OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Ôn tập (Bài 2) - Ngữ văn 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo


Bài học Ôn tập (Bài 2) dưới đây nhằm giúp các em củng cố và hệ thống hóa lại nội dung những câu chuyện cổ tích đã học: Sọ Dừa, Em bé thông minh, Non-bu và Heng-bu. Hy vọng bài học này sẽ hữu ích với các em. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại thể loại truyện cổ tích

- Khái niệm: Truyện cổ tích là thể loại truyện kể dân gian, kết quả của trí tưởng tượng dân gian, xoay quanh cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật. Truyện cổ tích thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của người xưa đối với cuộc sống, đồng thời nói lên ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp.

- Đặc điểm của truyện cổ tích:

+ Cốt truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, mở đầu bằng "Ngày xửa ngày xưa..." và kết thúc có hậu. Truyện được kể theo trình tự thời gian.

+ Truyện cổ tích thường kể về một số kiểu nhân vật như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh... Phẩm chất của nhân vật truyện cổ tích chủ yếu được thể hiện qua hành động.

1.2. Lưu ý khi kể lại một truyện cổ tích

* Yêu cầu:

- Người kể sử dụng ngôi thứ ba.

- Các sự việc được trình bày theo trình tự thời gian. 

- Đảm bảo kể được đầy đủ các sự việc quan trọng trong truyện, đặc biệt là các yếu tố kì ảo, hoang đường. 

* Các bước khi kể lại một truyện cổ tích bằng hình thức viết:

- Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết:

+ Xác định đề tài: Em cần đọc kĩ đề bài để xác định:

  • Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì?
  • Kiểu bài mà đề yêu cầu là gì?

+ Thu thập tư liệu: Em hãy tìm đọc truyện cổ tích. Trong những truyện đó, truyện nào gây cho em ấn tượng sâu sắc nhất, có nhân vật đáng nhớ nhất, có cốt truyện thú vị nhất?

- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý:

+ Tìm ý: Em hãy đọc kĩ truyện đã chọn và trả lời câu hỏi dưới đây:

  • Truyện có tên là gì? Vì sao em chọn kể lại truyện này?
  • Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện như thế nào?
  • Truyện có những nhân vật nào?
  • Truyện gồm những sự việc nào? Các sự việc xảy ra theo trình tự nào?
  • Truyện kết thúc như thế nào?
  • Cảm nghĩ của em về truyện?

+ Lập dàn ý: Sắp xếp các ý đã tìm được thành một dàn ý hoàn chỉnh.

- Bước 3: Viết bài:

+ Dựa vào dàn ý, viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Khi viết cần đảm bảo thể hiện được các đặc điểm của kiểu bài kể lại một truyện cổ tích.

- Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm:

+ Xem lại và chỉnh sửa: Sau khi viết xong, kiểm tra lại bài viết và rút kinh nghiệm.

* Các bước khi kể lại một truyện cổ tích bằng hình thức nói:

- Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói:

+ Đề tài: Kể lại truyện cổ tích.

+ Người nghe: thầy cô, bạn bè…

+ Mục đích: Kể lại một truyện cổ tích.

+ Không gian và thời gian nói: Dự định sẽ nói ở đâu? Trong bao lâu?

- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý:

+ Mở bài: Giới thiệu về truyện cổ tích sẽ kể.

+ Thân bài: Dựa vào những sự kiện chính của truyện cổ tích để kể lại câu chuyện.

+ Kết bài: Cảm nghĩ chung về truyện cổ tích đã kể.

- Bước 3: Luyện tập và trình bày:

+ Chú ý cách sử dụng giọng điệu (cao, thấp, to, nhỏ, nhanh, chậm…) phù hợp khi kể về các nhân vật, sự việc khác nhau. Kết hợp lời kể với cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, để nội dung được kể hấp dẫn hơn.

+ Khi trình bày, cần tóm tắt nội dung theo thứ tự, lựa chọn từ ngữ thích hợp với ngôn ngữ nói, tránh dùng ngôn ngữ viết.

- Bước 4: Trao đổi, đánh giá.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy viết một bài văn ngắn kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa.

a. Hướng dẫn giải:

- Bài văn cần có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

- Nắm kĩ nội dung chính của truyện Sọ Dừa để kể lại một cách chính xác, không lạc đề.

b. Lời giải chi tiết:

Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.

Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang.

Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.

- Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.

Đến lớn Sọ Dừa vẫn không khác lúc nhỏ, cứ lăn bên chân mẹ, chẳng làm được việc gì. Một hôm, bà mẹ than phiền Sọ Dừa chẳng biết đi chăn bò giúp mẹ. Sọ Dừa bèn nói:

- Chuyện gì chứ chăn bò con chăn cũng được mà mẹ. Mẹ nói với phú ông cho con chăn bò nhé!

Nghe con nói thế, bà đánh liều đến hỏi phú ông. Phú ông ngần ngừ vì hình dạng của Sọ Dừa, nhưng nghĩ nuôi nó ít tốn cơm, công chăn bò cũng ít nên phú ông đồng ý.

Từ đó Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. đàn bò ngày một béo tốt hẳn ra. Phú ông rất hài lòng.

Phú ông có ba cô con gái thường xuyên đem cơm trưa cho Sọ Dừa, vì vào vụ mùa tôi tớ phải ra đồng cả. hai cô chị đối xử rất ác nghiệt với Sọ Dừa, còn cô út thì đối xử rất tử tế với cậu, vì cô vốn là người hiền lành, tốt bụng.

Một buổi trưa như thường lệ đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa, cô bỗng nghe có tiếng sáo thổi rất hay. Cô ấp vội sau bụi cây thì nhìn thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng thổi sáo cho đàn bò nghe. Có tiếng động, chàng trai biến mất, chỉ thấy Sọ Dừa nằm đấy. Nhiều lần như thế, cô biết Sọ Dừa không phải là người trần. Từ đó, cô đem lòng yêu mến, có thức ăn nào ngon cô đều giấu đem cho chàng.

Thời gian đi ở tại gia đình phú ông không còn dài, phần vì tôi thương mẹ sống trong gia cảnh nhà neo người, phần vì thương cô út. Tôi xin với mẹ, sang nhà phú ông hỏi con gái ông làm vợ. Nghe tôi nói hết câu chuyện, mẹ tôi bàng hoàng, sửng sốt vì quyết định của tôi, nhưng bà thương con, nên cũng sắm buồng cau đến nhà phú ông. Phú ông chê gia đình tôi nghèo khó, cười mỉa nói với mẹ tôi rằng: “Muốn hỏi được con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây”. Mẹ tôi về nhà, tôi thấy bà buồn lắm vì gia cảnh nhà tôi khó khăn, nên không đủ sính lễ cưới vợ. Tôi an ủi mẹ đừng lo lắng, và nói tôi sẽ lo đủ những thứ ấy. Vì tôi có phép thuật, nên những thứ phú ông nói chẳng làm khó được tôi. Ngày hẹn đến, tôi sắm đủ lễ vật. Và phú ông cũng hoa mắt trước của cải, đồng ý gả con gái cho tôi. Hai cô lớn không đồng ý, vì chê tôi xấu xí, cuối cùng cô út chấp nhận lấy tôi. Tôi vui lắm. Ngày cưới, nhà tôi cỗ bàn linh đình, còn tôi đã bỏ luôn vỏ sọ dừa để biến thành chàng trai tuấn tú, sánh bước bên cô con gái út xinh đẹp. Mọi người trong làng ai cũng chúc phúc cho tôi, còn hai cô chị vợ thì ghen tức ra mặt.

Trước sự hạnh phúc của em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét đố kị. Bởi vậy, nhân lúc Sọ Dừa đi vắng, đã âm mưu hãm hại em ngã xuống biển cho cá mập ăn thịt. May mắn là cô em thoát chết và được chồng đưa về nhà. Hai cô chị bị trừng phạt thích đáng.

(Sưu tầm)

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Hệ thống hóa lại nội dung, ý nghĩa những truyện cổ tích đã được học.

+ Biết cách kể lại một câu chuyện cổ tích hấp dẫn người nghe.

Soạn bài Ôn tập (Bài 2)

Bài Ôn tập (Bài 2) nhằm giúp các em ôn tập và củng cố lại những bài học về truyện cổ tích đã được học trong Bài 2: Miền cổ tích. Để quá trình ôn tập này đạt hiệu quả cao, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Ôn tập (Bài 2) Ngữ văn 6

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF