OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bánh chưng, bánh giầy - Ngữ văn 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo


Bài học Bánh chưng, bánh giầy dưới đây đã được Học247 tổng hợp và biên soạn nhằm giúp các em thêm tự hào về những thành tựu văn minh nông nghiệp thời kì dựng nước của nước ta. Đồng thời, qua bài học này các em sẽ hiểu hơn về nguồn gốc, ý nghĩa của Bánh chưng, bánh giầy. Cùng Học247 tham khảo nhé!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Chuẩn bị đọc

a. Ôn lại khái niệm, đặc điểm thể loại truyền thuyết:

- Khái niệm: Truyền thuyết là thể loại truyện kể dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử.

- Đặc điểm: Đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể,...

+ Nhân vật truyền thuyết có các đặc điểm: 

  • Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh,... 
  • Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng. 
  • Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

+ Cốt truyện truyền thuyết có các đặc điểm:

  • Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.
  • Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.

+ Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết là những hình ảnh, chi tiết kì lạ, hoang đường, là sản phẩm của trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu dân gian. Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết thường được sử dụng khi cần thể hiện sức mạnh của nhân vật truyền thuyết, phép thuật của thần linh,... Qua đó, thể hiện nhận thức, tình cảm của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử.

b. Tóm tắt truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy:

Truyện kể về việc vua Hùng cần truyền lại ngôi cho một người con có tài, đức, xứng đáng là vua một nước, nhà vua đã đưa ra điều kiện cụ thể là không nhất thiết phải là người con trai trưởng, con thứ cũng được truyền ngôi nếu như ai làm vừa ý Tiên Vương sẽ được nối ngôi. Các lang đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ trên rừng dưới biển dâng cho vua cha. Riêng có Lang Liêu, người con thứ mười tám, sau khi mộng thấy thần đã làm một loại bánh hình vuông, một loại bánh hình tròn để dâng vua. Vua vô cùng hài lòng mang bánh lễ Tiên Vương, và được kế ngôi vua. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành lễ vật không thể thiếu trong dịp Tết lễ.

c. Đại ý: 

Nhằm giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy.

d. Bố cục bài học: Có thể chia thành 3 phần như sau:

- Phần 1: Từ đầu đến "chứng giám" -> Vua Hùng đưa ra điều kiện để truyền ngôi.

- Phần 2: Tiếp theo đến "nặn hình tròn" -> Lang Liêu và các hoàng tử thi nhau tìm kiếm lễ vật

- Phần 3: Còn lại -> Ý nghĩa và phong tục làm bánh chưng bánh giầy.

1.2. Trải nghiệm cùng văn bản

a. Vua Hùng đưa ra điều kiện để truyền ngôi:

- Hoàn cảnh để vua hùng truyền người nối ngôi: Nhà vua tuổi đã cao nhưng lại có tới hai mươi người con trai nên không biết chọn ai.

- Điều kiện: Người nối ngôi phải phù hợp với trí hướng của vua: “... người nối ngôi ta phải nối được trí ta, không nhất thiết phải là con trưởng.”

- Hình thức: Thông qua việc làm lễ cùng Tiên vương.

b. Lang Liêu và các hoàng tử thi nhau tìm kiếm lễ vật:

- Các hoàng tử cho người đi đến khắp nơi tìm kiếm những của ngon vật lạ để đem về dâng lên vua cha.

- Lang Liêu là người chịu nhiều thiếu thốn thiệt thòi, lớn lên chỉ quen với công việc ngoài đồng áng.

- Một đêm nọ, Lang Liêu nằm mơ, được thần mách bảo hãy dùng thứ gạo nếp quen thuộc làm thành lễ vật dâng vua cha.

  • Chàng lấy gạo nếp vo sạch, lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân, gói bằng lá dong thành hình vuông, đem luộc một ngày một đêm.
  • Cũng thứ gạo nếp ấy đồ lên, đem giã nhuyễn rồi nặn thành hình tròn.

c. Ý nghĩa và phong tục làm bánh chưng bánh giầy:

- Lang Liêu đem hai loại bánh dâng lên cúng Tiên vương. Vua Hùng rất hài lòng và quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.

- Ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy:

  • Bánh hình tròn tượng trưng cho trời, được đặt tên là bánh giầy.
  • Bánh hình vuông tượng trưng cho đất nên được đặt tên là bánh chưng
  • Lá bọc bên ngoài ngụ ý đùm bọc lẫn nhau giống với truyền thống thương người như thể thương thân của dân tộc ta.

- Tục lệ của dân tộc ta: Hàng năm, mỗi khi Tết đến, bánh chưng bánh giầy là món ăn không thể thiếu.

1.3. Tổng kết

- Về nội dung: Ngợi ca tài năng, phẩm chất của con người trong việc dựng xây và phát huy những truyền thống tốt đẹp của đất nước.

- Về nghệ thuật:

+ Vận dụng thành công các yếu tố tưởng tượng kì ảo.

+ Lối kể chuyện dân gian: Theo trình tự thời gian.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Đặc điểm nhân vật truyền thuyết qua Bánh chưng bánh giầy có gì đặc biệt?

a. Hướng dẫn giải:

- Xem lại nhân vật truyền thuyết có các đặc điểm như sau: 

+ Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh,... 

+ Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng. 

+ Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

b. Lời giải chi tiết:

- Thường có những đặc điểm khác lạ về tài năng, lai lịch, phẩm chất: 

+ Mẹ của Lang Liêu trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, sau đó mất đi để lại một mình chàng. So với các anh em, chỉ có Lang Liêu là thiệt thòi nhất.

+ Lang Liêu là con vua, nhưng lại sống giản dị quen với việc chăm lo đồng áng, trồng lúa trồng khoai.

- Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng: Gắn với sự kiện: vua Hùng thứ sáu khi về già, muốn tìm người thật xứng đáng để truyền ngôi. Lang Liêu đã làm ra được hai thứ bánh giản dị mà ý nghĩa sâu sắc nên được truyền ngôi.

- Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ: Từ đó, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và mỗi khi tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời đất và tổ tiên.

Bài tập 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ về truyện Bánh chưng, bánh giầy.

a. Hướng dẫn giải:

- Đọc lại văn bản Bánh chưng, bánh giầy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ, đảm bảo:

+ Đúng ngữ pháp, chính tả.

+ Đúng cấu trúc của một đoạn văn.

b. Lời giải chi tiết:

Từ lâu, em đã rất thắc mắc về hai loại bánh: Bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết và sau khi tìm hiểu về truyền thuyết Bánh chưng, bánh Giầy em đã hiểu được ý nghĩa sâu sắc về hai loại bánh này. Truyện Bánh chưng, bánh giầy nằm trong mảng cổ tích giải thích nguồn gốc sự vật xuất hiện sau thời kì vua Hùng dựng nước. Đằng sau cách giải thích thú vị về nguồn gốc bánh chưng bánh giầy là hiện thực cuộc sống của tổ tiên dân tộc Việt - một dân tộc có nền văn minh lúa nước lâu đời. Thuở ấy, dân ta đã có kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chế biến các món ăn đặc biệt vừa ngon lành, vừa giàu ý nghĩa. Truyện còn là bài học sâu sắc về cách lựa chọn người có đức có tài để trị vì đất nước, chăm sóc muôn dân. Vì thế, tuy ra đời cách đây đã hàng ngàn năm mà cho đến nay, truyện vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa của nó. Tóm lại, câu chuyện đã nói lên được những nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy- những thứ bánh mang ý nghĩa của dân tộc và qua đây, thế hệ ông cha ta cũng nói lên những suy nghĩ của mình về đề cao những con người hiền lành và tốt bụng: Ở hiền gặp lành.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Hiểu được ý nghĩa của tục gói bánh chưng và bánh giầy trong ngày Tết.

+ Nắm được đặc điểm cốt truyện, nhân vật trong truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy.

+ Tự hào về thành tựu văn minh nông nghiệp thời kì dựng nước.

Soạn bài Bánh chưng, bánh giầy

Truyện giải thích nguồn gốc, ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta. Để hiểu hơn về hai loại bánh của truyền thuyết này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt tại đây:

Hỏi đáp bài Bánh chưng, bánh giầy Ngữ văn 6

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Bánh chưng, bánh giầy

Để cảm nhận một cách đầy đủ và sâu sắc về những truyền thống văn hóa từ xa xưa của dân tộc ta qua hai loại bánh: Bánh chưng, bánh giầy, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu về văn bản Bánh chưng, bánh giầy dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF