OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội - Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói con người và xã hội. Để có thêm nhiều kiến thức bổ ích về nội dung và ý nghĩa của một số câu tục ngữ chủ đề trên, HOC247 mời các em cùng tham khảo bài giảng Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây. Đồng thời, các bài tập minh họa giúp các em học sinh củng cố lại kiến thức bài giảng. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội được in trong Kho tàng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên), NXB Văn hóa Thông tin, 2002, Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2016.

b. Thể loại: 

- Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội thuộc thể loại tục ngữ.

c. Bố cục 

Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội có bố cục gồm 9 phần:

- Phần 1: Câu tục ngữ số 1

- Phần 2: Câu tục ngữ số 2

- Phần 3: Câu tục ngữ số 3

- Phần 4: Câu tục ngữ số 4

- Phần 5: Câu tục ngữ số 5

- Phần 6: Câu tục ngữ số 6

- Phần 7: Câu tục ngữ số 7

- Phần 8: Câu tục ngữ số 8

- Phần 9: Câu tục ngữ số 9

d. Tóm tắt tác phẩm

Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội là những câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết, truyền cho con cháu sau này về con người, xã hội. Đó là những điều: Sống có đức thì sẽ gặp điều tốt lành, cần biết ơn người đã giúp đỡ ta, cần nhớ ơn thầy cô, học tập bạn bè cũng là điều cần thiết trong cuộc sống, không nản lòng khi gặp khó khăn, cần kiên trì trong cuộc sống.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Câu tục ngữ số 1

“Ở hiền gặp lành”

- Giải thích:

+ Ở hiền gặp lành” là sự ứng xử, hành động của mình đối với người khác. 

+  “Ở hiền” nghĩa là trong cuộc sống con người ăn ở hiền lành, không làm hại người xung quanh. 

+ “Gặp lành” có nghĩa là trong cuộc sống con gặp những điều may mắn, những điều tốt lành. Khi gặp những điều xấu, được hóa giải từ điều xấu sang điều may mắn, an lành. 

+ “Ở hiền gặp lành” được hiểu theo nghĩa bóng đó là những người có cách sống hiền lành đúng với luân thường đạo lý sẽ gặp những điều tốt trong cuộc sống.

-  Nếu ta tốt bụng, ăn ở tử tế, bao giờ cũng sẵn sàng giúp đỡ người khác thì cuộc sống của ta sẽ được đền bù xứng đáng, những điều tốt lành sẽ đến với ta.

- Chúng ta mong cho tất cả những người ở hiền đều gặp lành. Mỗi chúng ta không những cần hướng thiện mà còn phải kiên trì đấu tranh cho cái thiện.

→ Câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành” khuyến khích chúng ta sống theo lòng nhân ái. Đó là một phương châm xử thế tích cực, dù có khi tạm thời cái tiêu cực đang lấn át, người lương thiện bị thua thiệt.

1.2.2. Câu tục ngữ số 2

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

- Giải thích:

+ Nghĩa đen: Khi được ăn quả ngọt, cần nhớ đến người trồng cây, chăm sóc để tạo ra chúng.

+ Nghĩa bóng: Nhắc nhở con người phải có lòng biết ơn, có nhớ đến người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn hoạn nạn.

- Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn ghi nhớ công ơn thế hệ đi trước - những người có công ơn xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. Đó cũng là lời nhắn nhủ của ông cha với con cháu ngày hôm nay, khi được hưởng bất cứ thành quả nào cũng cần nhớ đến người đã làm ra nó.

→ Câu tục ngữ đã khuyên nhủ con người về bài học của sự biết ơn. Đây là một nét truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

1.2.3. Câu tục ngữ số 3

“Không thầy đố mày làm nên”

- Giải thích:

+ “Làm nên” ở đây có nghĩa là có được công danh, sự nghiệp, thành đạt.

+ Nếu không có người thầy dạy dỗ thì người học trò không thể nào thành đạt được.

- Đây là lời giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ: 

+ Biết ơn thầy, yêu kính thầy là nghĩa vụ, bổn phận thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Đó là tình cảm không thể thiếu được ở mỗi chúng ta

→ Câu tục ngữ như một lời thách thức “đố mày” đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy đối với sự thành đạt của người học trò.

1.2.4. Câu tục ngữ số 4

“Học thầy không tày học bạn”

- Giải thích:

+ Nghĩa đen của câu tục ngữ trên có nghĩa là trong nhiều trường hợp thì học từ thầy chưa chắc đã hiệu quả bằng học từ bạn bè. 

+ Nhiều người sẽ nhầm tưởng rằng câu tục ngữ nhằm hạ thấp vị trí, vai trò của người thầy. 

+ Tuy nhiên, câu tục ngữ không hề có ý định hạ thấp hay xem nhẹ vai trò của người thầy mà muốn khẳng định ngoài học tập từ thầy cô chúng ta còn có thể học từ bạn bè xung quanh để mở rộng phạm vi kiến thức, phát huy những tri thức thực tế của bản thân để hoàn thiện mình.

→ Qua câu tục ngữ đã cho ta thấy cái nhìn về phương pháp học tập không chỉ ở thầy cô mà còn ở ngay chính bạn bè của mình. 

Bên cạnh việc học tập trong sách vở, học từ thầy cô thì chúng ta còn cần mở rộng phạm vi và đối tượng để có thể tiếp thu được nhiều kiến thức, kỹ năng nhất, phục vụ cho đời sống.

1.2.5. Câu tục ngữ số 5

“Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”

- Giải thích:

+ “Sóng cả” là sóng lớn, sóng to. 

+ “Ngã tay chèo” là chèo không vững, đuối sức, đuối tay không chống nổi sóng gió.

+ Lấy chuyện chèo thuyền trên sông biển nếu gặp bão tố, thì phải chắc tay chèo đưa thuyền vượt lên. 

+ Nếu đuối sức, chèo không vững, thì gặp nạn, thuyền đắm sẽ mất người mất của.

→ Câu tục ngữ: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” khuyên ta phải quyết tâm  vững vàng, không nản lòng khi gặp khó khăn, quyết tâm gắng sức giành thắng lợi.

1.2.6. Câu tục ngữ số 6

“Có công mài sắt, có ngày nên kim”

- Giải thích: 

+ Nghĩa đen: “sắt” thường là những thanh sắt lớn dài, bề ngoài sần sùi, xấu xí và lại vô cùng cứng rắn. Còn “kim” lại là một vật vô cùng nhỏ bé, sáng bóng, nhẵn nhụi, dùng để may vá quần áo. Nếu chúng ta biết cố gắng, biết nỗ lực kiên trì, thì chắc chắn một ngày nào đó, chúng ta sẽ mài được chiếc kim nhỏ bé, sáng đẹp từ một khối sắt xấu xí.

+ Nghĩa bóng: Sắt” chính những thử thách, những khó khăn trong cuộc sống, trong công việc, học tập mà chúng ta gặp phải trên con đường thực hiện lý tưởng, cũng như mơ ước nguyện vọng của mình. 

Còn “kim” chính là kết quả, là ước mơ, nguyện vọng của mình, điều mà mình cần đạt tới, mong muốn đạt tới trong cuộc sống.

→ “Có công mài sắt có ngày nên kim” muốn khuyên răn chúng ta khi làm bất cứ việc gì cũng nên đặt vào đó sự quyết tâm cũng như lòng kiên trì thì ta mới đạt được thành công như ý nguyện

1.2.7. Câu tục ngữ số 7

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Giải thích:

- Nghĩa đen: Nếu chỉ có một cái cây nhỏ bé thì sẽ không làm nên khu rừng rộng lớn.

- Nghĩa bóng:

+ “Một cây”: chỉ sự tồn tại riêng lẻ, đơn độc

+ “Ba cây”: chỉ một tập thể to lớn

+ “chụm lại”: sự đoàn kết, hợp nhất một lòng

+ “núi cao”: đích đến, thành công hay thắng lợi

→ Như vậy, câu tục ngữ trên đề cao vai trò của sự đoàn kết trong cuộc sống.

→ Bài học: 

- Con người cần thấy được vai trò của sự đoàn kết.

- Từ đó, chúng ta cũng cần ý thức trách nhiệm cá nhân đối với cộng đồng.

1.2.8. Câu tục ngữ số 8

“Thuận bè thuận bạn tát cạn biển Đông”

- Giải thích:

Nghĩa đen: 

+ “thuận” chỉ ra cùng một phía, một hướng, nói đến cùng một hướng, và song song với nhau hướng về một điểm

+ "Biển Đông": Vùng biển nằm ở phía Đông của đất nước, là vùng biển rộng, giàu tài nguyên, tiếp giáp với Thái Bình Dương - một trong bốn đại dương của thế giới.

Nghĩa bóng:

+ "Thuận": Chỉ sự đồng lòng, thống nhất trong ý kiến và suy nghĩ 

+ "Biển Đông": Những khó khăn, thử thách xuất hiện trong tình bạn

→ Tình bạn là thứ vô cùng quý giá, phải biết trân trọng tình bạn thì tình bạn mới bền lâu, có bạn bè đồng lòng thì cũng có thể tát cạn cả biển Đông.

1.2.9. Câu tục ngữ số 9

“Mất của dễ tìm

Mất lòng khó kiếm”

- Giải thích:

+ “Mất của dễ tìm”: Nếu mất đi của cải, tiền bạc, tài sản ta có thể làm lụng chăm chỉ để kiếm lại được

+ “Mất lòng khó kiếm”: Nếu đã làm mất lòng người khác, rất khó để lấy lại được tình cảm từ người đó với ta

→ Câu tục ngữ khuyên chúng ta nên sống đúng mực, hài hòa, đối xử tốt với mọi người xung quanh, không nên làm mọi người buồn vì ta

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

- Văn bản: Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội là những câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết, truyền cho con cháu sau này về con người, xã hội.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Tục ngữ ngắn gọn, có nhịp điệu, hình ảnh sinh động, dễ nhớ, dễ thuộc.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Từ văn bản Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội, SGK Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo, hãy viết đoạn văn phân tích câu tục ngữ mà em thấy hay nhất.

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào nội dung văn bản trên và hiểu biết của cá nhân về câu tục ngữ mà em chọn

- Rút ra nội dung chính của câu tục ngữ và phát triển thành đoạn văn

Lời giải chi tiết:

Chọn câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

Hành trình bước đến thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng. Bởi vậy mà ông cha ta đã để lại lời khuyên vô cùng quý giá qua câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Ở đây, người đọc có thể hiểu theo nghĩa đen và nghĩa bóng. Xét về nghĩa đen câu tục ngữ nói đến một hành động có trong thực tế. Từ những thanh sắt to lớn, người thợ rèn có thể tạo ra chiếc kim nhỏ bé, sắc bén. Còn xét về nghĩa bóng, câu tục ngữ khuyên nhủ chúng ta hãy luôn kiên trì rèn luyện, không ngại dấn thân để vượt qua thử thách. Từ đó, mỗi người sẽ đạt được những thành công mà mình mong muốn. Cuộc sống là một hành trình dài vô tận. Trong hành trình đó, mỗi người đều có những ước mơ của riêng mình. Và để tiến đến ước mơ đó sẽ phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách. Bởi vậy, chỉ có kiên trì đối mặt, không ngại khó khăn thì chúng ta mới có thể vượt qua được những thử thách đó. Ta có thể bắt gặp trong cuộc sống rất những tấm gương đáng quý. Đó có thể là những chàng trai, cô gái sinh viên mới ra trường. Nhưng họ đã không ngại khó khăn sáng lập ra những dự án với ước mơ đem lại lợi ích cho cộng đồng. Những doanh nghiệp trẻ sáng tạo ra những sản phẩm được bạn bè quốc tế đón nhận, ước mơ của họ là có thể vươn tầm doanh nghiệp của Việt Nam ra biển lớn. Hay trong lĩnh vực thể thao, chắc không ai quên được hình ảnh những cầu thủ trẻ của đội tuyển U23 Việt Nam - họ đã chiến đấu và ghi tên mình vào ngôi vị Á quân U23 châu Á. Trong mỗi cầu thủ trẻ không chỉ có tình yêu với bóng đá, màu cơ sắc áo của dân tộc mà còn là ước mơ mãnh liệt đưa bóng đá Việt Nam ngày càng phát triển hơn. Nhờ có vậy mà họ vẫn luôn kiên trì không ngừng, rèn luyện từng giờ từng phút để có thể thực hiện được ước mơ của mình. Bản thân một học sinh như tôi, sự kiên trì trong học tập, rèn luyện phẩm chất là vô cùng cần thiết. Chỉ có như vậy, mỗi học sinh mới xứng đáng với danh hiệu chủ nhân tương lai của đất nước. Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” đã để lại một lời khuyên có giá trị cho con người. Mỗi chúng ta hãy coi đây là một bài học quý giá mà chúng ta cần phải ghi nhớ.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội, các em cần:

+ Phân tích được nội dung của các câu tục ngữ về kinh nghiệm con người và xã hội

+ Vận dụng viết bài văn phân tích nội dung, ý nghĩa những câu tục ngữ kinh nghiệm về con người và xã hội

Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất đã giúp người đọc có những bài học quý giá về con người và xã hội, từ đó có cách ứng xử khôn khéo hơn. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội là văn bản tổng hợp những câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm của cha ông ta qua quá trình sinh hoạt và lao động về xã hội, con người. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

---------------------(Đang cập nhật)---------------------

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF