OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thạch Sanh - Ngữ văn 6 Tập 1 Cánh diều


Mời các em học sinh cùng tham khảo bài học Thạch Sanh trong chương trình Ngữ văn 6 SGK Cánh diều. Với bài học này, hy vọng rằng các em sẽ có thái độ sống đúng mực hơn, biết yêu cái thiện, phê phán cái xấu. Chúc các em học tập thật tốt nhé! 

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Chuẩn bị

a. Tìm hiểu về thể loại truyện cổ tích:

- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật như: nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh, nhân vật ngốc nghếch, người mang lốt vật,… nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu,…

- Khi đọc truyện cổ tích:

+ Truyện kể về cuộc đời của Thạch Sanh: sự ra đời và lớn lên; sau đó là những thử thách và chiến công của Thạch Sanh; cuối cùng là phơi bày được tội Lí Thông thì cưới công chúa, khiến các quân lính chư hầu lui về nước.

+ Những sự kiện chính trong truyện: 

  • Sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh.
  • Gặp Lý Thông và kết nghĩa anh em.
  • Đi canh miếu hộ Lý Thông và diệt chằn tinh.
  • Xuống hang giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lý Thông lừa lấp cửa hang.
  • Hồn đại bàng và chằn tinh báo thù khiến Thạch Sanh bị nhốt vào ngục tối.
  • Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp cho công chúa khỏi bị câm, vạch bộ mặt xấu xa của Lý Thông và giải oan cho bản thân.
  • Thạch Sanh đối đãi với các nước hầu bằng tiếng đàn, niêu cơm thần.

+ Truyện kể về Thạch Sanh - nhân vật nổi bật. 

+ Kết thúc truyện, số phận các nhân vật:

  • Thạch Sanh cưới công chúa, lên ngôi vua.
  • Mẹ con Lí Thông bị sét đánh chết rồi hóa kiếp thành bọ hung.

+ Qua diễn biến và kết thúc của truyện, tác giả dân gian muốn:

  • Thể hiện khát vọng của người dân thông qua hình tượng dũng sĩ – một vị anh hùng ngoài đời thực có thể bảo vệ họ khỏi những nguy hiểm trong cuộc sống.
  • Phê phán những kẻ xảo quyệt, lợi dụng người khác để chuộc lợi.
  • Ước mơ về một xã hội công lí được thực hiện.

→ Điều đó có liên quan đến cuộc sống ngày nay con người luôn hướng sự công bằng, về cái thiện, nghĩa tình và yêu chuộng hòa bình.

+ Những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện:

  • Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng già tốt bụng.
  • Người vợ mang thai mấy năm mãi mới sinh được một cậu con trai.
  • Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông cho Thạch Sanh.
  • Chằn tinh có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người.
  • Chằn tinh hiện nguyên hình là con trăn khổng lồ, khi chết đi để lại bộ cung tên bằng vàng bên mình.
  • Đại bàng là con yêu tinh trên núi, có nhiều phép lạ.
  • Thái tử con vua Thủy Tề mời chàng xuống chơi thủy cung.
  • Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục khiến công chúa cười nói vui vẻ trở lại; khiến quân giặc bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa.
  • Niêu cơm của Thạch Sanh bé xíu cứ ăn hết lại đầy.

+ Tác dụng của những chi tiết trên trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của truyện:

  • Cán cân công lí, thể hiện khát vọng công bằng, ước mơ và niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu.
  • Tăng sức hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn cho câu chuyện.

b. Tìm hiểu từ khó:

- Thái tử: Con trai vua, người được chọn sẵn để nối ngôi vua.

- Đầu thai: Linh hồn nhập vào một cái thai để sinh ra làm kiếp khác.

- Gia tài: Của cải riêng của một người, một gia đình.

- Thiên thần: Thần trên trời.

- Chằn tinh: Một loài yêu quái trong truyện thần thoại, cổ tích.

- Tứ cổ vô thân: Không có ai là người thân thích.

c. Tóm tắt truyện Thạch Sanh: 

Ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi đã già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu vừa chào đời thì mẹ mất, cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ nát. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Cậu được dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Thạch Sanh bị Lý Thông lợi dụng rủ về sống chung. Nhưng Lý Thông độc ác lừa Thạch Sanh nộp mạng thay mình cho Chằn tinh. Lý Thông cướp công giết Chằn tinh được vua khen ngợi phong làm quận công. Lần nọ, đại bàng đến quắp công chúa đi. Thạch Sanh bèn dùng cung tên bắn đuổi theo, cứu công chúa. Lý Thông lại lần nữa hãm hại Thạch Sanh. Chàng đã dùng tiếng đàn để giải oan, được vua gả công chúa cho. Nhờ niêu cơm ăn mãi không hết và tiếng đàn thần kì, Thạch Sanh đã chiến thắng mười tám nước chư hầu.

d. Nội dung chính:

Thể hiện ước mơ công lí của nhân dân, cái thiện luôn chiến thắng cái ác qua hình tượng nhân vật Thạch Sanh.

e. Bố cục: Có thể chia thành 5 phần như sau:

- Phần 1. Từ đầu đến "mọi phép thần thông": Giới thiệu sự ra đời của Thạch Sanh.

- Phần 2. Tiếp theo đến "phong cho làm Quận công": Thạch Sanh chiến thắng chằn tinh nhưng bị Lí Thông cướp công.

- Phần 3. Tiếp theo đến "hóa kiếp thành bọ hung": Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng cứu công chúa, sau đó bị hồn đại bàng và chằn tinh hãm hại.

- Phần 4. Tiếp theo đến "hóa kiếp thành bọ hung": Thạch Sanh đánh đàn minh oan, Lí Thông bị trừng phạt.

- Phần 5. Còn lại: Thạch Sanh cưới công chúa, đánh bại các nước chư hầu.

1.2. Đọc hiểu

a. Giới thiệu sự ra đời của Thạch Sanh:

- Xuất thân khác người: Là thái tử của Ngọc Hoàng, xuống trần đầu thai làm người.

- Sự ra đời kì lạ:

  • Người vợ mang thai nhiều năm mà không thấy sinh nở.
  • Người chồng lâm bệnh chết, mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.
  • Vừa khôn lớn thì mẹ mất, sống một mình nghèo khổ ở gốc đa.

- Khi trưởng thành, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy đủ phép thần thông, các loại võ nghệ.

=> Thạch Sanh có xuất thân vừa phi thường vừa bình thường. Bình thường vì chàng là con của một vợ chồng nông dân nghèo khổ tốt bụng, lại sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống một mình khổ cực. Phi thường vì chàng lại chính là thái tử của Ngọc Hoàng đầu thai xuống làm người thường, được thần dạy nhiều phép thần thông và các loại võ nghệ.

b. Thạch Sanh chiến thắng chằn tinh nhưng bị Lí Thông cướp công:

- Sự gặp gỡ và quen biết Lí Thông: Một hôm, Lí Thông đi qua thấy Thạch Sanh gánh về một bó củi lớn, nghĩ bụng: "Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu". Lí Thông liền lân la lại gần làm quen rồi gạ Thạch Sanh kết nghĩa huynh đệ.

-> Lí Thông là một con người mưu mô, tiếp cần Thạch Sanh nhằm có lợi cho bản thân.

- Thạch Sanh giết chết đại bàng:

- Hoàn cảnh: Trong vùng có một con chằn tinh tác yêu tác quái. Nó bắt dân làng mỗi năm phải nộp cho nó một mạng người. Năm ấy đến lượt nhà Lí Thông, hắn liền nghĩ kế khiến Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình (lừa đi trông miếu thay). Thạch Sanh tốt bụng giúp đỡ Lí Thông mà không hay biết mình bị lừa gạt.

=> Qua đó, có thể thấy, Thạch Sanh là một người thật thà và tốt bụng.

- Diễn biến: Thạch Sanh đang lim dim mắt thì chằn tinh hiện ra định vồ lấy chàng. Thạch Sanh dùng nhiều loại võ thuật đánh con quái vật. Không lâu sau thì lưỡi búa của chàng đã xé xác nó làm đôi.

- Kết quả: Thạch Sanh chặt đầu con quái vật đem về. Khi trở về, mẹ con Lí Thông rất sợ hãi nhưng sau đó đã nghĩ ra kế lừa Thạch Sanh phải trốn đi: Đó là con vật nuôi của vua, giết nó là mang tội. Lí Thông nhân cơ hội đó đem đầu con chằn tinh vào dâng vua và được thường.

=> Lí Thông là một con người vong ơn bội nghĩa, hãm hại cả người đã cứu mạng mình.

c. Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng cứu công chúa, cứu con vua Thủy Tề, Lí Thông bị trừng phạt:

* Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng cứu công chúa:

- Hoàn cảnh: Nhà vua có công chúa đến tuổi lấy chồng nên phải mở hội kén rể. Trong lễ kén rể, công chúa bị một con đại bàng khổng lồ quặp đi. Thạch Sanh dùng cung tên bắn nó rồi lần theo vết máu biết được hang của đại bàng. Còn Lí Thông bị vua sai đi tìm công chúa.

- Diễn biến: Lí Thông gặp lại Thạch Sanh, nói với chàng chuyện tìm công chúa. Thạch Sanh kể cho hắn nghe về hang của đại bàng. Hai người cùng đi cứu công chúa. Đến hang Thạch Sanh xin xuống hang cứu công chúa. Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng, dùng cung tên bắn mù mắt nó, vung búa bổ đôi đầu con vật.

- Kết quả: Chàng cứu được công chúa. Nhưng lại bị Lí Thông bỏ lại hang đại bàng.

* Thạch Sanh cứu con vua Thủy Tề:

- Thạch Sanh đi đến cuối hang thì thấy một chàng trai bị nhốt trong cũi sắt.

- Thạch Sanh dùng cung tên bắn tan cũi sắt cứu chàng trai chính là con vua Thủy Tề.

- Chàng được mời xuống thủy phủ chơi, tiếp đãi chu đáo rồi đưa trở về quê nhà.

=> Thạch Sanh là một chàng trai dũng cảm và tốt bụng.

d. Thạch Sanh đánh đàn minh oan, Lí Thông bị trừng phạt:

- Sau khi trở về Thạch Sanh bị oan hồn chằn tinh và đại bàng hãm hại, bị bắt vào ngục tối.

- Công chúa sau khi được cứu trở về liền không nói, không cười. Khi nghe tiếng đàn của Thạch Sanh, công chúa bỗng cười nói vui vẻ.

- Vua thấy lạ bèn cho gọi Thạch Sanh vào gặp. Chàng liền đem hết nỗi oan kể cho vua nghe.

- Bấy giờ mọi người liền hiểu ra, còn Lí Thông thì bị trừng trị thích đáng.

=> Kết cục xứng đáng cho kẻ độc ác xấu xa, vong ân phụ nghĩa.

e. Thạch Sanh lấy được công chùa và đánh bại mười tám nước chư hầu:

- Thạch Sanh được vua gả công chúa cho.

- Thấy lễ cưới tưng bừng, các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra gảy, tiếng đàn của chàng vừa cất lên đã khiến quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay xin hàng.

-Thạch Sanh sai nấu cơm thiết đãi, quân sĩ thấy niêu cơm bé xíu liền khinh thường.

- Biết vậy, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm sẽ trọng thưởng.

- Quân sĩ ăn mãi không hết niêu cơm bé xíu liền cảm ơn rồi kéo nhau về nước.

- Về sau, vua không có con trai nên đã nhường ngôi cho Thạch Sanh.

=> Sự nể phục của quân sĩ mười thám nước Thạch Sanh đã thể hiện ước mơ về sự chiến thắng của lòng yêu chuộng hòa bình.

1.3. Tổng kết

- Về nội dung:

  • Ngợi ca những chiến công rực rỡ và những phẩm chất cao đẹp của người anh hùng - dũng sĩ dân gian.
  • Thể hiện ước mơ về sự đổi đời.
  • Ước mơ đạo lí của nhân dân
  • Thiện thắng ác
  • Chính nghĩa thắng gian tà
  • Hòa bình thắng chiến tranh
  • Các dân tộc sống trong hòa bình và yên ổn làm ăn.

- Về nghệ thuật:

  • Kết cấu, cốt truyện mạch lạc, sắp xếp tình tiết rất khéo léo, hoàn chỉnh.
  • Xây dựng hình tượng hai nhân vật đối lập, tương phản hầu như xuyên suốt truyện (Thạch Sanh và Lý Thông) -> Tạo cho cốt truyện vững chắc, tập trung.
  • Các chi tiết, yếu tố thần kì có ý nghĩa thẩm mĩ.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy đóng vai Lý Thông kể lại câu chuyện Thạch Sanh.

a. Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ lại văn bản Thạch Sanh để thâu tóm được nội dung, sự việc chính của bài và kể lại.

- Khi kể xưng "tôi".

b. Lời giải chi tiết:

Tôi là Lý Thông, một người chuyên bán rượu. Trong một lần đi bán rượu ở xã Cao Bình, ngồi nghỉ chân tại một quán nước gần gốc đa, tôi thấy một người vác về một đống củi to, tôi nghĩ bụng đây chắc chắn là một người có sức khỏe phi thường, liền lấn lá làm quen. Anh ta tên là Thạch Sanh, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, của cải chẳng có gì ngoài chiếc búa cha để lại. Tôi biết tên này thật thà, dễ lợi dụng nên đã quyết định kết nghĩa anh em với nó và cho nó về nhà tôi ở.

Thật đúng là gặp phải của hớ, từ ngày có nó mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn, dân làng tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lần đó, đến lượt tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay mình vì mình còn phải cất mẻ rượu mới. Thạch Sanh không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay. Tôi và mẹ vui mừng lắm.

Vậy mà đương lúc nửa đêm, khi hai mẹ con đang ngủ thì tôi nghe tiếng Thạch Sanh gọi:

- Anh Thông ơi, em về rồi này, anh ra mở cửa cho em với.

Tôi tưởng là hồn Thạch Sanh về đòi báo thù mình nên sợ hãi vô cùng, bèn ra bàn thờ khóc lóc, van xin tổ tiên, rồi sau đó ra một cửa. Nhưng thật ngạc nhiên, Thạch Sanh về trong bộ dạng đầy hùng dũng, tay cầm cái đầu to tướng của chằn tinh. Nghe Thạch Sanh kể lại câu chuyện giết chằn tình tôi mới hoàn hồn, vừa khâm phục nhưng cũng không muốn Thạch Sanh giành phần thưởng vua ban, bèn bảo:

- Đây là vật nuôi của vua, sao em lại giết nó. Bây giờ nếu vừa biết chắc chắn bị tội tày đình rồi. Em phải nhanh chóng trốn đi, còn mọi việc ở đây hãy để anh xử lý.

Thạch Sanh nghe vậy, liền tin ngay, gói ghém quần áo rồi trở về gốc đa cũ. Còn tôi, sáng hôm sau liền mang đầu chằn tinh lên triều đình nhận thưởng, nhà vua bày tỏ sự hài lòng và khen ngợi rồi phong tôi làm Đô Đốc tại triều đình.

Năm đó, Vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp, vua cha bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã. Tôi cũng hăm hở đến dự lễ ném cầu này, vì biết đâu tôi lại giành được tú cầu, một bước lên tiên. Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Cả kinh thành náo loạn đi tìm công chúa.
Tôi được đức vua cho nhiệm vụ đi tìm công chúa và hứa sẽ gả con gái, truyền ngôi cho tôi nữa. Nhưng tôi chỉ vừa mừng vừa lo, không biết tìm công chưa kiểu gi cả. Tôi liền nghĩ đến Thạch Sanh, tôi về lại gốc đa năm xưa tìm nó. Thật vui mừng khi nó chính là người bắn trúng con đại bàng. Thạch Sanh còn tình nguyện xuống hang sâu để tìm công chúa. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lấy dây để kéo công chua lên, sau đó sẽ thả dây xuống để cứu em. Khi hắn cứu được công chúa, tôi đã không thả dây xuống cứu hắn nữa mà vít luôn cửa hang lại đề phòng nó tranh công của tôi.

Từ lúc công chúa về cung không nói không rằng, vua cha rất lo lắng. Tôi đã mời rất nhiều nhà sư, đạo gia về để lễ tế nhưng không có tác dụng. Một hôm, trong từ trong tù phát ra một tiếng đàn của ai đó. Bỗng công chúa cất tiếng nói và muốn gặp người đánh đàn. Vua liền truyền người đánh đàn vào cung. Trước mặt mọi người tôi đã bị Thạch Sanh vạch mặt, Thạch Sanh vẫn thương tình tôi nên tha cho mẹ con tôi về quê làm ăn. Nhưng giữa đường do giữ lời thề năm xưa lúc kết nghĩa anh em. Tôi đã bị sét đánh chết.

(Sưu tầm)

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Bố cục tìm hiểu một văn bản chương trình Ngữ văn 6 SGK Cánh diều gồm: Chuẩn bị, đọc hiểu.

+ Phê phán, lên án cái xấu, cái ác.

+ Hiểu được quan niệm cái thiện luôn chiến thắng cái ác.

Soạn bài Thạch Sanh

Bài học Thạch Sanh dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về hình tượng người dũng sĩ, qua đó thể hiện ước mơ về công lí của nhân dân ta. Để làm phong phú thêm kiến thức, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Thạch Sanh Ngữ văn 6

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Thạch Sanh

Thạch Sanh là nhân vật cổ tích được rất nhiều bạn nhỏ yêu thích bởi đây là nhân vật có tinh thần trượng nghĩa, nhân vật đại diện cho công lí, cho cái thiện. Để cảm nhận đầy đủ về hình tượng nhân vật này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF