OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Yêu và đồng cảm - Phong Tử Khải - Ngữ văn 10 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Đồng cảm là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thể hiện tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn thử thách. Lối ứng xử tốt đẹp đó không chỉ sưởi ấm lòng người khác mà còn đem lại các mối quan hệ tốt đẹp cho bản thân. Để hiểu hơn về vấn đề này, mời các em cùng tham khảo bài học Yêu và đồng cảm - Phong Tử Khải thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Phong Tử Khải

a. Tiểu sử

- Phong Tử Khải (1898-1975) là nhà tản văn, họa sĩ, dịch giả và nhà lí luận giáo dục âm nhạc, nghệ thuật nổi tiếng của Trung Quốc

- Ông từng tôn Pháp sư Hoằng Nhất (Lý Thúc Đồng) làm thầy, thông hiểu văn hóa Trung Quốc lẫn phương Tây.

b. Phong cách sáng tác

- Tản văn của ông có phong cách bình dị mộc mạc, ý nghĩa khoan hậu nhân từ mà sâu sắc, và cả sự thú vị hồn nhiên như trẻ thơ, là những giai phẩm được tôn sùng trong văn học hiện đại Trung Quốc, nhiều lần được chọn đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn bậc tiểu học và trung học.

- Tản văn và những bức “mạn họa” của ông được công chứng đặc biệt yêu thích bởi sự dung dị, thuần khiết mà ẩn chứa nhiều suy nghiệm thâm sâu của người thông hiểu cả văn hóa phương Đông lẫn văn hóa phương Tây.

- Trong các sáng tác của mình, ông luôn đề cao tấm lòng thơ trẻ trong cách nhìn đời và thực hành nghệ thuật

- Tranh của ông hài hước dí dỏm, lưu truyền rộng rãi, được nhiều người yêu thích, sưu tầm.

1.1.2. Tác phẩm Yêu và đồng cảm

a. Xuất xứ

- Văn bản Yêu và đồng cảm được trích trong tập Sống vốn đơn thuần của Phong Tử Khải, là chương 5 của cuốn sách, có tiêu đề là Sống mà học nghệ thuật.

- Sống vốn đơn thuần là tập văn - họa khá đặc trưng cho phong cách viết, vẽ của tác giả.

b. Bố cục 

Bố cục 4 phần:

Phần 1: đoạn 1 + 2: những cảm nhận ban đầu và cách lý giải của tác giả về lòng đồng cảm

Phần 2: đoạn 3: cách thể hiện và ý nghĩa của lòng đồng cảm

Phần 3: đoạn 4 + 5: đối tượng của lòng đồng cảm và điểm tương đồng trong sự đồng cảm giữa trẻ em và người nghệ sĩ

Phần 4: đoạn 6: thông điệp gửi gắm của tác giả mong muốn mọi người hãy có lòng đồng cảm với vạn vật trong cuộc sống thường ngày

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Tầm quan trọng của sự đồng cảm

- Mọi người nhìn dáng vẻ của cái cây với cái nhìn của khía cạnh thực tiễn, của thế giới Chân – Thiện, còn người nghệ sĩ nhìn cái cây ở khía cạnh hình thức, thưởng thức cái đẹp, cái Mĩ của cây.

- Người nghệ sĩ phải đồng điệu đồng cảm với đối tượng miêu tả để có thể tạo nên những tác phẩm xuất sắc nhất, trở thành người có nhân cách vĩ đại.

- Người nghệ sĩ phải có tấm lòng bao la, đồng cảm với mọi sự vật trên đời, đạt được cảnh giới “ta và vật một thể” trong sáng tạo nghệ thuật.

- Trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ phải để tâm trí bản thân trở về là một đứa trẻ, đặt tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật hay đối tượng miêu tả để đồng cảm với chúng.

1.2.2. Những điểm tương đồng giữa trẻ em và người nghệ sĩ

 + Đều có tấm lòng đồng cảm, đồng cảm với  mọi thứ từ con người, động vật đến thực vật.

+ Đều có tâm hồn trong sáng, ngây thơ, nhìn mọi vật với vẻ đẹp được nhân cách hóa, được lí tưởng hóa.

+ Cơ sở hình thành sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả:

+ Tâm hồn trẻ em luôn trong sáng, ngây thơ, cảm nhận mọi vật qua thế giới nội tâm.

+ Trẻ em đều giàu lòng đồng cảm, đồng cảm với tất cả mọi vật một cách chân thành nhất.

+ Trẻ nhỏ luôn đặt tình cảm vào mọi hành vi của chúng, có một tuổi thơ hạnh phúc, sống không lo nghĩ.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Văn bản cho thấy lòng đồng cảm luôn hiện hữu trong cuộc sống của con người và tác động đến cả vạn vật xung quanh. Khẳng định giá trị và ý nghĩa của lòng đồng cảm đối với con người, giúp cuộc sống nhiều cảm xúc và con người có thể gần gũi, gắn kết nhau hơn, thúc đẩy mỗi cá nhân biết yêu thương và cảm thông với người khác.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Ngôn từ mộc mạc, dễ hiểu

- Cách triển khai ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic

- Văn phong tự nhiên, dễ tiếp nhận

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Hãy tóm tắt văn bản Yêu và đồng cảm - Phong Tử Khải.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào tác phẩm Yêu và đồng cảm - Phong Tử Khải, chọn những chi tiết tiêu biểu để tóm tắt.

Lời giải chi tiết:

Yêu và đồng cảm là đoạn trích thuộc tác phẩm Sống vốn đơn thuần của tác giả Phong Tử Khải, đoạn trích mở đầu bằng lời kể của tác giả về một chú bé xếp đồ giúp mình, về lòng đồng cảm của chú bé với tất cả đồ vật có trong phòng. Văn bản nói về tấm lòng đồng cảm không chỉ của đứa bé hay người họa sĩ mà còn cả sự đồng cảm của mọi nghề nghiệp nhưng lòng đồng cảm và cách nhìn mọi vật của họ không giống nhau. Người nghệ sĩ cũng giống như trẻ em, luôn đồng cảm với mọi sự vật, kể cả những đồ vật từ cái bàn, cái ghế đến bông hoa, cây cỏ,... Văn bản khẳng định quan niệm của tác giả về lòng đồng cảm của người nghệ sĩ và tôn trọng, ngợi ca tấm lòng đồng cảm của trẻ em.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Yêu và đồng cảm - Phong Tử Khải, các em cần:

+ Nắm tầm quan trọng của sự đồng cảm.

+ Cảm nhận được tình cảm sẻ chia của tác giả đối với mọi người.

Soạn bài Yêu và đồng cảm - Phong Tử Khải Ngữ văn 10 KNTT

Văn bản Yêu và đồng cảm - Phong Tử Khải đã khẳng định vai trò và ý nghĩa của sự đồng cảm trong cuộc sống. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn Yêu và đồng cảm - Phong Tử Khải

Hỏi đáp bài Yêu và đồng cảm - Phong Tử Khải Ngữ văn 10 KNTT

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Yêu và đồng cảm - Phong Tử Khải

Văn bản Yêu và đồng cảm đã khẳng định giá trị và ý nghĩa của lòng đồng cảm đối với con người, giúp cuộc sống nhiều cảm xúc và con người có thể gần gũi, gắn kết nhau hơn, thúc đẩy mỗi cá nhân biết yêu thương và cảm thông với người khác.. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
OFF