Mời các em cùng tham khảo nội dung Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức để tìm hiểu các kiến thức về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và ảnh hưởng của đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến sự hình thành các đặc điểm tự nhiên của Việt Nam.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Vị trí địa lí
- Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
- Nước ta nằm ở vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc; trong khu vực châu Á gió mùa; nơi tiếp giáp giữa đất liền và đại dương, liền kề với các vành đai sinh khoáng.
- Phần đất liền nước ta trải dài từ khoảng vĩ độ 23°23′B đến vĩ độ 8°34′B và từ khoảng kinh độ 109°28′Đ đến kinh độ 102°09′Đ. Vùng biển kéo dài tới khoảng vĩ độ 650′B và từ khoảng kinh độ 101Đ đến trên 117-20’Đ tại Biển Đông.
- Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, là cầu nối giữa các nước Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
Hình 1. Bản đồ vị trí Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á
1.2. Phạm vi lãnh thổ
- Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
- Vùng đất của nước ta bao gồm toàn bộ phần đất liền và các đảo, quần đảo trên Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà) thuộc chủ quyền của Việt Nam. Phần đất liền có hình chữ S, kéo dài 15 vĩ độ và hẹp ngang. Nước ta có tổng diện tích đất của các đơn vị hành chính là 331 344 km. Đường biên giới trên đất liền của nước ta dài hơn 4 600 km.
- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông.
- Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ nước ta.
- Phần đất liền của nước ta tiếp giáp với các nước: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia và nằm kề Biển Đông.
- Vùng biển của nước ta tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Phi-líp-pin, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Cam-pu-chia.
1.3. Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam
Hình 2. Vườn Quốc gia Cúc Phương
Bài tập minh họa
Bài 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lí của Việt Nam?
Hướng dẫn giải
- Việt Nam nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền, nước ta có chung đường biên giới với ba quốc gia (Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia) và có chung Biển Đông với nhiều nước.
- Hệ tọa độ địa lí:
+ Tọa độ trên đất liền: theo chiều bắc - nam từ 23°23′B đến 8°34′B, theo chiều đông - tây từ 109°24′Đ đến 102°09′Đ.
+ Tọa độ địa lí trên biển: Phía Đông 117°20’Đ, phía Nam 6°50'B và phía Tây 101°Đ.
- Nước ta nằm ở vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc; trong khu vực châu Á gió mùa; nơi tiếp giáp giữa đất liền và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.
- Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
Bài 2: Kể tên các quốc gia và biển tiếp giáp với phần đất liền của Việt Nam?
Hướng dẫn giải
- Trên đất liền:
+ Phía Bắc giáp Trung Quốc.
+ Phía Tây giáp Lào, Campuchia.
- Trên biển: vùng biển Việt Nam giáp với các nước như: Trung Quốc, Philippin, Brunây, Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.
Luyện tập Bài 1 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Học xong bài này các em cần biết:
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của Việt Nam.
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam.
3.1. Trắc nghiệm Bài 1 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Khí hậu mưa nhiều trong năm
- B. Một năm có hai mùa rõ rệt
- C. Chỉ có một mùa nóng
- D. Đáp án khác
-
- A. Tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á
- B. Tạo nên nền văn hóa đa dạng của nước ta
- C. Cả hai đáp án trên đều đúng
- D. Đáp án khác
-
- A. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
- B. Gần trung tâm khu vực Đông Nam Á
- C. Tài nguyên thiên nhiên phong phú
- D. Lịch sử dựng nước, giữ nước lâu dài
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 1 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 93 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi trang 94 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi 1 trang 95 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi 2 trang 95 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi trang 96 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập trang 96 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Vận dụng trang 96 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 1 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa líHOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!