OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thánh Gióng - Ngữ văn 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo


Bài học Thánh Gióng nhằm giúp các em bước đầu nắm được khái niệm, đặc điểm của thể loại truyền thuyết. Bên cạnh đó, bài học này còn giúp các em hiểu được lịch sử nước nhà vào đời Hùng Vương thứ sáu. Mời các em cùng tham khảo nhé!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Chuẩn bị đọc

a. Khái quát về thể loại truyền thuyết:

- Khái niệm: Truyền thuyết là thể loại truyện kể dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử.

- Đặc điểm: Đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể,...

+ Nhân vật truyền thuyết có các đặc điểm: 

  • Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh,... 
  • Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng. 
  • Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

+ Cốt truyện truyền thuyết có các đặc điểm:

  • Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.
  • Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.

+ Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết là những hình ảnh, chi tiết kì lạ, hoang đường, là sản phẩm của trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu dân gian. Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết thường được sử dụng khi cần thể hiện sức mạnh của nhân vật truyền thuyết, phép thuật của thần linh,... Qua đó, thể hiện nhận thức, tình cảm của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử.

b. Tìm hiểu từ khó:

  • "Tục truyền": phổ biến truyền miệng trong dân gian. Đây là 1 trong những từ ngữ thường mở đầu các truyện dân gian.
  • "Tâu": báo cáo, nói với vua.
  • "Tục gọi là": thường gọi là.

c. Tóm tắt truyền thuyết Thánh Gióng:

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn, có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Đã lên ba tuổi, cậu chẳng biết nói cười.

Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Sau khi ăn hết "bảy nong cơm, ba nong cà" do bà con gom góp mang đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm lập hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.

d. Đại ý:

Thánh Gióng - hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của chủ nghĩa anh hùng đánh giặc giữ nước.

e. Bố cục bài học: Có thể chia văn bản thành 4 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến "nằm đấy" -> Sự ra đời kì lạ của Gióng.

- Phần 2: Tiếp theo đến "cứu nước" -> Sự trưởng thành của Gióng.

- Phần 3: Tiếp theo đến "lên trời" -> Gióng ra trận đánh giặc và bay về trời.

- Phần 4: Còn lại -> Những dấu tích còn lại.

1.2. Trải nghiệm cùng văn bản

a. Sự ra đời kì lạ của Gióng:

- Vợ chồng ông lão phúc đức, hiếm muộn.

- Bà mẹ ướm vào vết chân lạ -> Thụ thai.

- Mang thai 12 tháng mới sinh.

- Gióng lên ba: không biết nói, cười, không biết đi.

=> Sự ra đời kì lạ, báo hiệu một con người phi thường.

b. Sự trưởng thành của Gióng:

- Hoàn cảnh: Giặc Ân xâm lược.

- Gióng cất tiếng nói muốn đi đánh giặc cứu nước.

-> Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi -> Sự trưởng thành để đáp ứng nhiệm vụ cao cả.

- Bà con góp gạo nuôi chú bé.

=> Thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân. Gióng là người anh hùng của nhân dân, được dân nuôi lớn, mang theo sức mạnh của toàn dân.

c. Gióng ra trận đánh giặc và bay về trời:

* Gióng ra trận đánh giặc:

- Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của cả làng, của nhân dân:

+ Nhân dân rất yêu nước, ai cũng mong Gióng ra trận.

+ Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của toàn dân.

- Thánh Gióng ra trận đánh giặc: Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí mà bằng cả cỏ cây của đất nước, bằng những gì có thể giết được giặc. Bác Hồ nói: “Ai có súng thì dựng súng, ai có gươm thì dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc.”

* Thánh Gióng bay về trời:

- Đây là sự ra đi thật kì lạ mà cũng thật cao quý, chứng tỏ Gióng không màng danh lợi, đồng thời cho chúng ta thấy thái độ của nhân dân ta đối với người anh hùng đánh giặc cứu nước.

- Thể hiện sự yêu mến, trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh của người anh hùng nên đã để Gióng về với cõi vô biên, bất tử.

d. Những dấu tích còn lại:

- Đền thờ Phù Đổng Thiên Vương

- Bụi tre đằng ngà

- Ao hồ liên tiếp

- Làng Cháy

=> Thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào và ước muốn về một người anh hùng cứu nước giúp dân.

1.3. Tổng kết

- Về nội dung: Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng Thánh Gióng, qua đó thể hiện ý thức tự cường của dân tộc ta.

- Về nghệ thuật:

+ Chi tiết tưởng tượng kì ảo.

+ Khéo kết hợp huyền thoại và thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường).

 
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy kể lại câu chuyện Thánh Gióng bằng lời văn của em.

a. Hướng dẫn giải:

Dựa vào văn bản Thánh Gióng đã đọc và tìm hiểu để kể lại câu chuyện này.

b. Lời giải chi tiết:

Người ta thường tuyên truyền rằng có một chàng trai tên Thánh Gióng đã giúp nhân dân, đất nước ta chống giặc ngoại xâm thắng lợi một cách thần kì, câu chuyện đó em đã nghe bà kể đi, kể lại rất nhiều lần. Khi biết đến câu chuyện của Gióng em đã mang trong mình niềm tự hào và ngưỡng mộ những vị anh hùng trong truyền thuyết của dân tộc. Thánh Gióng là một vị anh hùng oai phong như thế. Truyền thuyết Thánh Gióng là truyền thuyết vô cùng hấp dẫn kể về người anh hùng này.

Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão nghèo. Họ rất chăm chỉ làm ăn nhưng lại hiếm con. Tuổi đã cao mà vẫn chưa có được một mụn con. Một hôm, bà vợ đi ra đồng, nhìn thấy một vết chân to, bà bèn đặt chân mình vào ướm thử. Nào ngờ, về nhà bà thụ thai. Đến tháng thứ mười hai, bà sinh được một cậu bé mặt mũi khôi ngô, tuấn tú. Hai vợ chồng vui mừng, đặt tên đứa bé là Gióng. Nhưng niềm vui của ông bà trở thành nỗi lo khi thấy Gióng lên ba tuổi mà vẫn chưa biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đó.

Lúc bấy giờ, giặc Ân tràn sang xâm lược nước ta. Chúng khiến cho đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, tình cảnh đất nước lúc này đang ở thế "nghìn cân treo sợi tóc". Nhà vua sai sứ giả đi rao tin khắp nơi, nhằm tìm người tài đứng lên cứu giúp đất nước. Sứ giả đi rao tin cuối cùng cũng đến làng Gióng. Nghe tiếng sứ giả, cậu bé bỗng nhiên cất tiếng gọi mẹ: "Mẹ ơi, mẹ hãy mời sứ giả vào đây cho con". Thấy đứa con mình suốt bao nhiêu ngày tháng không nói, không cười bỗng dưng hôm nay lại cất tiếng gọi mẹ, hai ông bà lão mừng lắm, liền mời sứ giả vào ngay.

Khi sứ giả vào nhà, cậu bé đã ngay lập tức yêu cầu sứ giả hãy về chuẩn bị đủ những vũ khí để đi đánh giặc: Ngựa sắt, áo sắt và tấm giáp sắt để phá tan lũ giặc xâm lược. Sứ giả mừng rỡ vội về tâu lên cho nhà vua chuẩn bị. Nhà vua cũng đồng ý theo lời của cậu bé.Càng lạ lùng thay, Thánh Gióng từ khi gặp được sứ giả của nhà vua thì lớn nhanh như thổi, cơm cha mẹ thổi bao nhiêu cậu ăn cũng không đủ no, quần áo chẳng mấy chốc đều chật hết cả. Cậu bé chẳng mấy chốc hóa thành một chàng trai cao lớn, khỏe mạnh, khí thế ngút trời.

Ngày giặc tràn bờ cõi cũng đến, Gióng đứng dậy vươn mình nhảy lên ngựa sắt, nhổ bụi tre làng làm vũ khí và đánh cho giặc tan tác. Sau khi giết sạch giặc, Gióng cưỡi ngựa bay thẳng về trời. Để ghi nhớ công ơn to lớn giúp diệt giặc cứu nước, người đời đã lập đền thờ và phong cho ông là Phù Đổng Thiên Vương.

(Sưu tầm)

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại truyền thuyết.

+ Phân tích được những bài học khác thuộc thể loại truyền thuyết.

+ Hiểu được ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng.

Soạn bài Thánh Gióng

Câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng đã phản ánh được tinh thần yêu nước sâu sắc của nhân dân ta. Đồng thời, Thánh Gióng là hình tượng về người anh hùng chống giặc ngoại xâm bất khuất của dân tộc ta. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của truyền thuyết này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc bài soạn tóm tắt tại đây:

Hỏi đáp bài Thánh Gióng Ngữ văn 6

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Thánh Gióng

Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh sự thật lịch sử của dân tộc ta thời bấy giờ: thành tựu chế tạo vũ khí và sử dụng đồ bằng sắt của nền văn minh nước ta thời bấy giờ, tinh thần kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta từ buổi xa xưa. Để cảm nhận được một cách sâu sắc lịch sử nước nhà và tinh thần chiến đấu chống giặc của nhân dân ta, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF