OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Chữ bầu lên nhà thơ - Lê Đạt - Ngữ văn 10 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Để tạo ra một bài thơ hay thì nhà thơ cần có sự chọn lọc từ ngữ và nhiều yếu tố khác, vì vậy nhà thơ được xem là nghề không dễ dàng. Bàn về vấn đề trên, tác giả Lê Đạt từng viết tiểu luận  bầu lên nhà thơ, ông đã thể hiện quan niệm của mình về nghề thơ. Để có thêm nhiều hiểu biết hơn về văn học và tác phẩm này, mời các em cùng tham khảo bài học Chữ bầu lên nhà thơ - Lê Đạt thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Lê Đạt

a. Tiểu sử

- Lê Đạt tên thật là Đào Công Đạt, (10/09/1929 - 21/04/2008), quê ở Bắc Giang nhưng sinh ra tại Yên Bái.

- Ông là một trong những nhân vật trụ cột của phong trào nhân văn giai phẩm.

- Ông tham gia cách mạng ngay sau khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành công. 

- Năm 2007, cùng với ba nhà thơ khác của Phong trào Nhân văn - giai phẩm là Trần Dần, Phùng Quán và Hoàng Cầm, ông được nhận Giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật.

- Ông mất ngày 21/04/2008 tại Hà Nội.

b. Sự nghiệp sáng tác

- Về thơ, Lê Đạt tự nhận mình là phu chữ, vì thơ ông viết rất kỹ tính, cẩn thận từng câu chữ, chọn lọc, suy nghĩ và dằn vặt rất nhiều.

- Bài thơ trên ghế đá (thơ, in chung với Vĩnh Mai, 1958)

- Cửa hàng Lê Đạt (trường ca, 1959)

- 36 bài thơ tình (thơ,in chung với Dương Tường, 1990)

- Bóng chữ (thơ, 1994), 95 bài thơ

- Hèn đại nhân (tập truyện, 1994)

- Ngó lời (thơ, 1997), 241 bài thơ

- Mi là người bình thường (tập truyện, 2007)

- U75 Từ tình (thơ và đoản ngôn, 2007), 88 bài

1.1.2. Tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ

a. Xuất xứ

- Văn bản được in lần đầu trên báo Văn nghệ, số 34, năm 1994

- Tiểu luận thể hiện rõ quan niệm của Lê Đạt về nghề thơ, giúp soi sáng phần nào hướng tìm tòi độc đáo trong thơ ông.

b. Tóm tắt tác phẩm

Trong tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ, theo Lê Đạt nhà thơ là một nghề nghiệp không dễ làm, để tạo ra một bài thơ thì nhà thơ cần phải thông qua một cuộc bầu cử chữ. Chữ trong thơ cũng không giống chữ trong văn chương, không thể chỉ hiểu theo nghĩa từ điển mà phải hiểu theo “ý tại ngôn ngoại”. Trong quá trình sáng tạo chữ, nhà thơ sẽ có những phát bất chợt, những cảm hứng ngắn ngủi hoặc phải làm việc chăm chỉ trên những trang giấy để tạo ra những câu thơ hay và ý nghĩa. Một nhà thơ có thành công tạo ra một bài thơ xuất sắc hay không là phải nhờ vào ngôn ngữ, ý nghĩa thơ.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Quan niệm về thơ của tác giả

-Câu văn nêu bật được ý cốt lõi trong quan niệm về thơ của tác giả: 

“Dẫu có theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc cung tận tụy đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ.”

- Thơ gắn liền với những cảm xúc bột phát, “bốc đồng”, làm thơ không cần cố gắng.

- Thơ là vấn đề của những năng khiếu đặc biệt, xa lạ với lao động lầm lũi và nỗ lực trau dồi học vấn.

1.2.2. Hoạt động sáng tạo thơ ca

- Hoạt động sáng tạo thơ ca là một quá trình dài và gian khổ, một con đường gập ghềnh nhiều khó khăn.

- Muốn sáng tạo thơ ca thì phải biết chữ và hiểu chữ, hiểu theo “ý tại ngôn ngoại” và phải có nhịp điệu, có sự gợi cảm, thu hút người đọc.

- Hoạt động sáng tạo thơ ca gắn liền với những cảm xúc bộc phát ngắn ngủi hoặc dựa vào năng khiếu cùng với sự trau dồi kiến thức của nhà thơ.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

- Theo tác giả, nhà thơ là một nghề nghiệp không dễ làm, để tạo ra một bài thơ thì nhà thơ cần phải thông qua một cuộc bầu cử chữ. Chữ trong thơ cũng không giống chữ trong văn chương, không thể chỉ hiểu theo nghĩa từ điển mà phải hiểu theo “ý tại ngôn ngoại”.

- Trong quá trình sáng tạo chữ, nhà thơ sẽ có những phát bất chợt, những cảm hứng ngắn ngủi hoặc phải làm việc chăm chỉ trên những trang giấy để tạo ra những câu thơ hay và ý nghĩa. Một nhà thơ có thành công tạo ra một bài thơ xuất sắc hay không là phải nhờ vào ngôn ngữ, ý nghĩa thơ.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Lời văn rõ ràng, rành mạch

- Cách trình bày luận điểm rõ ràng

- Lời văn súc tích, dễ hiểu

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Từ văn bản Chữ bầu lên nhà thơ của Lê Đạt, hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề văn chương cần có sự sáng tạo.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ của Lê Đạt và các tác phẩm đã học nói về sự sáng taọ của văn chương đề viết đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

Bản chất của văn chương là sáng tạo, một sự lao động miệt mài không ngừng nghỉ. Nếu không có sự góc nhìn khác, suy nghĩ khác, không sáng tạo trong cách xây dựng cốt truyện, cuộc đời, số phận, tính cách nhạn vật, thì các nhân vật như lão Hạc, Chí Phèo, Bá Kiến,… trong tác phẩm của Nam Cao cũng sẽ bị thời gian phủ lấp, bởi nó na ná các nhân vật khác, không để lại ấn tượng gì. Nếu không có tấm lòng nhân đạo cao cả, có cái nhìn thấu suốt cuộc đời và nếu thiếu bản lĩnh văn chương thì có lẽ Nguyễn Du đã để cho nhân vật Thúy Kiều dẫm vào vết xe đổ của các “yêu cơ” từng có trước đó rồi. Mặt khác, người đọc tìm đến với văn học nói chung, thơ ca nói riêng để đắm mình trong vẻ đẹp của sự sáng tạo. Có ai yêu những áng thơ mòn cũ, quen nhàm; có ai nhớ những vần điệu nhạt nhẽo, sáo rỗng. Không đi theo con đường sáng tạo, nhà thơ sẽ chỉ còn lại một mình giữa sự thờ ơ, quên lãng của người đọc. Như thế, cuộc đời cầm bút của người nghệ sĩ trở nên vô nghĩa. Bởi “điều còn lại đối với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói riêng của mình”. Yêu cầu về sáng tạo ấy gợi nhắc trong lòng người đọc nỗi nhớ khôn nguôi về những nhà thơ đã dành trọn cuộc đời mình cho văn chương, nghệ thuật. Tóm lại, để tạo nên giá trị cho một tác phẩm, bắt buộc người nghệ sĩ phải gắn quá trình sáng tác với sự sáng tạo.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong Chữ bầu lên nhà thơ này, các em cần:

+ Nắm được vai trò của hiền tài đối với vận mệnh đất nước.

+ Phân tích được ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ.

Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ - Lê Đạt Ngữ văn 10 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Văn bản Chữ bầu lên nhà thơ đã chỉ ra và khẳng định sự quan trọng của việc sáng tạo trong quá trình sáng tác của nhà thơ. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Chữ bầu lên nhà thơ - Lê Đạt Ngữ văn 10 KNTT

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Chữ bầu lên nhà thơ - Lê Đạt Ngữ văn 10 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Tác giả Lê Quang Đạt đã đưa ra nhận định hay và thú vị trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ về tầm quan trọng của chữ đối với các nhà thơ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Chữ không chỉ hiểu đơn giản là vỏ âm thanh mà quan trọng đó chính là ngôn ngữ được sử dụng, tổ chức một cách nghệ thuật. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-----------------(Đang cập nhật)----------------------

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
OFF