Dưới đây, Hoc247 xin giới thiệu với quý thầy cô và các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp 6 tư liệu văn mẫu: Cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện Thánh Gióng. Tài liệu giúp thầy cô có thêm tư liệu ra đề thi cũng như ôn luyện cho các em. Đồng thời, giúp các em học sinh rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn biểu cảm được nhuần nhuyễn và hấp dẫn hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo! Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Thánh Gióng để nắm vững được những kiến thức cần đạt khi học văn bản này.
1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu về truyện “Thánh Gióng” và cảm nhận chung của em về câu chuyện.
Tham khảo:
Nhà thơ Tố Hữu đã có những dòng thư tuyệt vời khi viết về nhân vật Thánh Gióng:
“Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng
Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân.”
Thánh Gióng là nhân vật chính của truyền thuyết cùng tên. Đây là một truyền thuyết hay nhất về chủ đề chống giặc ngoại xâm của cha ông ta xưa kia. Truyện thể hiện tinh thần yêu nước thiết tha, sức mạnh phi thường của con người đất Việt trong buổi bình minh của lịch sử.
Sức mạnh phi thường ấy được thể hiện qua hình tượng nhân vật Thánh Gióng với tầm vóc cao cả, kì vĩ.
Em yêu thích truyện không phải chỉ bởi nội dung sâu sắc mà còn bởi nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong truyện thật độc đáo.
b. Thân bài
- Cảm nhận tác phẩm về mặt nội dung
- Em yêu thích truyện “Thánh Gióng” trước hết vì truyện thể hiện được tinh thần yêu nước căm thù giặc của cha ông ta trong buổi bình minh của lịch sử chống giặc ngoại xâm.
- Đất nước Văn Lang bị giặc Ân xâm chiếm. Chúng đã gieo rắc bao đau thương xuống cuộc sống của dân lành.
- Nhà vua cho sứ giả đi rao khắp thiên hạ tìm người tài giỏi cứu nước. Một nhân tài đã kịp xuất hiện để đánh đuổi giặc Ân. Đó là Thánh Gióng.
- Mẹ Gióng mang thai tới 12 tháng mới sinh ra Gióng. Mặt mũi Gióng khôi ngô. Nhưng đã ba tuổi rồi mà cậu bé vẫn không biết nói cười. Vậy mà tiếng nói đầu tiên cậu cất lên trong đời lại chính là tiếng nói đòi đánh giặc cứu nước. Phải chăng ba năm im lặng của Gióng là ba năm dồn nén để chuẩn bị cho sức mạnh của lòng yêu nước bùng lên mạnh mẽ. Tiếng nói đòi đánh giặc cứu nước của Thánh Gióng là tiếng lòng của toàn dân tộc. Nó có sức âm vang khắp núi sông và vọng đến muôn đời.
- Truyện “Thánh Gióng” còn cho em thấy được sức mạnh của sự đoàn kết
- Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã chật. Hai vợ chồng không đủ để nuôi con.
- Bà con, làng xóm vui lòng gom góp để nuôi Gióng. Vì ai cũng mong Gióng giết giặc cứu nước. Gióng lớn lên, mạnh mẽ không chỉ bằng vật chất của cha mẹ mà bằng cả sự đóng góp của dân làng.
- Điều đó khẳng định rằng, nhân dân ta biết đoàn kết một lòng để tạo nên sức mạnh chống giặc ngoại xâm khi đất nước lâm nguy.
- Truyện “Thánh Gióng” làm rung động tâm hồn em bởi sự thông minh, mưu trí và dũng cảm của chàng trai làng Gióng.
- Hình ảnh Gióng “vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt” là hình ảnh rất đẹp. Hình ảnh ấy in đậm trong tâm trí em từ thuở em còn thơ bé cho đến bây giờ.
- Một hình ảnh nữa cũng làm em không bao giờ quên chính là hình ảnh Thánh Gióng đánh giặc. So sánh lực lượng giữa hai bên, ta mới thấy được sức mạnh và lòng dũng cảm của Thánh Gióng. Một bên chỉ là chàng trai với con ngựa sắt, bộ giáp sắt, cái roi sắt. Còn bên là lủ giặc Ân hung bạo. Thế nhưng, giặc xâm lăng đã chết như rạ trước sức mạnh và lòng dũng cảm của chàng trai.
- Khi roi sắt gẫy, Thánh Gióng đã rất thông minh và mưu trí nhổ ngay bụi tre bên đường quật vào quân giặc. Với vũ khí thô sơ trong tay, Thánh Gióng đã làm cho giặc tan vỡ. Chúng dẫm đạp lên nhau chạy trốn. Thật nhục nhã cho những kẻ đi xâm lược. Sự thông minh của Thánh Gióng trong đánh giặc phần nào đã thể hiện được sự thông minh của ông cha ta trong chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước.
- Truyện “Thánh Gióng” ca ngợi người anh hùng vô tư không màng danh lợi
- Khi giặc tan, Thánh Gióng một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
- Bản thân Thánh Gióng không màng danh lợi nhưng nhân dân ngàn đời thì không quên công ơn của vị anh hùng đánh giặc cứu nước. Nhà vua đã phong cho Thánh Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Hằng năm, vào tháng tư, nhân dân mở hội thật lớn, thật vui để thể hiện tấm lòng biết ơn của mình đối với vị anh hùng cứu nước.
- Em yêu thích truyện “Thánh Gióng” trước hết vì truyện thể hiện được tinh thần yêu nước căm thù giặc của cha ông ta trong buổi bình minh của lịch sử chống giặc ngoại xâm.
- Cảm nhận về mặt nghệ thuật của truyện Thánh Gióng
- Thánh Gióng là truyền thuyết có nhiều yếu tố kì ảo.
- Người mẹ ra đồng, thấy vết chân rất to, đạt chân mình lên ướm thử và về thụ thai.
- Người mẹ mang thai tới 12 tháng.
- Chú bé Gióng vươn vai và biến thành một tráng sĩ. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã chật.
- Ngựa sắt phun ra lửa.
- Người và ngựa hay lên trời.
- Tất cả những yếu tố kì ảo trên tạo cho câu chuyện vô cùng hấp dẫn. Hình tượng Thánh Gióng trở nên kì vĩ, lung linh. Và hình tượng tuyệt đẹp ấy nói lên trí tưởng tượng diệu kì và khát vọng thắng giặc ngoại xâm của ông cha ta trong buổi bình minh của lịch sử.
- Những chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm là những hình ảnh vô cùng quen thuộc và gần gũi với người lao động. Đó là hình ảnh những hạt gạo của bà con nuôi Gióng, là hình ảnh bụi tre bên đường,....
- Thánh Gióng là truyền thuyết có nhiều yếu tố kì ảo.
→ Tất cả những hình ảnh ấy góp phần làm nên một Thánh Gióng vừa phi thường vừa gần gũi.
c. Kết bài
- Cảm nghĩ của em về ý nghĩa, giá trị truyện “Thánh Gióng” và bài học bản thân rút ra từ tác phẩm
- Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước của ông cha ta.
- Truyện “Thánh Gióng” thế hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.
Bài văn mẫu
Đề bài: Cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện “Thánh Gióng”.
Gợi ý làm bài
Nhà thơ Tố Hữu đã có những dòng thư tuyệt vời khi viết về nhân vật Thánh Gióng:
“Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng
Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân.”
Thánh Gióng là nhân vật chính của truyền thuyết cùng tên. Đây là một truyền thuyết hay nhất về chủ đề chống giặc ngoại xâm của cha ông ta xưa kia. Truyện thể hiện tinh thần yêu nước thiết tha, sức mạnh phi thường của con người đất Việt trong buổi bình minh của lịch sử. Sức mạnh phi thường ấy được thể hiện qua hình tượng nhân vật Thánh Gióng với tầm vóc cao cả, kì vĩ. Em yêu thích truyện không phải chỉ bởi nội dung sâu sắc mà còn bởi nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong truyện thật độc đáo.
-- Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --
Tất cả những yếu tố kì ảo trên tạo cho câu chuyện vô cùng hấp dẫn. Hình tượng Thánh Gióng trở nên kì vĩ, lung linh. Và hình tượng tuyệt đẹp ấy nói lên trí tưởng tượng diệu kì và khát vọng thắng giặc ngoại xâm của ông cha ta trong buổi bình minh của lịch sử.
Những chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm là những hình ảnh vô cùng quen thuộc và gần gũi với người lao động. Đó là hình ảnh những hạt gạo của bà con nuôi Gióng, là hình ảnh bụi tre bên đường,.... Tất cả những hình ảnh ấy góp phần làm nên một Thánh Gióng vừa phi thường vừa gần gũi.
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước của ông cha ta. Truyện “Thánh Gióng” thế hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm. Tuy đã gấp sách lại nhưng hình ảnh Thánh Gióng vẫn in đậm trong tâm trí em. Thánh Gióng đã, đang và mãi mãi là một tấm gương sáng, một biểu tượng về tinh thần dũng cảm và tấm lòng yêu nước thiết tha. Thánh Gióng là tượng trưng cho sức mạnh quật khởi của dân tộc ta. Em tin tưởng rằng đất nước ta sẽ phát triển, sẽ lớn nhanh với sức vươn lên của thần Phù Đổng Thiên Vương.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn mẫu: Cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện “Thánh Gióng” sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.
--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024125 - Xem thêm