OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Em bé thông minh - Ngữ văn 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo


Bài học Em bé thông minh dưới đây nhằm giúp các em nhận thức được ý nghĩa của những kiến thức đời sống thuộc kinh nghiệm dân gian. Đồng thời, bài học này còn giúp các em hiểu được ý nghĩa của câu chuyện Em bé thông minh mà tác giả dân gian gửi gắm. Chúc các em học tốt nhé!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Chuẩn bị đọc

a. Khái niệm, đặc điểm của truyện cổ tích:

- Khái niệm: Truyện cổ tích là thể loại truyện kể dân gian, kết quả của trí tưởng tượng dân gian, xoay quanh cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật. Truyện cổ tích thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của người xưa đối với cuộc sống, đồng thời nói lên ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp.

- Đặc điểm của truyện cổ tích:

+ Cốt truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, mở đầu bằng "Ngày xửa ngày xưa..." và kết thúc có hậu. Truyện được kể theo trình tự thời gian.

+ Truyện cổ tích thường kể về một số kiểu nhân vật như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh... Phẩm chất của nhân vật truyện cổ tích chủ yếu được thể hiện qua hành động.

b. Tìm hiểu từ khó:

- Điều: dẫn vào theo lệnh trên.

- Thần phục: chịu phục tùng và tự nhận làm bề tôi của vua.

- Triệu: Ra lệnh gọi.

- Dụ chỉ: Văn bản để truyền lệnh của vua.

c. Tóm tắt truyện Em bé thông minh:

Ngày xửa ngày xưa, có một vị vua nọ muốn tìm ra một người tài để xây dựng và giúp đất nước phát triển, chống giặc xâm lăng, thế là nhà vua ấy đã nghĩ ra kế sách là sai viên quan đi tìm kiếm, dò la khắp nơi để tìm người tài giỏi. Một hôm, viên quan phát hiện ra dấu hiệu nhân tài ở một em bé con nhà thường dân qua lời đối đáp nhanh nhạy, thông minh.

Vua hay tin đã trực tiếp tạo ra những tình huống oái oăm để thử tài em. Lần thử thách cuối cùng, em bé đã đem trí thông minh của mình thắng điều kiện thách đố của sứ thần. Sau đó, em được phong làm Trạng nguyên và giúp Vua trong việc triều chính.

d. Đại ý:

Em bé thông minh là truyện cổ tích về nhân vật thông minh, đề cao trí khôn dân gian, trí khôn kinh nghiệm, tạo được tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên, chất phát mà không kém phần thâm thúy của nhân dân trong đời sống hàng ngày.

e. Bố cục: Có thể chia văn bản thành 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu cho đến "lỗi lạc" -> Vua sai quan đi khắp nơi tìm người tài giỏi giúp nước.

- Phần 2: Tiếp theo cho đến "láng giềng" -> Sự mưu trí, thông minh của em bé qua các lần thử thách.

- Phần 3: Còn lại -> Em bé trở thành trạng nguyên.

1.2. Trải nghiệm cùng văn bản

a. Vua sai quan đi khắp nơi tìm người tài giỏi giúp nước:

- Vua tìm người tài giỏi giúp nước.

- Quan:

+ Đi khắp nơi để tìm.

+ Ra câu đố oái oăm.

→ Viên quan tận tuỵ, vua anh minh.

b. Sự mưu trí, thông minh của em bé qua các lần thử thách:

* Lần thử thách thứ nhất:

- Hoàn cảnh: hai cha con đang cày ruộng

- Viên quan hỏi: Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?

→ Không thể trả lời ngay một điều vớ vẩn, không ai để ý bằng một kết quả chính xác được.

- Em bé: Hỏi vặn lại viên quan.

→ Cách giải bất ngờ, lí thú.

- Em bé không lúng túng mà đẩy thế bị động sang phía người ra câu đố.

→ Nhanh trí, thông minh (ăn miếng trả miếng, tương kế tựu kế, gậy ông đập lưng ông)

- Viên quan: bất ngờ, sửng sốt, phát hiện ra người tài.

* Lần thử thách thứ hai:

- Vua ra câu đố dưới hình thức lệnh vua ban.

- Tính chất nghiêm trọng: "…cả làng phải chịu tội"

- Câu đố hết sức phi lí, trái với qui luật tự nhiên.

- Ai nấy đều tưng hửng, lo lắng.

- Không hiểu thế là thế nào

- Bao nhiêu cuộc họp, lời bàn, vẫn không có cách gì giải quyết.

- Coi là tai hoạ.

→ Khẳng định : câu đố quá khứ, oái oăm, tất cả đều chịu cả.

- Bảo làng thịt hai con trâu và đồ gạo nếp

- Nhận trách nhiệm lo liệu cả

- Thế nào cũng xong xuôi.

→ Tự tin.

- Em bé đã tìm cách đối diện vua, đưa vua và quần thần vào bẫy của mình, để vua tự nói ra sự vô lí.

* Lần thử thách thứ ba:

- Vua lệnh cho hai cha con phải làm thịt chim thành ba mâm cỗ.

- Mục đích: để khẳng định chắc chắn sự thông minh của em bé.

- Em bé giải đố bằng cách đố lại vua: đưa cây kim → vua rèn dao.

- Vua phục tài, ban thưởng rất hậu.

* Lần thử thách thứ tư:

- Sứ thần nước ngoài đố: xâu chỉ qua vỏ ốc vặn.

- Tính chất nghiêm trọng, liên quan đến vận mệnh quốc gia.

- Triều đình nước Nam phải giải đố.

→ Vua quan lúng túng, lo lắng, bất lực.

- Em bé đã dùng kinh nghiệm từ đời sống dân gian để giải đố.

- Cách giải đố dễ như một trò chơi trẻ con.

→ Tính chất oái oăm của câu đố ngày một tăng tiến. Đối tượng ra câu đố cũng ngày một cao hơn, điều đó càng làm nổi bật sự thông minh hơn người và tài trí của em bé.

- Những cách giải đố của em bé rất lí thú:

+ Đẩy thế bị động về người ra câu đố.

+ Làm cho người ra câu đố thấy cái phi lí

+ Dựa vào kiến thức đời sống.

+ Người đọc bất ngờ trước cách giải giản dị, hồn nhiên của người giải.

→ Em bé có trí tuệ thông minh hơn người.

c. Em bé trở thành trạng nguyên:

- Kết thúc truyện em bé được phong làm trạng nguyên, được ở gần vua. 

-> Đây là phần thưởng xứng đáng cho người tài.

1.3. Tổng kết

- Về nội dung:

+ Truyện đề cao trí thông minh, trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố và vượt qua những thử thách oái ăm).

+ Tạo ra tiếng cười vui vẻ và hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.

- Về nghệ thuật:

+ Là truyện cổ tích kể về nhân vật thông minh, có nhiều tình huống bất ngờ và thú vị.

+ Dùng  câu đố thử tài, tạo tình huống thử thách nhân vật để bộc lộ tài năng, phẩm chất.

+ Cách dẫn dắt sự việc cùng mức độ tăng dần của những câu đố, và cách giải đố tạo tiếng cười hài hước.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Hãy viết một bài văn ngắn phân tích ý nghĩa câu chuyện Em bé thông minh.

a. Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ văn bản truyện Em bé thông minh, nắm nội dung và trình bày thông điệp được gửi gắm trong truyện.

- Bài văn cần có bố cục ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài đầy đủ.

- Lời văn trong sáng, giàu biểu cảm.

b. Lời giải chi tiết:

Truyện Em bé thông minh mang đến cho người đọc những kiến thức bổ ích cùng những tiếng cười sảng khoái, nhờ câu chuyện này mà chúng ta hiểu hơn về những kinh nghiệm dân gian sâu sắc của người Việt. Đồng thời, câu chuyện này sẽ giúp chúng ta sẽ thấy được một sức hấp dẫn riêng của truyện cổ tích Việt Nam. Đây là câu truyện dân gian với những tình tiết hấp dẫn ca ngợi sự thông minh của người dân xưa. Trong câu truyện cổ tích này, nhân vật chính là em bé thông minh và sự thông minh của em được thể hiện qua bốn lần thử thách. Và với mỗi lần em đều khiến cho người thách đố thán phục về sự thông minh của mình.

Tình huống truyện được xây dựng rất tự nhiên bắt nguồn từ việc chiêu mộ người tài. Từ thời phong kiến xưa, các bậc minh quân luôn muốn đi khắp nơi trên đất nước để chiêu dụ những người thông minh, tài giỏi hơn người để phục vụ đất nước. Trong câu chuyện, tình huống chuyện bắt đầu khi vua sai quân đi tìm kiếm người thông minh thì gặp em bé đang làm ruộng cùng cha trên cánh đồng. Đây là một chi tiết cho thấy sự khéo léo trong việc xây dựng tình huống truyện của tác giả dân gian, giúp tạo ra sự tự nhiên, mở đầu cho những phần hấp dẫn của cốt truyện phía sau. Nhân vật đại diện cho trí thông minh trong câu chuyện đã trải qua rất nhiều cuộc đấu trí hóc búa để làm nổi bật lên sự thông minh, dí dỏm của mình.

Tác giả dân gian không chỉ tạo ra những chi tiết làm nổi bật sự thông minh của con người mà mỗi một câu chuyện, một chi tiết thể lại có mức độ tăng dần về độ khó và tính quan trọng của câu đố. Ở đây, các thử thách của nhà vua dành cho em bé thông minh tăng dần mức độ. Nó không còn đơn thuần là một câu hỏi, câu đố của nhà vua, mà còn là câu hỏi của xứ thần nước khác. Nếu cả một quốc gia mà không ai giải được câu đố oái oăm của nước bạn thì thật sự xấu hổ. Nhưng rồi một câu hỏi hóc búa làm quan đại thần ai cũng mải mồ hôi thì em bé thông minh lại giúp giải dễ dàng.

Việc xây dựng nên truyện em bé thông minh cũng giống như truyện trạng Quỳnh xưa kia, tài trí hơn người chiến thắng những nước coi thường tài trí của dân tộc ta. Ngoài tác dụng mua vui giúp cho cuộc sống của nhân dân yêu đời hơn, những truyện cổ tích này còn là một niềm tự hào dân tộc, khi mà tài năng của nhân dân ta có thể so tài với quốc tế, chiến thắng những đất nước khác khẳng định sự tài ba của dân tộc Việt Nam.

Qua việc phân tích truyện em bé thông minh chúng ta nhận ra và đề cao hơn trí khôn của người xưa, luôn sắc sảo và nhanh nhạy trong việc xử trí những sự việc ở đời. Hơn thế nữa, những con người có trí thông minh hơn người, luôn được xã hội đề cao, trân trọng và họ cũng khẳng định được một điều là trí khôn của con người là vô giá, sự sáng tạo luôn là nguồn khai thác bất tận.

(Sưu tầm)

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích Em bé thông minh.

+ Nhận thức được tầm quan trọng của kinh nghiệm dân gian.

+ Kể lại được một câu chuyện cổ tích bằng lời văn của em.

Soạn bài Em bé thông minh

Truyện Em bé thông minh đã thể hiện một cách đầy đủ về những đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện. Để dễ dàng phân tích được văn bản này hơn, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt tại đây:

Hỏi đáp bài Em bé thông minh Ngữ văn 6

Trong quá trình tìm hiểu bài học này, nếu có bất cứ khó khăn gì các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Em bé thông minh

Em bé thông minh là một câu chuyện cổ tích tạo nên tiếng cười lý thú cho người nghe, bởi truyện có các câu đố, tình huống hiểm hóc, phức tạp được đưa ra và cách giải quyết khiến người ta phải phì cười. Để hiểu rõ hơn về câu chuyện này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF