OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Người đàn ông cô độc giữa rừng - Đoàn Giỏi - Ngữ văn 7 Tập 1 Cánh Diều


Đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng kể về câu chuyện cuộc gặp gỡ giữa tía con An với chú Võ Tòng. Tại đây, hai tía con được nghe chú kể về việc giết hổ, giết tên địa chủ và trao mũi tên tẩm độc cho An. Bài học Người đàn ông cô độc giữa rừng - Đoàn Giỏi thuộc sách Cánh Diều dưới đây sẽ giúp các em có thêm nhiều kiến thức bổ ích về văn bản, đồng thời hiểu hơn ý nghĩa của sự dũng cảm của con người trước những thử thách sinh tử trong cuộc sống. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Đoàn Giỏi

Đoàn Giỏi (1925 - 1989)

- Nhà văn Đoàn Giỏi (17/05/1925 - 02/04/1989), ông sinh ra tại thị xã Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho. Nay thuộc xã Tân Hiệp, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang. Xuất thân trong một gia đình địa chỉ lớn trong vùng và giàu lòng yêu nước.

- Là một nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957.

- Các tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người ở Nam Bộ.

- Những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn bao gồm: 

+ Tiểu thuyết: Đất rừng phương Nam (1957), Cá bống mú (1956), Cuộc truy tầm kho vũ khí (1962)

+ Truyện ngắn: Hoa hướng dương (1960), Chú bé Hà Nội và con ó lửa trên, Đồng Tháp Mười (1987), Người tù chính trị năm tuổi (1973)

+ Truyện ký: Ngọn tầm vông (1956), Trần Văn Ơn (1955), Người thủy thủ già trên hòn đảo lưu đày, Đèn tôi bay về Lục Hồ Chí Minh,…

+ Thơ: Giữ vững niềm tin (1954), Bến nước mười hai, Truyện thằng Cồi,...

Hình ảnh một số tác phẩm của Đoàn Giỏi

1.1.2. Tác phẩm Người đàn ông cô độc giữa rừng

a. Vài nét về tiểu thuyết Đất rừng phương Nam

- Là truyện viết cho lứa tuổi thiếu nhi rất thành công và nổi tiếng của ông. Truyện đã được dịch ra nhiều tiếng nước ngoài, tái bản nhiều lần, được dựng thành phim và in trong Tủ Sách Vàng của Nhà xuất bản Kim Đồng

- Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ

- Nội dung chính: kể về cuộc sống của cậu bé An vì chiến tranh mà lạc mất gia đình và trở thành một đứa trẻ lang thang. Cậu được bố mẹ Cò cưu mang và trở thành con nuôi của họ. Sống với gia đình Cò, An được yêu thương như con đẻ và cũng học hỏi được nhiều điều mới lạ, thú vị.

Tiểu thuyết Đất rừng Phương Nam của Đoàn Giỏi

b. Xuất xứ tác phẩm Người đàn ông cô độc giữa rừng

Trích từ tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi.

c. Thể loại: Tiểu thuyết.

d. Bố cục 

Chia văn bản làm 3 đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu …“mới tìm ra lửa vậy”): Hoàn cảnh gặp gỡ chú Võ Tòng và hai cha con An

- Đoạn 2 (tiếp …“nói một cách chắc chắn như vậy”): Câu chuyện về cuộc đời của chú Võ Tòng

- Đoạn 3 (còn lại): Cuộc chia tay giữa hai cha con An và chú Võ Tòng

e. Tóm tắt tác phẩm Người đàn ông cô độc giữa rừng

An và tía nuôi của mình cùng đến thăm chú Võ Tòng ở một căn lều giữa rừng U Minh. Tại đây cậu bé đã được nghe kể về cuộc đời đầy bất hạnh nhưng vô cùng mạnh mẽ của chú Võ Tòng. Chú bàn về việc dùng con dao và chiếc nỏ để giết giặc, sau đó chú trao lại chiếc nỏ cho cha của An. Hai cha con chia tay chú và hẹn ngày sẽ gặp lại.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Nhan đề “Người đàn ông cô độc giữa rừng”

- Nhan đề văn bản gợi cho em suy nghĩ về một người đàn ông sống một mình giữa rừng hoang.

- Người đàn ông đó hẳn phải là người rất dũng cảm, khỏe mạnh mới có thể chống chọi lại thú dữ ở rừng.

- Người đàn ông sống giữa rừng cũng cho thấy tính cách không thích ồn ào, có phần lánh đời.

1.2.2. Nhân vật Võ Tòng

- Ngoại hình:

+ Cởi trần

+ Mặc một chiếc quần ka ki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt

+ Đeo lủng lẳng một lưỡi lê nằm gọn trong vỏ sắt ở bên hông

+ Thắt cái xanh-tuya-rông

→Trang phục giống lính Pháp, vẻ ngoài có phần bặm trợn, bụi bặm nhưng cũng có phần gần gũi, thoải mái.

Hình ảnh chú Võ Tòng trong cuộc trò chuyện với tía An

- Lai lịch: 

+ Bí ẩn

+ Không có tên tuổi, quê quán

+ Sống cô độc một mình, không có ai làm bạn, giỏi võ

- Hoàn cảnh:

+ Là người hiền lành, ở tận một vùng xa

+ Có vợ con nhưng một lần đâm tên địa chủ ngang ngược, hống hách nên bị đi tù. Vợ làm lẽ cho tên địa chủ nhà giàu kia, con chết

+ Khi ra tù, Võ Tòng bỏ làng ra đi đến đây

+ Sống một mình nên kì hình dị tướng

- Tính cách: chất phác, thật thà, hào hiệp sẵn sàng giúp đỡ người khác

→Mang những vẻ đẹp chất phác, phóng khoáng, đại diện cho những con người Nam Bộ.

1.2.3. Màu sắc Nam Bộ trong văn bản

- Một số yếu tố (ngôn ngữ, phong cảnh, tính cách con người, nếp sinh hoạt,...) trong văn bản cho thấy tiểu thuyết của Đoàn Giỏi mang đậm màu sắc Nam Bộ:

+ Ngôn ngữ: sử dụng nhiều từ ngữ địa phương (tía, má, khô nai, xuồng,...)

+ Phong cảnh: sông nước, rừng hoang sơ

+ Tính cách con người: thẳng thắn, bộc trực, gan dạ, tình cảm

+ Nếp sinh hoạt: đi xuồng, ăn ở phóng khoáng

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của tía con An với chú Võ Tòng - người đàn ông cô độc giữa rừng. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó cho người đọc thấy được tính cách, tinh thần kiên cường dũng cảm của những con người trong thời kì đất nước bị xâm chiếm.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Ngôi kể: kết hợp ngôi kể thứ nhất với ngôi kể thứ ba → Ngôi kể thứ nhất giúp thể hiện rõ suy nghĩ, tình cảm của nhân vật, qua đó ta hiểu rõ nhân vật hơn

- Ngôn ngữ: đậm chất Nam Bộ

- Từ ngữ Nam Bộ

- Cách miêu tả phong cảnh, tính cách, nếp sinh hoạt của người Nam Bộ

- Kết hợp giữa tự sự với miêu tả và biểu cảm

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng - Đoàn Giỏi, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Cánh Diều.

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng - Đoàn Giỏi, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Cánh Diều

- Kết hợp trải nghiệm, hiểu biết của bản thân để nêu cảm nhận:

+ Màu sắc thiên nhiên và con người Nam Bộ

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc

+ ...

Lời giải chi tiết:

Người đàn ông cô độc giữa rừng là một đoạn trích tiêu biểu cho màu sắc thiên nhiên và con người Nam Bộ. Chỉ bằng một cuộc chuyện trò nho nhỏ và qua hình ảnh nhân vật tiêu biểu là chú Võ Tòng, nhà văn Đoàn Giỏi đã khắc họa rõ nét hình tượng con người Nam Bộ hồn hậu chất phác, thật thà hồn nhiên. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc đi với việc sử dụng ngôi kể linh hoạt khiến câu chuyện thêm khách quan, gần gũi với người đọc. Thiên nhiên qua ngòi bút miêu tả chân thực của nhà văn cũng hiện lên xanh tươi đậm chất sông nước miền Nam khiến người đọc không khỏi yêu mến, nhớ nhung.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Người đàn ông cô độc giữa rừng - Đoàn Giỏi, các em cần:

+ Hiểu được ý nghĩa nhan đề “Người đàn ông cô độc giữa rừng”

+ Phân tích được đặc điểm nhân vật chú Võ Tòng

+ Phân tích được màu sắc Nam Bộ trong văn bản

Soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng - Đoàn Giỏi Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều

Qua văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng đã mang đến cho người đọc bức tranh thiên nhiên và con người đậm chất Nam Bộ, từ đó hiểu hơn về sự dũng cảm, gan dạ của nhân vật Võ Tòng. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Người đàn ông cô độc giữa rừng - Đoàn Giỏi Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Người đàn ông cô độc giữa rừng - Đoàn Giỏi Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều

Người đàn ông cô độc giữa rừng là đoạn trích kể về cuộc gặp gỡ giữa tía con An và chú Võ Tòng, từ đó người đọc hiểu hơn về cuộc sống cô đọc nhưng dũng cảm phi thường của nhân vật Võ Tòng. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

--------------(Đang cập nhật)------------------

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF