OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích - Ngữ văn 6 Tập 1 Cánh diều


Qua bài học Kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích dưới đây sẽ giúp các em nắm được những yêu cầu cần thiết khi kể lại một truyền thuyết, truyện cổ tích đã được học trong sách Ngữ văn 6 Cánh diều. Hy vọng tài liệu này giúp quý thầy cô và các em có những tiết dạy và học sôi động, hiệu quả hơn tại lớp.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Định hướng

a. Trong phần viết, các em đã được hướng dẫn cách viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích. Ở phần nói và nghe, các em sẽ không viết văn mà kể lại truyền thuyết hoặc cổ tích đó bằng lời.

b. Để kể lại một truyện truyện truyền thuyết hoặc cổ tích các em cần:

- Bám sát sự kiện chính nhưng có thể sáng tạo thêm những chi tiết hình ảnh, cách kết thúc truyện.

- Phân biển kể miệng (văn nói) với kể bằng viết (văn viết), chú ý cách kể, giọng kể, kết hợp với ngôn ngữ hình thể (cử chỉ, ánh mắt, nét mặt...) phù hợp với nội dung câu chuyện. Trong trường hợp cần thiết, người kể có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ (tranh, ảnh, video...)

1.2. Thực hành

Thực hành kể lại truyền thuyết: Thánh Gióng bằng lời kể của em.

a. Chuẩn bị:

- Xem bài văn kể lại truyện Thánh Gióng ở phần Viết.

- Sắp xếp tranh ảnh hoặc các phương tiện hỗ trợ khác (nếu có).

b. Tìm ý và lập dàn ý:

- Xem lại dàn ý đã chuẩn bị ở phần viết đề bổ sung, chỉnh sửa.

- Chú ý kiểm tra các sự kiện chính, các yếu tố sáng tạo trong nội dung và cách kể lại câu chuyện.

- Dàn ý:

(1) Mở bài: Giới thiệu về lí do kể lại truyền thuyết Thánh Gióng.

(2) Thân bài: Dựa vào các sự kiện chính của truyền thuyết để kể lại

  • Vào thời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng phúc đức.
  • Bà lão ra đồng, trông thấy một vết chân to liền ướm thử về nhà thì mang thai, sinh ra một cậu bé.
  • Giặc Ân đến xâm lược, vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước, cậu bé nghe tiếng rao thì bảo mẹ mời sứ giả vào.
  • Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc.
  • Gióng được bà con làng xóm góp gạo nuôi lớn, vươn vai thành tráng sĩ.
  • Gióng đánh giặc xong thì cởi áo giáp sắt bỏ lại rồi bay về trời.
  • Vua Hùng cho lập đền thờ, phong là Phù Đổng Thiên Vương…

(3) Kết bài: Cảm nghĩ về truyền thuyết Thánh Gióng, khẳng định ý nghĩa qua truyền thuyết này.

c. Nói và nghe:

- Dựa vào dàn ý và thực hiện việc kể lại truyện trước tổ hoặc lớp.

- Chú ý bảo đảm nội dung và cách kể đẻ câu chuyện trở nên hấp dẫn.

d. Kiểm tra và chỉnh sửa:

Nhớ lại, rút kinh nghiệm vẻ nội dung câu chuyện và cách kể chuyện:

- Người nói xem xét lại nội dung và cách nói của bản thân:

  • Nội dung truyện Thánh Gióng đã đầy đủ chưa? Còn thiếu những gì?
  • Nội dung, chi tiết, lời kẻ và cách kẻ của em có gì sáng tạo?
  • Vẻ cách kể: Giọng kẻ, điệu bộ... thế nào? (Chú ý các đoạn có lời thoại của nhân vật).

- Người nghe tự đánh giá cách nghe của bản thân

  • Đã hiểu và nắm được nội dung chính của câu chuyện được nghe chưa? Có nhận xét được về yếu tố sáng tạo trong lời kể của bạn không?
  • Thái độ khi nghe bạn kể chuyện thế nào?
ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Dựa vào những gợi ý từ phần Thực hành, em hãy hoàn thành bài kể chuyện về truyền thuyết Thánh Gióng.

a. Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ lại lý thuyết phần Thực hành và lấy những ý chính để viết thành bài văn hoàn chỉnh.

- Thâu tóm được những nội dung chính của văn bản Thánh Gióng.

- Giọng văn đa dạng: Sôi nổi, tự hào,...

b. Lời giải chi tiết:

Em được cô giáo giảng dạy nhiều truyền thuyết về các vị anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. Tác phẩm loại nào cũng hay cũng hấp dẫn và để lại ấn tuợng sâu sắc trong em. Nhưng bản thân em vẫn mãi khắc ghi một truyền kỳ về người anh hùng ở làng Gióng, được truy phong là Phù Đổng Thiên Vương, mà nhân dân Việt Nam ta đời đời nhớ ơn.

Tương truyền rằng vào thời vua Hùng Vương thứ sáu, có một đôi vợ chồng già chăm chỉ làm ăn sinh sống ở làng Gióng. Thế nhưng hai người mãi chẳng có lấy một mụn con. Vì tuổi đã cao mà chưa có con nên ước muốn lớn lao nhất của họ chính là có một đứa con. Cho đến một ngày, khi bà lão đi ra đồng thì chợt thấy một dấu chân to khổng lồ. Lấy làm ngạc nhiên, bà lão đưa chân mình vào ướm thử để đo xem dấu vết chân đó to đến cỡ nào. Thời gian thấm thoát trôi đi, bà lão chẳng còn nhớ đến vết chân ngày xưa nữa thì bỗng một ngày bà có thai. Hai vợ chồng bà lão mừng lắm, phúc đức bao lâu nay đã được đền đáp lại.

Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược bờ cõi nước ta. Chúng gây bao nhiêu tội ác khiến dân chúng vô cùng khổ sở. Thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp nước cầu hiền tài. Đi đến đâu sứ giả cũng rao:

- Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước.

Nghe tiếng rao, cậu Gióng đang nằm trên giường bèn cất tiếng:

- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.

- Nghe tiếng con, vợ chồng lão nông dân thấy lạ đành mời sứ giả vào nhà. Cậu Gióng liền yêu cầu sứ giả về chuẩn bị ngay: roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để cậu đi phá giặc.

Càng lạ hơn, từ lúc cậu Gióng gặp sứ giả, cậu cứ lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cậu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Vợ chồng ông bà nọ đem hết gạo ra nuôi mà không đủ bèn nhờ hàng xóm cùng nuôi cậu Gióng. Trong làng ai cũng mong cậu đi giết giặc cứu nước nên chẳng nề hà gì.

Giặc vừa đến núi Trâu cũng là lúc nhà vua sai người đem đến đủ cả những thứ mà Gióng yêu cầu. Khoác lên mình áo giáp sắt, tay cầm roi sắt và cưỡi ngựa sắt, Thánh Gióng bỗng trở thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Trước khi đi, cậu cảm ơn đức sinh thành của cha mẹ, cảm ơn làng xóm đã góp phần nuôi lớn mình. Nhảy lên mình ngựa, ngứa hí dài vang dội khắp đất trời, Thánh Gióng lên đường đi đánh giặc.

Cậu đi đến đâu đánh bại quân giặc đến đấy. Thánh Gióng đón đầu chúng, đến những nơi có giặc, không để đường lui cho kẻ thù. Khi roi sắt gãy, Gióng liền nhổ những cụm tre bên đường, quật ngã bọn giặc ngoại xâm. Chẳng mấy chốc, một mình Thánh Gióng đã tiêu diệt toàn bộ quân giặc. Một hồi, ngựa của Thánh Gióng đã đến chân núi Sóc Sơn, Thánh Gióng liền cởi bộ giáp sắt đang mặc trên người ra mà bay thẳng lên trời.

Câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng đã không chỉ còn là niềm yêu thích của riêng em, mà nó đã là niềm say mê của bao thế hệ học trò.

(Sưu tầm)

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Nắm được những nội dung về định hướng và thực hành kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích của chương trình sách Cánh diều.

+ Biết cách kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học bằng lời văn của mình. 

Soạn bài Kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích

Bài học Kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích nhằm giúp các em nâng cao thêm vốn kiến thức về truyện truyền thuyết và cổ tích. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích Ngữ văn 6

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

Một số văn mẫu bài Kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích Ngữ văn 6

Để rèn luyện kĩ năng viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF