến cho người đọc những trải nghiệm về tình cảm gia đình ấm cúng. Đồng thời ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF