OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của Trần Đình Hượu - Ngữ văn 12

Banner-Video
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

2. Tóm tắt nội dung bài học

  • Nắm được những luận điểm chủ yếu và liên hệ thực tế để hiểu rõ  nhừng đặc điểm của vốn văn hóa Việt Nam.
  • Nâng cao kĩ năng đọc, nắm bắt và xử lí thông  tin trong những văn bản khoa học, chính luận.
  • Giáo dục lòng tự hào, ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong xu thế hội nhập ngày nay.

3. Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc chương trình chuẩn

3.1. Soạn bài tóm tắt

3.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1: Tác giả đã phân tích đặc điểm của vốn văn hóa dân tộc trên những phương diện cụ thể nào của đời sống vật chất, tinh thần?

  • Tác giả phân tích đặc điểm văn hóa trên cơ sở:
    • Tôn giáo: Người Việt không cuồng tín, cực đoan mà dung hòa
    • Nước ta có sự giao lưu văn hóa lâu đời, tiếp xúc, tiếp nhận biến đổi giá trị văn hóa của một số nền văn hóa khác trong khu vực và trên thế giới, tiếp thu, chọn lọc
    • Nghệ thuật: sáng tạo tác phẩm tinh tế, không mang vẻ vĩ mô, tráng lệ, phi thường
    • Âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều phát triển đến tuyệt kĩ
  • Ứng xử: trọng tình nghĩa, không chú trọng đến trí dũng, không cầu thị, cực đoan, thích an ổn
    • Coi trọng đời sống thế tục, không bám lấy hiện thể, hay sợ hãi cái chết
    • Không đề cao trí tuệ mà coi trọng khôn khéo, thủ thế giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn
    • Con người ưa chuộng người Việt hiền lành, tình nghĩa
    • Giao tiếp ưa chuộng hợp tình hợp lý
    • Cách sống người Việt an phận thủ thường
    • Quan niệm về cái đẹp: vừa xinh vừa khéo
    • Màu sắc ưa chuộng: nhẹ nhàng, thanh nhã

Câu 2: Theo tác giả, đặc điểm nổi bật nhất trong các sáng tạo văn hóa của người Việt Nam là gì? Đặc điểm này nói lên thế mạnh gì của vốn văn hóa dân tộc? Tìm một số ví dụ cụ thể trong đời sống văn hóa thực tiễn mang tính truyền thống của người Việt để làm rõ luận điểm này?

  • Đặc điểm nổi bật nhất trong các sáng tạo văn hóa
    • Tính thiết thực.
    • Tính linh hoạ.
    • Tính dung hòa.
  • Thế mạnh: tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, nhân nghĩa, sống có văn hóa.
  • Ví dụ
    • Trong tôn giáo: ít có tinh thần tôn giáo => Thực tiễn : ở VN có nhiều tôn giáo lớn nhưng ít khi có xung đột với nhau.
    • Kiến trúc: các kiến trúc, lăng tẩm, đền chùa…đều không chuộng tráng lệ, cao lớn, mà xây dựng phù hợp, hướng tới sự bền vững
      • Công trình kiến trúc chùa Một Cột, các lăng tẩm của vua chúa đời Nguyễn, ....
    • Lời ăn tiếng nói của nhân dân trong tục ngữ, thành ngữ và ca dao: Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe; Lời chào cao hơn mâm cỗ, ....
    • Có thể đối chiếu với thực tế đời sống của các dân tộc khác: sự kì vĩ của những Kim tự tháp (Ai Cập), của Vạn lí trường thành (Trung Quốc), ....

Câu 3: Những đặc điểm nào có thể coi là hạn chế của Vốn văn hóa dân tộc?

  • Những hạn chế của nền văn hóa truyền thống Việt Nam là thiếu sáng tạo phi phàm, kì vĩ và những đặc sắc nổi bật, không mong gì cao xa, khác thường, hơn người, trí tuệ không được đề cao.
  • Nguyên nhân: ý thức lâu đời về sự nhỏ yếu, về thực tế nhiều khó khăn, nhiều bất trắc của dân tộc.

Câu 4: Những tôn giáo nào có ảnh hưởng mạnh nhất đến văn hóa truyền thống của Việt Nam? Người Việt đã tiếp nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng nào để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc? Tìm một số ví dụ cụ thể trong văn học để làm rõ vấn đề này?

  • Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh đến văn hóa truyền thống Việt Nam là: Phật giáo và Nho giáo (Phật giáo và Nho giáo tuy từ ngoài du nhập vào nhưng đều để lại dấu ấn sâu sắc trong bản sắc dân tộc).
  • Để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, người Việt Nam đã xác nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng: "Phật giáo không được tiếp nhận ở khía cạnh trí tuệ, cầu giải thoát, mà Nho giáo cũng không được tiếp nhận ở nghi lễ tủn mủn, giáo điều khắc nghiệt". Người Việt tiếp nhận tôn giáo để tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩa, sống có văn hóa trên một cái nền nhân bản.
  • Dẫn chứng trong văn học:

"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"

   (Bình ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

Tư tưởng "nhân nghĩa", "yên dân", "điếu dân phạt tội" (thương dân, phạt kẻ có tội) có nguồn gốc từ Nho giáo (Đạo Khổng).

"Thương thay thân phận đàn bàn

Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?"

       (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Quan niệm về thân phận, số kiếp .... là do ảnh hưởng đạo Phật.

Câu 5Nhận định "Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa" nhằm nêu lên mặt tích cực hay hạn chế của văn hóa Việt Nam? Hãy giải thích rõ vấn đề này?

  • Nhận định "Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa" nhằm nói lên tính tích cực, đồng thời nói lên tính hạn chế của văn hóa VN.
    • Tích cực:
      • Tính thiết thực:Khiến văn hóa VN gắn bó sâu sắc với cộng đồng.
      • Tính linh hoạt: khả năng tiếp biến nhiều giá trị văn hóa khác nhau để hình thành bản sắc.
      • Tính dung hòa: các giá trị văn hóa nội sinh, ngoại sinh không loại trừ nhau.
    • Hạn chế: thiếu sáng tạo phi phàm, kì vĩ và những đặc sắc nổi bật.

Câu 6: Vì sao có thể khẳng định "con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa các giá trị văn hóa bên ngoài. Về mặt đó, lịch sử chứng minh là dân tộc Việt Nam có bản lĩnh"? Hãy liên hệ với thực tiễn, văn hóa và văn học để làm rõ vấn đề này?

  • Giải thích ý nghĩa
    • Tạo tác: sự sáng tạo của dân tộc.
    • Đồng hóa: tiếp thu một cách chủ động, có sàng lọc những giá trị văn hóa bên ngoài.
  • Khẳng định của tác giả: có cơ sở và căn cứ.
    • Dân tộc ta trải qua thời gian dài bị đô hộ, đồng hóa, nhiều giá trị văn hóa bị mai một, xóa nhòa ⇒ không thể chỉ trông cậy vào sự tạo tác.
    • Chúng ta tiếp thu văn hóa bên ngoài những không rập khuôn và máy móc mà có sự chọn lọc và biến đổi cho phù hợp.
  • Ví dụ
    • Trong chữ viết, thơ ca
      • Tiếp thu chữ Hán và dùng trong thời gian dài ⇒ sau đó sáng tạo ra chữ Nôm.
      • Tiếp thu các thể loại văn học của Trung Quốc: thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú ... ⇒ sáng tạo ra song thất lục bát, những biến thể trong thơ bát cú...

Ngoài ra, để củng cố vững hơn về những khiến thức cần đạt khi học văn bản này, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Nhìn về vốn văn hóa dân tộc.

4. Hướng dẫn luyện tập

Đề bài: Viết một bài luận về truyền thống "Tôn sư trọng đạo" - một nét đẹp của văn hóa Việt Nam? Trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về truyền thống này trong nhà trường và xã hội hiện nay?

Gợi ý trả lời

a. Mở bài

  • Một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của người Việt Nam là "Tôn sư trọng đạo". Đó là đạo lí của những người học trò mà chúng ta cần phải trân trọng, giữ gìn và phát huy. Trong xã hội ngày nay truyền thống ấy được nhận thức, thực hành như thế nào chúng ta hãy cùng bàn luận.

b. Thân bài

  • Giải thích
    • Tôn sư (Tôn: là tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư: là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ). ⇒ Là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống.
    • Trọng đạo: (Trọng: coi trọng, tôn trọng; đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người) ⇒ Là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy, vì người thầy đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người và những tri thức khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên, đời sống xã hội,...
  • Phân tích, chứng minh, bình luận.
    • Phân tích.
      • "Tôn sự trọng đạo" chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người. Đề cao vai trò, tầm quan trọng của người thầy chúng ta còn biết đến những câu thành ngữ, tục ngữ, những câu nói dân gian như:
      • "Không thầy đố mày làm nên" – có nghĩa là nếu không có người thầy dạy cho ta học và làm bất cứ sự việc gì thì ta không thể học và làm được điều đó.
      • "Học thầy không tầy học bạn" – có nghĩa là: nếu học thầy mà chưa hiểu hết, chưa nắm hết được kiến thức thì học ở bạn, lúc này bạn cũng là thầy của ta.
      • Vì thế dân gian lại có câu:
      • "Tam nhân đồng hành tất hữu vi sư" - có nghĩa là: ba người cùng đi trên một đường, tất sẽ có người là bậc thầy của ta.
      • Và vì thế câu nói sau mới có ý nghĩa:
      • "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư": có nghĩa là: người dạy cho ta một chữ thì cũng là thầy, dạy nửa chữ cũng là thầy. Đây là cách nói cụ thể nhất của câu : "Tôn sư trọng đạo".
      • Và vì thế: "Trọng thầy mới được làm thầy" - có nghĩa là: nếu không tôn trọng thầy và đạo học của thầy thì không thể làm thầy thiên hạ được. Vì muốn làm thầy thì trước hết phải làm học trò. Một người học trò khi trở thành bậc thầy thì đã có biết bao người thầy đã truyền thụ kiến thức về mọi mặt – tức là làm học trò của nhiều người thầy thì sau mới có thể làm thầy giỏi được.
      • Vậy nên, vì những lẽ trên, cha ông ta đã đúc gọn trong câu: "Tôn sự trọng đạo" là rất chính xác, ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa về vai trò, tầm quan trọng của việc tôn trọng người thầy, tôn trong đạo học.
    • Chứng minh.
      • Lấy chính kinh nghiệm của bản thân mình.
      • Bằng những hiểu biết về vấn đề này:
      • Chúng ta luôn tự hào với truyền thống và phẩm chất cao đẹp của các bậc thầy xưa, các thầy lớp trước mà danh tiếng lưu truyền mãi mãi.
      • Như thầy Lê Văn Hưu, thầy Chu Văn An, Nguyễn Phi Khanh đời nhà Trần, thầy Trần Ích Phát đời nhà Lê, thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm đời nhà Mạc. Thế kỷ XIX có thầy Cao Bá Quát, thầy Nguyễn Đình Chiểu lấy việc dạy người cao hơn dạy chữ. Đầu thế kỷ XX có thầy Nguyễn Thức Tự đã dạy dỗ học trò hầu hết thành đạt trở thành những chí sĩ yêu nước như cụ Phan Bội Châu, Ngô Đức kế, Đặng Thái Thân, Lê Văn Hân,...
      • Chúng ta quên sao được thầy giáo Nguyễn Tất Thành người đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, cùng với các học trò xuất sắc như: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đã làm rạng rỡ non sông đất nước ta.
    • Bình luận.
      • Ngày nay có rất nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lí truyền thống không được tôn trọng, học tập...
      • Nhưng cũng có rất nhiều người học trò đã và đang hiểu và thực hành câu thành ngữ và cũng đang bước trên con đường thành đạt trong cuộc sống, trong khoa học,...
  • Mở rộng.

c. Kết luận.

  • Khẳng định sự đúng đắn, ý nghĩa, giá trị giáo dục, vai trò, tầm quan trọng và những tác động tích cực của câu thành ngữ "Tôn sư trọng đạo".
  • Bài học bản thân.

5. Một số bài văn mẫu về văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

Trần Đình Hượu là một chuyên gia về các vấn đề văn hóa tư tưởng Việt Nam. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa tư tưởng có giá trị: “Đến hiện đại từ truyền thống”(1994), “Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại”(1995). “Nhìn về vốn văn hóa của dân tộc” là trích đoạn của tiểu luận “Về vấn đề tìm đặc sắc của dân tộc” được Trần Đình Hượu viết từ năm 1986. Để nắm vững kiến thức cũng như biết cách phân tích và cảm nhận về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

OFF