OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX


Vào nửa cuối thế kỉ XIX, tình hình nước ta có nhiều biến động lớn rơi vào khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội trầm trọng. Thực dân Pháp xâm lược hòng biến nước ta thành thuộc địa để vơ vét, bóc lột dân ta. Trong hoàn cảnh lịch sử đầy biến động ấy, xuất hiện nhiều để nghị cải cách nhằm cải thiện tình hình. Cùng HOC247 tìm hiểu về những cải cách này thông qua nội dung của Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nguyên nhân các quan lại, sĩ phu yêu nước đưa ra đề nghị cải cách

- Thế kỉ XIX, triều Nguyễn suy yếu, đối mặt với xâm lược của Pháp.

- Một số quan lại, sĩ phu nhận thấy chính sách bảo thủ của triều đình và lấy Nho giáo làm trọng đã dẫn đất nước vào khủng hoảng.

- Họ đề nghị triều đình thực hiện cải cách thông qua việc xây dựng các bản điều trần gửi lên Huế.

Bình văn (tranh vẽ, Lê Văn Miến (1873 – 1943))

Bình văn (tranh vẽ, Lê Văn Miến (1873 – 1943))

1.2. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa sau thế kỉ XIX

- Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX liên quan đến nhiều nhà cải cách và cả Viện Thương Bạc của triều đình.

- Vua Tự Đức đã triển khai cải cách ở một số lĩnh vực nhưng thiếu hệ thống và nửa vời.

- Những nội dung chính trong các đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước

- Cuối thế kỉ XIX, tất cả đề nghị cải cách đều thất bại, tuy nhiên tư tưởng cải cách đã tạo nên những tiền đề thiết yếu cho sự chuyển biến trong đời sống tư tưởng, văn hoá, xã hội Việt Nam và dấy lên phong trào Duy tân.

- Nguyên nhân thất bại của trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX:

+ Thứ nhất, yêu cầu cải cách duy tân chỉ thực sự nở rộ từ khi đất nước bị xâm lược và Nam Kỳ lần lượt rơi vào tay giặc. Điều đó cho thấy động lực của cuộc cải cách chủ yếu là để giữ được nền độc lập trước hoạ ngoại xâm sau những thất bại về quân sự của triều đình Huế ở Nam Kỳ, hơn là vì mục đích xác lập bước tiến của một trình độ kinh tế – xã hội mới cao hơn trước,...

+ Thứ hai, triều đình nhà Nguyễn đóng vai trò chính của cuộc cải cách, nhưng từ vua tới quan thuần tuý mang tư tưởng phong kiến, bản thân là giai cấp phong kiến,..

+ Thứ ba, việc triển khai cải cách phải có sự cộng hưởng của một cộng đồng đã chuyển biến ít nhiều về chất, có sự hỗ trợ của những mầm mống kinh tế mới, có những con người nắm được ít nhiều tri thức khoa học kĩ thuật, ...

+ Thứ tư, cuộc cải cách chỉ bùng nổ sau khi Nam Kỳ đã mất, tiềm lực quốc gia hao mòn quá lớn, nguồn tài chính cạn kiệt, mất mùa đói kém triền miên, dân chúng nổi lên khắp nơi, ...

+ Thứ năm,... người Pháp có thể lợi dụng ưu thế qua các hiệp ước bất bình đẳng lần lượt kí với nhà Nguyễn để ngăn cản việc triển khai canh tân của nhà Nguyễn, ...

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1: Nêu nguyên nhân dẫn đến trào lưu cải cách?

 

Hướng dẫn giải

- Ở nửa sau thế kỉ XIX, triều Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước suy yếu, lại phải lo đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

- Một số quan lại, sĩ phu thức thời đã nhận thức rõ sự bảo thủ của triều đình nên đã mạnh dạn đem kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân xây dựng các bản điều trần gửi lên triều đình Huế đề nghị thực hiện cải cách.

 

Bài 2: Trình bày những nội dung các đề nghị cải cách?

 

Hướng dẫn giải

- Nguyễn Trường Tộ đề nghị: chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương, tài chính, chỉnh đốn võ bị, ngoại giao, cải tổ giáo dục.

- Trần Đình Túc, Phạm Huy Tế, Đinh Văn Điền, đề nghị: mở cửa biển Trà Lý (Nam Định), đẩy mạnh khai hoang, khai mỏ, mở mang thương nghiệp, củng cố quốc phòng.

- Viện Thương Bạc đề nghị: mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để phát triển ngoại thương.

- Nguyễn Lộ Trạch đề nghị: chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

ADMICRO

Luyện tập Bài 22 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Học xong bài này các em cần biết:

- Nhận biết được nguyên nhân đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước.

- Nhận biết được một số nội dung chính trong các đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước.

3.1. Trắc nghiệm Bài 22 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Chương 6 Bài 22 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 22 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Chương 6 Bài 22 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 88 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi trang 88 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi trang 89 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 89 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng 2 trang 89 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 22 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF