OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sự tích Hồ Gươm - Ngữ văn 6 Tập 1 Cánh diều


Sự tích Hồ Gươm là câu chuyện truyền thuyết kể về người anh hùng Lê Lợi - vị chủ tướng tài năng của nghĩa quân Lam Sơn đã lãnh đạo nhân dân đánh bại kẻ thù xâm lược. Để hiểu sâu hơn về câu chuyện này, Học247 mời các em cùng tham khảo bài học Sự tích Hồ Gươm nằm trong chương trình Ngữ văn 6 SGK Cánh diều dưới đây.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Chuẩn bị

a. Khái quát về thể loại truyền thuyết:

- Khái niệm: Truyền thuyết là thể loại truyện kể dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử.

- Đặc điểm: Đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể,...

+ Nhân vật truyền thuyết có các đặc điểm: 

  • Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh,... 
  • Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng. 
  • Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

+ Cốt truyện truyền thuyết có các đặc điểm:

  • Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.
  • Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.

+ Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết là những hình ảnh, chi tiết kì lạ, hoang đường, là sản phẩm của trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu dân gian. Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết thường được sử dụng khi cần thể hiện sức mạnh của nhân vật truyền thuyết, phép thuật của thần linh,... Qua đó, thể hiện nhận thức, tình cảm của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử.

b. Tìm hiểu từ khó:

- Giặc Minh: Quân nhà Minh.

- Thiên hạ: Mọi người.

- Lam Sơn: Nơi Lê Lợi khởi nghĩa, thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

- Đức Long Quân: Vua Thủy Tề.

- Tùy tòng: Đi theo để giúp việc.

- Thuận thiên: Thuận theo ý trời.

- Phó thác: Tin mà giao cho.

- Nhuệ khí: Khí thế hăng hái, quả quyết.

c. Tóm tắt truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm:

Vào thời giặc Minh đô hộ, ở vùng Lam Sơn, có một nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn yếu nên nhiều lần bị thua. Đức Long Quân thấy vậy quyết định cho mượn gươm thần để họ giết giặc. Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người tên là Lê Thận làm nghề đánh cá. Một đêm nọ, Lê Thận đi thả lưới và vớt được một thanh sắt tới ba lần. Chàng bèn đưa lại cạnh mồi lửa thì phát hiện ra đó là một lưỡi gươm. Về sau, chàng tham gia nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi đến nhà Lê Thận thấy ánh sáng phát ra thì lại gần xem. Thấy trên thanh gươm có khắc hai chữ Thuận Thiên. Trong một lần nọ, bị giặc đuổi, Lê Lợi đi qua một khu rừng, nhặt được một cái chuôi. Lê Lợi nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in. Có thanh gươm quý trong tay, nghĩa quân đánh đến đâu thắng đến đó. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Rùa Vàng nổi lên đòi lại gươm thần, vua bèn trả lại cho Rùa Vàng. Từ đó, hồ Tả Vọng cũng có tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

d. Nội dung chính:

Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm đánh giặc. Sau khi giặc tan, Rùa Vàng hiện lên đòi lại thanh gươm.

e. Bố cục bài học: Có thể chia thành 2 phần như sau:

- Phần 1: Từ đầu đến "không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước": Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc.

- Phần 2: Còn lại: Long Quân đòi gươm sau khi đánh bại giặc Minh.

1.2. Đọc hiểu

a. Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần đánh giặc:

- Hoàn cảnh: Giặc Minh xâm lược nước ta, chúng coi nhân dân như cỏ rác, làm nhiều điều trái ngược, nhân dân hết sức oán giận chúng. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, có nghĩa quân nổi dậy chống lại nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua.

=> Lạc Long Quân quyết định cho mượn gươm thần để đánh giặc. Đó là sự giúp sức cần thiết trong hoàn cảnh khó khăn lúc này..

- Quá trình mượn gươm: không hề đơn giản.

  • Lê Thận là người dân bình thường, làm nghề đánh cá: Trong một lần thả lưới, vớt được một thanh sắt liền vứt xuống nước, liên tiếp vớt được tới lần thứ ba thì lấy làm lạ. Chàng bèn đưa thanh sắt lại cạnh mồi lửa nhìn xem thì phát hiện ra đó là một lưỡi gươm.

=> Người nhặt được lưỡi gươm quý nhưng không phát hiện ra.

  • Lê Lợi là chủ tướng lãnh đạo nghĩa quân: Một lần bị giặc truy đuổi, lúc rút lui đi qua một khu rừng. Lê Lợi thấy ánh sáng lạ trên ngọn đa. Ông trèo lên mới biết đó là chuôi gươm nạm ngọc. Lúc này mới nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận và hiểu ra đó là một vật báu.

=> Lê Lợi là người hợp nhất thanh gươm thần cũng chính vì ông chính là vị chủ tướng được nghĩa quân và nhân dân tin tưởng, mới được thần giao phó trách nhiệm nhận thanh gươm quý.

  • Trên lưỡi gươm có hai chữ “Thuận Thiên” có nghĩa là thuận theo ý trời.

=> Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa đúng với ý trời, lòng dân. Cuộc khởi nghĩa tất yếu của nhân dân ta trước sự hung bạo của quân xâm lược.

- Kết quả:

  • Việc nhặt được gươm quý khiến cho lòng quân ngày một tăng.
  • Lê Lợi có thanh gươm trong tay tung hoành khắp các trần địa, làm cho quân Minh kinh hồn bạt vía.
  • Gươm thần giúp nghĩa quân đánh bại quân xâm lược, cho đến khi không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước.

=> Kết quả tất yếu khi có sự trợ giúp của thần linh và sức mạnh đoàn kết của toàn quân cùng sự ủng hộ của nhân dân.

b. Long Quân đòi gươm sau khi đánh bại giặc Minh:

- Thời gian: Một năm sau khi đuổi giặc Minh.

- Địa điểm: hồ Tả Vọng, Thăng Long.

- Nhân vật đòi lại gươm: Rùa Vàng, là sứ giả của đức Long Quân.

- Hoàn cảnh: đất nước đã đánh tan giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua cai trị đất nước, nhân dân sống trong thái bình.

=> Hoàn cảnh thích hợp để đòi lại gươm thần. Việc đòi lại gươm thần là việc tất yếu có mượn có trả.

- Quá trình trả gươm:

  • Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng.
  • Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần.
  • Khi thuyền rồng tiến ra phía giữa hồ, Rùa Vàng ngoi lên khỏi nước. Vua thấy lưỡi gươm thần động đậy.
  • Rùa Vàng không sợ người, đứng nổi trên mặt nước và nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân".
  • Vua nâng gươm về phía Rùa Vàng, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.

=> Việc trả gươm ở hồ Tả Vọng cũng giải thích cho sự ra đời tên gọi của Hồ Gươm (hay hồ Hoàn Kiếm).

1.3. Tổng kết

- Về nội dung:

+ Ca ngợi tính chất toàn dân, chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đề cao, suy tôn Lê Lợi và nhà Lê.

+ Giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm.

- Về nghệ thuật:

+ Xây dựng tình tiết thể hiện tinh thần đoàn kết đánh giặc của nhân dân ta.

+ Sử dụng một số chi tiết kì ảo mang ý nghĩa tượng trưng cho hồn thiêng sông núi, cho sức mạnh chính nghĩa của cuộc kháng chiến.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Em hãy liệt kê những sự kiện chính trong văn bản Sự tích Hồ Gươm.

a. Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ lại truyện Sự tích Hồ Gươm và liệt kê đúng trình tự những sự kiện chính được kể trong truyện.

b. Lời giải chi tiết:

- Quân Minh sang xâm lược nước ta.

- Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy chống lại chúng.

- Lê Thận - một người đánh cá vớt được lưỡi gươm.

- Lê Lợi bắt được chuôi gươm nạm ngọc.

- Nhờ thanh gươm báu, nghĩa quân của Lê Lợi đánh bại quân Minh.

- Rùa Vàng hiện lên đòi lại thanh gươm.

Bài tập 2: Trình bày những hiểu biết của em về Lê Lợi.

a. Hướng dẫn giải:

- Tìm hiểu qua sách sử, tài liệu lịch sử có liên quan đến Lê Lợi để giải bài tập này.

- Có thể kể đến thông tin như: Ngày sinh, ngày mất, sự nghiệp, nguồn gốc,...

b. Lời giải chi tiết:

- Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm Ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương".

- Ông là con út của Lê Khoáng và Trịnh Thị Ngọc Hương (anh lớn của ông tên Học, anh thứ là Trư). Ông nối nghiệp cha làm chúa trại Lam Sơn. Khi quân Minh chiếm đất nước, ông nuôi chí lớn đánh đuổi xâm lăng.

- Quân nhà Minh nghe tiếng ông, dụ cho làm quan, ông không chịu khuất. Ông nói: "Làm trai nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chớ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người?".

- Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là năm nhà Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt. Cuộc kháng chiến chống Minh của vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi đã nung nấu một quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi.

- Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Nắm được cấu trúc tìm hiểu bài học trong chương trình Ngữ văn 6 SGK Cánh diều gồm: Chuẩn bị và đọc hiểu.

+ Đọc - hiểu văn bản theo thể loại truyền thuyết.

+ Cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

+ Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm.

+ Hiểu được vẻ đẹp của một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa trong truyện.

Soạn bài Sự tích Hồ Gươm

Bài học Sự tích Hồ Gươm đã giải thích về sự tích tên gọi Hồ Gươm (hay Hồ Hoàn Kiếm). Từ đó, các em thêm hiểu về lịch sử của dân tộc nước nhà. Ngoài ra, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Sự tích Hồ Gươm Ngữ văn 6

Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Sự tích Hồ Gươm

Sự tích Hồ Gươm mang đến cho người đọc thấy được khát vọng của nhân dân về cuộc sống hòa bình, ấm no. Để làm phong phú thêm kiến thức của bản thân, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF