OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất - Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Xin gửi đến các em nội dung lí thuyết bài Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây đã được HOC247 biên soạn kĩ càng. Đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các em học sinh tìm hiểu về nội dung và ý nghĩa của từng câu tục ngữ về kinh nghiệm lao động sản xuất được cha ông ta đúc kết từ quá trình làm việc hằng ngày. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất được in trong Kho tàng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kính (CB), NXB Văn hóa thông tin, 2002, Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2016.

b. Thể loại: 

- Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất thuộc thể loại tục ngữ.

c. Bố cục 

Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất có bố cục gồm 6 phần:

- Phần 1: Câu tục ngữ số 1

- Phần 2: Câu tục ngữ số 2

- Phần 3: Câu tục ngữ số 3

- Phần 4: Câu tục ngữ số 4

- Phần 5: Câu tục ngữ số 5

- Phần 6: Câu tục ngữ số 6

d. Tóm tắt tác phẩm

Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất là những câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết, truyền cho con cháu sau này về lao động, sản xuất. Chúng ta cần ghi nhớ sự quan trọng của đất, của phân bón khi trồng lúa, thời tiết, nên gieo mạ, trồng khoai ở ruộng nào, … để lao động sản xuất thu được kết quả tốt.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Câu tục ngữ số 1

“Tấc đất tấc vàng”

- Giải thích:

+ “tấc” là đơn vị đo lường người xưa thường sử dụng.

+ “đất” là chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề mặt Trái Đất, tạo thành khoảng không gian có thể dùng để con người sinh sống hoặc sản xuất

+ “vàng” chính một kim loại quý giá, có giá trị kinh tế rất cao.

→ So sánh “tấc đất” với “tấc vàng” để thấy được tầm quan trọng của đất đai. 

Từ đó, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để tăng gia sản xuất ra những thực phẩm có ích cho con người.

1.2.2. Câu tục ngữ số 2

“Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”

- Nghĩa đen: 

+ Con người được mọi người cho là đẹp khi trên mình khoác vào chiếc áo được may từ tấm lụa đắt tiền, sang trọng. 

+ “Lúa tốt vì phân”, nhờ có phân bón mà lúa mới tốt. Trồng lúa thì không thể thiếu phân bón, phân bón góp một phần lớn giúp cho việc thu hoạch mùa màng bội thu.

- Nghĩa bóng: 

+ Câu tục ngữ tuy muốn nói về cái đẹp ngoại hình của con người nhưng lại chú trọng việc đề cao cách ăn mặc. 

+ Cách ăn mặc tạo nên vẻ đẹp bề ngoài hào nhoáng hay trang nghiêm, hoặc giản dị nhưng tựu chung lại đều nói về cái đẹp ngoại hình.

→ Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân. Nhiều khi muốn đánh giá tính cách một con người, ta chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp…Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết là rất quan trọng.

1.2.3. Câu tục ngữ số 3

“Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa”

- Giải thích: 

+ Nhai kĩ no lâu: Nhai kĩ thì thức ăn sẽ tạo thành các viên nhỏ, làm tăng lượng thức ăn đưa xuống dạ dày nên no lâu. 

+ Cày sâu tốt lúa:Cày sâu thì đất được xới kĩ, tốt cho lúa

→ Câu tục ngữ trên đúc kết kinh nghiệm là: Trong cuộc sống này, con người dù làm việc gì, cũng phải làm thật cẩn thận, làm kỹ càng để công việc thu lại được tốt đẹp. Và làm gì ta cũng phải nghĩ đến hậu quả, để từ đó suy xét mà làm cho tốt. 

1.2.4. Câu tục ngữ số 4

“Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen”

- Giải thích:

+ Ruộng lạ: ruộng trồng đổi vụ, vụ này trồng lúa thì vụ sau trồng khoai và ngược lại 

+ Ruộng quen: ruộng không đổi vụ, quanh năm chỉ để gieo mạ

→ Câu tục ngữ trên chỉ một kinh nghiệm trồng trọt: khoai trồng ruộng lạ mới tốt, nhưng mạ thì phải gieo ở ruộng quen mới tốt. Nếu gieo cây đúng mùa vụ, biết đặc tính của cây thì năng suất của nó tốt hơn, người nông dân sẽ có mùa màng bội thu.

1.2.5. Câu tục ngữ số 5

“ Mưa tháng Tư hư đất, mưa tháng Ba hoa đất”

- Giải thích:

+ “mưa tháng Ba hoa đất”: thường thì đến tháng ba âm lịch hoa màu rất cần nước nên cơn mưa lúc này rất có ích cho hoa màu

+ “Mưa tháng Tư hư đất” : đến tháng tư cây trồng đang trong quá trình phát triển ít cần nước nên những cơn mưa lớn tháng tư sẽ làm hư đất, hư cây trồng.

→ Câu tục ngữ này là kinh nghiệm trong trồng trọt được ông cha ta đúc kết lại: Tháng ba nắng hạn, nếu có mưa sẽ làm cho ruộng đồng được tươi tốt mùa màng bội thu. Còn tháng 4 là thời kỳ thu hoạch nếu mưa nhiều quá sẽ làm cho cây cối ngập úng chết hết.

1.2.6. Câu tục ngữ số 6

“Lúa chiêm nép ở đầu bờ,

Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên”

- Giải thích: Sấm và những trận mưa đầu mùa hè đem lại cho lúa chiêm nhiều đạm và nước. Vì vậy lúa sẽ tốt lên nhanh chóng, trổ bông đều.

→ Câu tục ngữ này là kinh nghiệm trong trồng trọt được ông cha ta đúc kết lại: Lúa sẽ phát triển tốt nhờ sấm và những trận mưa đầu hè.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

- Văn bản: Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất là những câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết, truyền cho con cháu sau này về lao động, sản xuất.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Tục ngữ ngắn gọn, có nhịp điệu, hình ảnh sinh động, dễ nhớ, dễ thuộc.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Từ văn bản Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất, SGK Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo, hãy viết đoạn văn phân tích câu tục ngữ mà em thấy hay nhất.

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào nội dung văn bản trên và hiểu biết của cá nhân về câu tục ngữ mà em chọn

- Rút ra nội dung chính của câu tục ngữ và phát triển thành đoạn văn

Lời giải chi tiết:

Phân tích câu tục ngữ "Tấc đất, tấc vàng"

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Bởi vậy mà ông cha ta có câu: “Tấc đất tấc vàng” như một lời nhắc nhở con cháu phải biết coi trọng và giữ gìn đất đai. Đầu tiên, “tấc” là một đơn vị dùng để đo lường, “đất” hiểu đơn giản là chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề mặt Trái Đất, tạo thành khoảng không gian có thể dùng để con người sinh sống hoặc sản xuất. Còn “vàng” chính một kim loại quý giá, có giá trị kinh tế rất cao. Ông cha ta đã so sánh “tấc đất” với “tấc vàng” để cho thấy tầm quan trọng, cũng như sự quý giá của đất đai. Và từ đó, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người cần phải quý trọng, bảo vệ đất đai. Đất đai chính là nơi để con người xây dựng nhà cửa. Không chỉ vậy, đất đai còn là nơi để trồng trọt, chăn nuôi tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ cuộc sống hằng ngày. V ới một quốc gia, đất đai chính là một phần thuộc về chủ quyền lãnh thổ - điều bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc. Điều đó đã được chứng minh trong lịch sử. Dân tộc Việt Nam đã qua những cuộc đấu tranh, từ kẻ thù phương Bắc đến thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Rất nhiều người đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất của quê hương. Con người Việt Nam đã sống đúng với lời căn dặn trong di chúc của vua Trần Nhân Tông: “Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”. Hiểu được tầm quan trọng của đất đai, chúng ta cần phải chung tay bảo vệ và giữ gìn: sử dụng đất đai một cách hợp lý; tránh sử dụng các chất hóa học trong sản xuất gây ô nhiễm nguồn đất; không để đất bị cằn cỗi, bạc màu… Như vậy, câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” đã cho thấy được tầm quan trọng của đất đai. Mỗi người hãy có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên quý giá này.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất, các em cần:

+ Phân tích được nội dung của các câu tục ngữ về kinh nghiệm lao động sản xuất

+ Vận dụng viết bài văn phân tích nội dung, ý nghĩa những câu tục ngữ về kinh nghiệm lao động sản xuất

Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất là văn bản tổng hợp những câu tục ngữ hữu ích cho quá trình lao động, sản xuất hằng ngày của con người. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất nhằm giúp người đọc hiểu hơn về những kinh nghiệm được cha ông ta sử dụng trong công việc hằng ngày. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

---------------------(Đang cập nhật)---------------------

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF