OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Bài 2: Địa hình Việt Nam


Mời các em cùng tham khảo nội dung của Bài 2: Địa hình Việt Nam trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức để tìm hiểu các kiến thức về đặc điểm của các dạng địa hình, ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế. Mời các em cùng tham khảo nội dung của bài sau đây!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đặc điểm chung của địa hình

Bản đồ địa hình Việt Nam

Hình 1. Bản đồ địa hình Việt Nam

a. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế

Bảng. Đặc điểm các dạng địa hình

Các dạng địa hình

b. Địa hình có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung

- Địa hình nước ta có hai hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung.

- Hướng tây bắc – đông nam điển hình là các dãy núi: Con Voi, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, ...

Dãy Hoàng Liên Sơn

Hình 2. Dãy Hoàng Liên Sơn

+ Hướng vòng cung thể hiện rõ nét nhất ở vùng núi Đông Bắc.

Vùng núi Đông Bắc

Hình 3. Vùng núi Đông Bắc

c. Địa hình có tính chất phân bậc khá rõ rệt

Địa hình nước ta phân thành nhiều bậc địa hình lớn kế tiếp nhau: núi đổi, đồng bằng, bờ biển, thêm lục địa. Trong đó, lại có các bậc địa hình nhỏ như các bề mặt san bằng, các cao nguyên xếp tầng, các bậc thêm sông, thềm biển,...

d. Địa hình chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và con người

- Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, đá bị phong hoá mạnh mẽ nên bề mặt địa hình được che phủ bởi một lớp vỏ phong hoá dày. Khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn và tập trung theo mùa làm cho địa hình bị xâm thực, xói mòn mạnh, càng khiển địa hình bị chia cắt. Bề mặt địa hình dễ bị biến đổi do hiện tượng trượt lở đất đá khi mưa lớn theo mùa.

- Lượng mưa lớn làm quá trình hoà tan đá vôi mạnh mẽ, tạo nên các dạng địa hình các-xtơ độc đáo, nước ngầm xâm thực sâu vào lòng núi đá hình thành những hang động lớn.

- Quá trình con người khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế,... làm biến đổi các dạng địa hình tự nhiên, đồng thời tạo ra ngày càng nhiều các dạng địa hình nhân tạo như: đê, đập, hầm mỏ,...

Động Phong Nha, Quảng Ninh

Hình 4. Động Phong Nha, Quảng Ninh

1.2. Các khu vực địa hình

a. Địa hình đồi núi

Lược đồ địa hình vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc

Hình 5. Lược đồ địa hình vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc

- Quan sát Lược đồ địa hình vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc ta thấy giới hạn và đặc điểm của các khu vực địa hình như sau:

+ Vùng Đông Bắc

+ Vùng Tây Bắc

+ Vùng Trường Sơn Bắc

+ Vùng Trường Sơn Nam

b. Địa hình đồng bằng

- Đồng bằng sông Hồng

- Các đồng bằng duyên hải miền Trung

- Đồng bằng sông Cửu Long

c. Địa hình bờ biển và thềm lục địa

- Bờ biển nước ta dài 3 260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, có hai kiểu: bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn. Bờ biển bồi tụ (tại các châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long) có nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển, thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. Bờ biển mài mòn (tại các vùng chân núi và hải đảo như đoạn bờ biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu) rất khúc khuỷu, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió và nhiều bãi cát.

- Thềm lục địa nước ta nông, mở rộng tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ. Ở vùng biển miền Trung, thềm lục địa sâu hơn và thu hẹp.

Bãi biển Đà Nẵng

Hình 6. Bãi biển Đà Nẵng

1.3. Ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế

a. Đối với phân hóa tự nhiên

- Do địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp nên tính nhiệt đới của thiên nhiên được bảo toàn trên phần lớn diện tích lãnh thổ.

- Ở các vùng núi, thiên nhiên có sự phân hoá theo đại cao: Đại nhiệt đới gió mùa có hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên nhóm đất feralit. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có hệ sinh thái rừng lá rộng cận nhiệt, nhóm đất điển hình là đất feralit (có hàm lượng mùn lớn hơn). Đại ôn đới gió mùa trên núi phát triển thực vật ôn đới. Đất ở vùng núi cao chủ yếu là mùn thô.

- Một số dãy núi có vai trò là bức chắn địa hình tạo nên sự phân hoá thiên nhiên giữa các sườn núi. Dãy Hoàng Liên Sơn làm suy yếu tác động của gió mùa Đông Bắc khiến mùa đông ở Tây Bắc có thời gian ngắn hơn và nền nhiệt cao hơn ở Đông Bắc. Dãy Trường Sơn gây nên hiệu ứng phơn tạo ra sự khác biệt về thời gian mùa mưa giữa hai sườn núi. Dãy Bạch Mã ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào phía nam nước ta, trở thành ranh giới tự nhiên của hai miền khí hậu (phía bắc có mùa đông lạnh và phía nam nóng quanh năm). Tự nhiên ở hai miền cũng có nhiều nét khác biệt.

Rừng thông trên địa hình núi cao trên 1500 m ở Đà Lạt, Lâm Đồng

Hình 7. Rừng thông trên địa hình núi cao trên 1500 m ở Đà Lạt, Lâm Đồng

b. Đối với khai thác kinh tế

- Thế mạnh: Mang lại nhiều lợi ích cho ngành lâm nghiệp, ngành nông nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, ....

- Hạn chế: Nhiều thiên tai, môi trường bị suy thoái, ...

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1: Cho ví dụ thể hiện tác động của con người đến địa hình nước ta?

 

Hướng dẫn giải

Quá trình con người khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế,… đã làm biến đổi các dạng địa hình tự nhiên, đồng thời tạo ra ngày càng nhiều các dạng địa hình nhân tạo, như: đê (ví dụ: đê sông Hồng,…), đập (ví dụ: đập thủy điện Hòa Bình, đập thủy điện Trị An,…), các công trình kiến trúc đô thị (ví dụ: khu đô thị Ecopark; khu đô thị Ciputra Hà Nội,…),…

 

Bài 2: Cho ví dụ về ảnh hưởng của địa hình đối với khai thác kinh tế ở một trong những khu vực địa hình của nước ta?

 

Hướng dẫn giải

- Ảnh hưởng của địa hình đối với khai thác kinh tế ở khu vực đồi núi

- Thế mạnh:

+ Đối với nông nghiệp, lâm nghiệp: khu vực đồi núi nước ta có nguồn lâm sản phong phú, thuận lợi cho phát triển ngành lâm nghiệp; có các đồng cỏ tự nhiên tạo điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn; thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,…

+ Đối với công nghiệp: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản => cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp; Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+ Đối với du lịch: khu vực đồi núi có khí hậu mát mẻ, cảnh quan đa dạng, tạo thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng,... nhất là du lịch sinh thái.

- Hạn chế:

+ Địa hình bị chia cắt mạnh, gây khó khăn cho giao thông

+ Phải đối mặt với nhiều thiên tai, như: lũ quét, sạt lở, …

ADMICRO

Luyện tập Bài 2 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Học xong bài này các em cần biết:

- Trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam.

- Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đổi núi, địa hình đồng bằng, địa hình bờ biển và thếm lục địa.

- Tìm được ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hoá địa hình đối với sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên và khai thác kinh tế.

3.1. Trắc nghiệm Bài 2 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 2 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 97 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 99 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 99 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 3 trang 99 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 102 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 102 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 104 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 104 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 105 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 105 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 108 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 108 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 108 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 2 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF