OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Kể lại diễn cảm truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm

23/02/2018 699.28 KB 3800 lượt xem 10 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20180223/708897119125_20180223_160115.pdf?r=7946
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Dưới đây, Hoc247 xin giới thiệu với quý thầy cô và các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp 6 tư liệu văn mẫu: Kể lại diễn cảm truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm. Tài liệu giúp thầy cô có thêm tư liệu ra đề thi cũng như ôn luyện cho các em. Đồng thời, giúp các em học sinh rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn kể chuyện tưởng tượng được nhuần nhuyễn và hấp dẫn hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo! Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Sự tích Hồ Gươm để nắm vững những kiến thức cần đạt khi học tiết học này.

 

 
 

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: Cuộc kháng chiến chống quân Minh do Lê Lợi lãnh đạo, trong buổi đầu còn gặp nhiều khó khan.
  • Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần. Sau thắng lợi, Lê Lợi trả lại thanh gươm.

b. Thân bài

  • Lê Thận bắt được lưỡi gươm thần
    • Lê Thận ba lần kéo lưới, bắt được lưỡi gươm.
    • Lê Thận tham gia nghĩa quân Lam Sơn; Lê Lợi đến nhà thấy lưỡi gươm.
  • Cuộc chia tay
    • Lê Lợi bị giặc đuổi, thấy chuôi gươm nạn ngọc trong rừng.
    • Lưỡi gươm lắp vào chuôi gươm vừa như in.
    • Lê Thận nói: Đây là ý trời.
    • Có gươm thần, cuộc chống Minh giành được thắng lợi
    • Gươm thần theo Lê Lợi và nghĩa quân tung hoành trận mạc.
    • Nghĩa quân vượt qua khó khan, quân Minh khiếp đảm.
    • Cuộc kháng chiến thắng lợi hoàn toàn, đất nước sạch bóng quân thù.
  • Long Quân lấy lại gươm thần
    • Một năm sau ngày thắng lợi, vua Lê Lợi cưỡi thuyền dạo trên hồ Tả Vọng.
    • Rùa vàng nổi lên, nói: xin bệ hạ hoàn lại gươm.
    • Vua Lê Lợi trả gươm, rùa vàng mang gươm lặn xuống nước.

c. Kết bài

  • Từ đó hồ Tả Vọng có tên là Hồ Gươm.

 


Bài văn mẫu

Đề bài: Em hãy đóng vai Lê Lợi kể lại truyện “Sự tích Hồ Gươm”.

Gợi ý làm bài

        Vào thời giặc Minh đô hộ ở nước ta, chúng coi nhân dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta căm thù chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân của ta nổi dậy chống lại chúng, thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thua. Thấy vậy Long Quân quyết định cho nghĩa quân của ta mượn gươm thần để giết giặc.

       Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề chài lưới quanh năm để nuôi thân, tên anh là Lê Thận. Một đem nọ, anh ta thả lưới ở một bến vắng như mọi hôm. Khi kéo lên, Thận nghĩ là được mẻ cá to. nhưng khi thò tay vào bắt cá, Thận chỉ thấy một thanh sắt. Thận liền vứt ngay xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chổ khác.

Lần thứ hai cất lưới lên, Thận lại thấy thanh sắt đó mắc vào lưới. Lần thứ ba, vẫn thanh sắt đó mắc vào lưới. thấy sự lạ, Thận bèn đưa thanh sắt lại gần mồi lửa. Bỗng chàng reo lên:

- Ha ha! Một lưỡi gươm!

Sau này, Thạn gia nhập nghĩa quân khởi nghĩa Lam Sơn. Lê Thận thông minh gan dạ, dũng cảm, không nề gian nan, nguy hiểm nên ta rất quý mến. Một ngày nọ, ta và mấy người lính đến nhà Thận. Trong túp lều rách nát, tối om, bỗng thanh sắt sáng rực lên ở góc lều. Lấy làm lạ, ta cầm lên thấy hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu lên mặt kiếm. Song tất cả bọn ta vẫn không biết đó là báu vật.

-- Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --

- Đây là trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc! Từ đó nghĩa khí của nghĩa quân ngày càng tăng. Trong tay ta, thanh gươm tung hoành mọi trận địa, làm cho giặc kinh hồn bạt vía. Uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi. Nghĩa quân không phải trốn tránh như trước nữa mà không xáo đi tìm giặc. Chúng ta không phải ăn uống khổ cực nữa mà đã có những kho lương mới chiếm được tiếp tế cho nghĩa quân. Gươm thần mở đường cho chúng ta đánh tràn ra khắp đất nước đến khi không cong bóng giặc nào trên đất nước ta nữa. Dẹp giặc xong, ta được phong lên ngôi vua. Năm sau, vào một buổi sáng đẹp trời ta cũng các tùy tùng cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Đúng lúc đó Đức Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền Rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh của ta, thuyền đi chậm lại. Đứng trên mạn thuyền, ta thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên và tiến về phía thuyền. Nó đứng nổi trên nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn lại gươm cho Long Quân!”.

Ta nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy gươm và lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm xuống đáy nước, người ta vẫn thấy vật gì sáng le lói dưới đáy hồ xanh.

        Từ đó ta gọi hồ Tả Vọng là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Nhân dân cũng nhân sự tích này mà gọi hồ Tả Vọng bằng cái tên mới là Hồ Hoàn Kiếm.

Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn mẫu: Đóng vai Lê Lợi kể lại truyện “Sự tích Hồ Gươm” sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.

--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)

ADMICRO
NONE
OFF