Đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông ở nước ta có sự phụ thuộc chặt chẽ vào địa hình và khí hậu. Vậy mạng lưới sông và chế độ nước sông của nước ta có các đặc điểm gì? Hệ thống hồ, đầm và nước ngầm ở nước ta có vai trò như thế nào đối với sản xuất và sinh hoạt? Hãy cùng HOC247 tìm hiểu qua nội dung của Bài 7: Thuỷ văn Việt Nam trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông
1.1.1. Đặc điểm mạng lưới sông
- Việt Nam có mạng lưới sông dày đặc với 2,360 con sông có chiều dài từ 10km trở lên, phần lớn nhỏ, ngắn và dốc. Có các hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cửu Long bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ.
- Hướng chảy của các sông phù hợp với địa hình và hướng phân bố của các dãy núi.
- Chế độ nước sông có hai mùa là mùa lũ và mùa cạn.
- Sông có lượng phù sa lớn, tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm, do mưa lớn và địa hình nhiều đồi núi.
Hình 1. Bản đồ các lưu vực hệ thống sông ở Việt Nam
1.1.2. Chế độ nước của một số hệ thống sông lớn
- Nước ta có 9 hệ thống sông lớn là Hồng, Thái Bình, Kỳ Cùng – Bằng Giang, Mã, Cả, Thu Bồn, Ba (Đà Rằng), Đồng Nai và Cửu Long.
- Mỗi hệ thống sông có chế độ nước riêng tuỳ theo chế độ mưa của từng khu vực.
- Hệ thống sông Hồng là hệ thống sông lớn nhất ở phía bắc nước ta, chảy theo hướng tây bắc – đông nam, có hơn 600 phụ lưu, trong đó có hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô.
+ Sông Hồng có nhiều chỉ lưu kết nối với hệ thống sông Thái Bình trước khi đổ ra biển. Mùa lũ kéo dài khoảng 5 tháng, tập trung tới 75 – 80 % tổng lượng nước cả năm, lũ thường lên nhanh.
- Hệ thống sông Thu Bồn là hệ thống sông lớn ở duyên hải miền Trung nước ta, có hơn 80 phụ lưu chảy theo các hướng khác nhau. Mùa lũ kéo dài khoảng 3 tháng vào Thu – Đông, tập trung khoảng 65 % tổng lượng nước cả năm. Sông thường xảy ra lũ lớn, lũ lên nhanh và rút nhanh do độ dốc địa hình lớn và chế độ mưa phân mùa mạnh mẽ.
- Hệ thống sông Cửu Long là phần dòng chảy thuộc hạ lưu hệ thống sông Mê Công, có diện tích lưu vực lớn, độ dốc nhỏ. Mùa lũ kéo dài khoảng 5 tháng, chiếm 75 – 80 % tổng lượng nước cả năm, lũ thường lên chậm và rút chậm, tuy nhiên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển, đặc biệt trong mùa cạn.
Hình 2. Một đoạn sông Thu Bồn chảy qua thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam)
1.2. Hồ, đầm
- Việt Nam có nhiều hồ, đầm phân bố khắp cả nước, với sự khác nhau về nguồn gốc, tích chất và diện tích.
- Nhiều hồ, đầm có nguồn gốc tự nhiên, và nhiều hồ nhân tạo do tác động của con người.
- Hồ, đầm đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và sinh hoạt của người dân.
+ Trong sản xuất, hồ, đầm cung cấp nước tưới cho vùng trồng trọt và chăn nuôi, các ngành công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, cung cấp nước cho nhà máy thuỷ điện, đường giao thông thuỷ và tạo cảnh quan cho du lịch.
+ Trong sinh hoạt, hồ cung cấp nguồn nước ngọt cho đời sống hằng ngày của người dân.
+ Hồ, đầm còn có tác dụng làm cho không khí mát mẻ hơn, điều tiết nước, là nơi dự trữ nước lớn và sinh sống của nhiều loài sinh vật dưới nước.
Hình 3. Hoạt động du lịch trên hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn)
1.3. Nước ngầm
- Nước ta có nhiều nguồn nước ngầm tập trung nhiều ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
+ Nguồn nước ngầm đóng vai trò quan trọng đối với sản xuất và sinh hoạt của con người.
+ Nước ngầm cung cấp nước cho các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống hằng ngày của con người.
- Một số tỉnh có nguồn nước khoáng, nước nóng tốt cho sức khoẻ con người nên có thể khai thác để phát triển du lịch, nghỉ dưỡng và chữa bệnh.
1.4. Tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở các lưu vực sông
- Sông có nhiều vai trò quan trọng: cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, là đường giao thông, là nguồn thuỷ năng, cung cấp nguồn thực phẩm và tạo cảnh quan cho du lịch.
- Giá trị sử dụng của sông khác nhau tùy vào địa hình lưu vực của sông, có thể là thuỷ điện và du lịch ở khu vực núi, hoặc giao thông và nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực đồng bằng.
- Cần sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở các lưu vực sông để đem lại lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường nước và phát triển bền vững.
- Sử dụng tổng hợp nước ở lưu vực sông có thể góp phần tăng cường trách nhiệm cộng đồng trong việc bảo vệ dòng sông và gắn kết địa phương.
Hình 4. Một góc của nhà máy thủy điện Hòa Bình
Bài tập minh họa
Bài 1: Mạng lưới sông ngòi nước ta có đặc điểm gì?
Hướng dẫn giải
Sông ngòi nước ta với mạng lưới sông dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước. Theo thống kê hiện nay, Việt Nam có hơn 2300 con sông dài trên 10 km, trong đó chiếm đến 93% là các sông nhỏ và ngắn.
Bài 2: Lượng phù sa lớn của sông ngòi tập trung chủ yếu vào hai hệ thống sông nào của nước ta?
Hướng dẫn giải
Với chế độ lượng nước sông đầy quanh năm bồi đắp phù sa màu mỡ. Nước ta có hai con sông lớn là Sông Hồng và sông Mê Công với lượng phù sa lớn, màu mỡ, đất tươi tốt thích hợp phát triển nông sản. Ngoài ra, người dân nơi đây còn phát triển thêm nghề nuôi trồng thủy sản,…
Luyện tập Bài 7 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Học xong bài này các em cần biết:
- Phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đến khí hậu và thuỷ văn Việt Nam.
- Tìm ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
3.1. Trắc nghiệm Bài 7 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều Chương 2 Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Sông Cả.
- B. Sông Lô.
- C. Sông Kỳ Cùng.
- D. Sông Gâm.
-
- A. Sông Mã.
- B. Sông Gâm.
- C. Sông Chảy.
- D. Sông Hồng.
-
- A. Sông Lục Nam.
- B. Sông Lô, sông Gâm.
- C. Sông Mã, sông Cả.
- D. Sông Cầu, sông Thương.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 7 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều Chương 2 Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 114 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi trang 116 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi mục I.2 trang 118 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi mục II trang 118 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi trang 119 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi trang 120 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD
Luyện tập 1 trang 120 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD
Luyện tập 2 trang 120 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD
Vận dụng trang 120 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD
Hỏi đáp Bài 7 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!