OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nhật trình Sol 6 - En-di Uya - Ngữ văn 7 Tập 1 Cánh Diều


Cùng HOC247 tham khảo nội dung bài giảng Nhật trình Sol 6 thuộc sách Ngữ văn 7 Cánh Diều dưới đây. Bài học bao gồm những kiến thức trọng tâm về tác giả En-di Uya, sự bình tĩnh, thông minh và cách vượt qua nguy hiểm của nhà phi hành gia Mác Oát–ni trước sự cố bất ngờ. Đặc biệt, bài tập minh hoạ có lời giải chi tiết sẽ giúp các em củng cố và ôn tập kiến thức hiệu quả. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả En-di Uya

- Andy Weir sinh ngày 16-6-1972 (49 tuổi), sinh ra tại Bang California, Mỹ.

- Andy Weir vốn là một lập trình viên máy tính người Mỹ làm việc tại một phòng thí nghiệm quốc gia. Nhưng với niềm đam mê khoa học vũ trụ, ông đã quyết định viết tác phẩm Người về từ sao Hỏa (tựa gốc: The Martian ).

- Tác phẩm của Weir trở nên thành công ngoài mong đợi, và ngay lập tức thu hút sự chú ý của các nhà xuất bản lớn trên thế giới.

1.1.2. Tác phẩm Nhật trình Sol 6

a. Xuất xứ

- Văn bản Sol 6 được trích từ cuốn tiểu thuyết “Người về từ Sao Hỏa” là một trong những tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nổi bật

- Người về từ Sao Hỏa kể về Mark Watney, một phi hành gia trên Sao Hỏa. Trong một trận bão, đồng đội để lạc mất anh. Vì tưởng anh đã chết, họ rời đi mà không có anh. Bất ngờ thay, Watney vẫn xoay xở sống sót được sau trận bão đó. Vấn đề là bây giờ anh không còn tàu để mà về nữa. Phải rất lâu sau mới có chuyến tàu khác lên đây, trong khi anh thì không có cách nào liên hệ với Trái Đất hay con tàu vừa rời đi, không có nhu yếu phẩm, và nguồn ôxi thì đang cạn dần. Truyện xoay quanh hành trình sinh tồn của Watney và những nỗ lực của NASA trong việc đưa anh về lại Trái Đất.

b. Thể loại: 

- Tiểu thuyết.

c. Bố cục 

Chia văn bản thành 2 đoạn

- Đoạn 1: Từ đầu đến “tình trạng này quá lâu”: Phi hành gia Mác Oát – ni gặp phải sự cố trong chuyến du hành lên Sao Hỏa

- Đoạn 2: Còn lại: Sự tuyệt vọng của anh khi biết mình bị bỏ lại trên Sao Hỏa

d. Tóm tắt tác phẩm

Đoạn trích là sự tuyệt vọng của phi hành gia Mác Oát – ni khi nhận ra mình bị mắc kẹt trên Sao Hỏa do một sự cố không mong muốn và mất tín hiệu với Trái Đất. Anh ta đã rất cố gắng tự chữa vết thương cho mình và tìm cách duy trì cuộc sống.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Hoàn cảnh của nhân vật “tôi”

- Đoàn phi hành gia không may mắn khi gặp phải một trận bão cát ác liệt trên Sao Hỏa trong chuyến du hành

- Họ buộc phải dừng nhiệm vụ và trở về chiếc MAV

- Những phi hành gia phải đi ra ngoài trong cơn bão gió từ căn Háp đến chiếc MAV

- Nhân vật “tôi” thật không may mắn khi bị chiếc ăng ten dài mỏng đâm thẳng vào người và bị hút vào cơn gió lốc

Nhân vật “tôi” bị hút vào cơn gió lốc rơi xuống núi

→ Hoàn cảnh hiểm nguy, trớ trêu xảy ra với nhân vật “tôi”

1.2.2. Cách đối diện với thử thách của nhân vật “tôi”

a. Tuyệt vọng

- Nghĩ đến cái chết và mong chết đi cho rồi: “Tiếng bíp bíp đều đặn đáng ghét cuối cùng cũng kéo tôi tỉnh lại từ khao khát mãnh liệt sâu sắc rằng xin được chết đi cho rồi”, “vì sao tôi chưa chết, chết nữa, chết mãi đi cho rồi”

b. Gắng gượng tìm lấy sự sống

- Tự sửa chữa bộ đồ phi hành của mình

- Tự băng bó lại vết thương

- Bình thản chờ đợi kết cục

→ Hoàn cảnh trớ trêu của nhân vật “tôi” từ đó thấy được những hiểm nguy, vất vả, gian nan của nghề phi hành gia

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

- Văn bản như một câu hỏi gợi mở: nếu có người mắc kẹt trên Sao Hỏa, liệu chúng ta có đưa anh ta quay về Trái Đất an toàn được không? Văn bản ca ngợi sự bình tĩnh, thông minh của nhà phi hành gia Mác Oát – ni trước những sự cố bất ngờ.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Nghệ thuật dựng cảnh độc đáo

- Xây dựng tình huống truyện hấp dẫn

- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện để nhân vật bộc lộ phẩm chất tính cách của mình

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Thông qua văn bản Nhật trình Sol 6 , SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Cánh Diều, em hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận về nghị lực sống.

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ bài Chất làm gỉ - Rây Brét-bơ-ry, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Cánh Diều

- Kết hợp trải nghiệm, hiểu biết của bản thân để nêu cảm nhận về hòa bình, có thể tham khảo các nội dung chính sau:

Ý chí nghị lực là bệ phóng đưa con người đến với thành công

Khó khăn cho ta kinh nghiệm; nghịch cảnh cho ta môi trường để rèn luyện bản lĩnh

Thế hệ trẻ hôm nay cần nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước

Lời giải chi tiết:

Ý chí nghị lực là bệ phóng đưa con người đến với thành công. Nghị lực, ý chí chính là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống của mỗi con người. Hãy nhìn xem, xung quanh ta là nghịch cảnh bủa vây, luôn chực chờ để xô ta ngã. Nhưng có ý chí, nghị lực tay lái vững vàng trước thử thách phong ba. Khó khăn cho ta kinh nghiệm; nghịch cảnh cho ta môi trường để rèn luyện bản lĩnh. Và qua khó khăn đó ý chí nghị lực được hình thành, tôi luyện và trở thành bộ giáp vững chắc để ta hiên ngang giữa cuộc đời. Người có ý chí là người luôn dám đương đầu với mọi thử thách, luôn bền gan vững chí trước mọi sóng lớn gió to. Họ sống mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường; thất bại không nản, thành công không tự mãn. Nguyễn Ngọc Ký thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy đáng kính, Nick Vujicic sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu thua số phận, Bill Gates phá sản trong lần đầu tiên nhưng sau đó lại trở thành tỷ phú bậc nhất của nhân loại… Họ chính là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Người có ý chí nghị lực luôn được mọi người yêu quý và trân trọng và họ luôn trở thành niềm tin, điểm tựa, thậm chí là thần tượng để mọi người noi theo. Người có ý chí, nghị lực biết khắc phục hạn chế của bản thân, tìm ra đường đi từ ngõ cụt, biết xuyên thủng màn đêm của khó khăn để bước ra ánh sáng. Bởi thế ý chí nghị lực là sức mạnh vô hạn tận giúp người sở hữu nó chiến thắng tất cả để bước tới thành công. Vậy nhưng, trong xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷ lại, sống dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, không ý chí tiến thủ. Thế hệ trẻ hôm nay cần phê phán lối sống này, không ngừng rèn đức luyện tài, nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước. Hãy luôn nhớ: “Nếu tri thức là sức mạnh giúp ta chiến thắng sự ngu dốt thì ý chí nghị lực lại là vũ khí giúp ta chiến thắng mọi kẻ thù”.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Nhật trình Sol 6 - En-di Uya, các em cần:

+ Phân tích được hoàn cảnh của nhân vật “tôi”

+ Phân tích được cách đối diện với thử thách của nhân vật “tôi”

Soạn bài Nhật trình Sol 6 - En-di Uya Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều

Qua bài tác phẩm Nhật trình Sol 6 - En-di Uya người đọc cảm nhận được sự thông minh của phi hành gia trước hoàn cảnh trớ trêu khi gặp nạn trên Sao Hỏa. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Nhật trình Sol 6 - En-di Uya Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Nhật trình Sol 6 - En-di Uya Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều

Tác phẩm Nhật trình Sol 6 - En-di Uya đã cho người đọc hiểu hơn về ý nghĩa của nghị lực sống thông qua cách vượt qua khó khăn, nguy hiểm khi đang du hành trên Sao Hỏa của Mác Oát–ni. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

---------------------(Đang cập nhật)---------------------

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF