OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam


âm nhập mặn là hệ quả của sự biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đang là vấn đề cấp bách của toàn cầu, có ảnh hưởng trực tiếp tới các thành phần tự nhiên, đặc biệt là khí hậu và thủy văn. Nước ta thuộc nhóm nước chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu. Vậy biến đổi khí hậu có tác động như thế nào tới khí hậu và thủy văn? Cần phải có những giải pháp gì để ứng phó với biến đổi khí hậu? Cùng HOC247 tìm hiểu trong nội dung của Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tác động của biến đổi khí hậu

1.1.1. Đối với khí hậu

- Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố của khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt là nhiệt độ, mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan.

- Nhiệt độ của Việt Nam tăng liên tục trong nhiều năm, trong đó nhiệt độ trung bình năm tăng lên 0,89°C trong giai đoạn 1958-2018.

- Lượng mưa thay đổi mạnh và khác nhau theo thời gian, không gian và cường độ. Tổng lượng mưa năm tăng khoảng 2,1% trong giai đoạn 1958-2018, nhưng giảm ở miền khí hậu phía bắc và tăng ở miền khí hậu phía nam.

- Các hiện tượng thời tiết cực đoan tăng lên, bao gồm số ngày nắng nóng, bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, sạt lở đất và mưa đá. Tình trạng hạn hán cũng tăng ở miền khí hậu phía bắc và giảm ở miền khí hậu phía nam.

1.1.2. Đối với thuỷ văn

- Thuỷ văn nước ta phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa.

- Biến đổi khí hậu đã làm thay đổi chế độ dòng chảy sông ngòi, với sự chênh lệch lớn giữa các mùa và giữa các hệ thống sông.

- Biến đổi khí hậu cũng làm gia tăng tình trạng lũ lụt, sạt lở, hạn hán và xâm nhập mặn.

- Mực nước biển, đại dương cũng có xu hướng tăng lên ở các trạm hải văn ven biển nước ta.

Ngập lụt tại thành phố Huế vào mùa mưa

Hình 1. Ngập lụt tại thành phố Huế vào mùa mưa

1.2. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

Ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề cấp thiết ở nước ta. Có hai nhóm giải pháp cần được tiến hành đồng thời là thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, vì chúng có tác động lẫn nhau và hỗ trợ cho nhau.

a. Nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

- Thay đổi cơ cấu mùa vụ, lựa chọn cây trồng, vật nuôi thích nghi với biến đổi khí hậu, xây dựng các công trình thuỷ lợi.

- Bảo vệ rừng, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển.

- Xây dựng các cơ sở sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường.

- Phát triển giao thông công cộng và khuyến khích người dân sử dụng.

- Sử dụng năng lượng truyền thống tiết kiệm và hiệu quả.

 

b. Nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu

- Các giải pháp chủ yếu để giảm tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam gồm:

+ Phát triển nền nông nghiệp hữu cơ để giảm sử dụng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật.

+ Xử lí và tái sử dụng phụ phẩm của các ngành kinh tế.

+ Cải tiến công nghệ để tiết kiệm năng lượng.

+ Phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió và mặt trời.

+ Tuyên truyền để nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu.

Cánh đồng điện gió, điện mặt trời ở huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận)

Hình 2. Cánh đồng điện gió, điện mặt trời ở huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Nêu một số biện pháp làm giảm khí thải hiệu ứng nhà kính?

 

Hướng dẫn giải

- Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng không khí Trái Đất nóng lên nguyên nhân do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời xuyên qua tầng khí quyển và chiếu xuống mặt đất.

- Hiệu ứng nhà kính gồm: Hiệu ứng nhà kính khí quyển và hiệu ứng nhà kính nhân loại.

- Các biện pháp khắc mục hiệu ứng nhà kính bao gồm:

+ Tăng cường diện tích cây xanh, trồng nhiều cây xanh phủ xanh đồi trọc.

+ Sử dụng năng lượng tái tạo thay cho những năng lượng khai thác tự nhiên.

+ Xử lý khí thải và rác thải trước khi xả ra môi trường.

+ Tiết kiệm điện, tiết kiệm nguồn năng lượng, tối ưu hóa phương tiện đi lại.

 

Bài 2: Biến đổi thủy văn gồm những yếu tố nào?

 

Hướng dẫn giải

Hiện tượng biến đổi thủy văn chỉ yếu tố hoặc hiện tượng bao gồm: mực nước, lưu lượng, độ mặn, lũ, sạt lở đất, sụt lún đất, lũ quét, do mưa lũ hoặc dòng chảy, hạn hán, xâm nhập mặn.

ADMICRO

Luyện tập Bài 8 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Học xong bài này các em cần biết:

- Phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đến khí hậu và thuỷ văn Việt Nam.

- Tìm ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

3.1. Trắc nghiệm Bài 8 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều Chương 2 Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 8 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều Chương 2 Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 121 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi trang 122 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi trang 123 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi trang 124 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 124 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 124 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 124 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 8 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF