Việt Nam được đánh giá là quốc gia có sự đa dạng sinh học cao trên thế giới với nhiều loài động, thực vật khác nhau. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tài nguyên sinh vật của nước ta đang bị suy giảm đáng kể. Nguyên nhân nào gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta và chúng ta cần làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học? Để biết được những điều này, cùng HOC247 tìm hiểu qua Bài 13: Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đa dạng sinh vật Việt Nam
Hình 1. Bản đồ phân bố động vật và thực vật của Việt Nam
- Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên sinh vật nước ta phong phú và đa dạng, thể hiện ở sự đa dạng về thành phần các loài sinh vật, nguồn gen di truyền và hệ sinh thái.
+ Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới.
+ Trong mỗi loài lại có số lượng cá thể rất lớn, tạo nên sự đa dạng của nguồn gen di truyền.
+ Sự đa dạng sinh vật nước ta còn thể hiện ở sự đa dạng của các hệ sinh thái phân bố rộng khắp trên cả nước.
- Hệ sinh thái tự nhiên trên cạn:
+ Có các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa chiếm phần lớn diện tích bao gồm: rừng kín thường xanh, rừng thưa, rừng tre nứa, rừng trên núi đá vôi,...
+ Do đặc điểm của địa hình và lượng mưa nên một số nơi còn có các hệ sinh thái rừng ôn đới trên núi, trảng cỏ, cây bụi,...
Hình 2. Rừng kín thường xanh ở huyện Tân Phú (Đồng Nai)
- Hệ sinh thái tự nhiên dưới nước:
+ Có hệ sinh thái nước mặn (bao gồm cả nước lợ) và hệ sinh thái nước ngọt.
+ Ở các độ sâu khác nhau lại chia thành các vùng nước với nhiều loài sinh vật biển.
+ Hệ sinh thái nước ngọt có ở sông, suối, ao, hồ, đầm,...
- Ngoài các hệ sinh thái tự nhiên, hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của con người đã hình thành nên các hệ sinh thái nông nghiệp. Các hệ sinh thái này ngày càng mở rộng, chiếm dần diện tích của các hệ sinh thái tự nhiên.
1.2. Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam
a. Đa dạng sinh học của nước ta đang bị suy giảm
Đa dạng sinh học của nước ta đang bị suy giảm nghiêm trọng, thể hiện:
- Suy giảm hệ sinh thái
+ Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước của nước ta bị suy giảm đáng kể về diện tích, số lượng và chất lượng.
+ Hiện nay, các hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn lại rất ít, chủ yếu là rừng thứ sinh. T
+ Các hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô cũng bị giảm đáng kể do tác động của con người.
- Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật
+ Việc khai thác các khu rừng tự nhiên đã ảnh hưởng đến các loài thực vật, động vật hoang dã.
+ Một số loài thực vật có nguy cơ cạn kiệt như các loài gỗ quý (đinh, lim, sến, táu,..).
+ Nhiều loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng như: tê giác, voi, hổ,..
- Suy giảm nguồn gen: Sự suy giảm các hệ sinh thái đã làm giảm số lượng loài, số lượng cá thể, từ đó làm suy giảm các nguồn gen quý hiếm trong tự nhiên.
b. Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học có thể bị suy giảm do yếu tố tự nhiên và tác động của con người:
- Các yếu tố tự nhiên bất lợi cho sinh vật thường là các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng,..
- Tác động của con người:
+ Việc khai thác rừng để lấy gỗ, phá rừng lấy đất canh tác nông nghiệp, du canh du cư,.. đã làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp.
+ Việc săn bắt động vật hoang dã để phục vụ cho các nhu cầu của con người đã khiến nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
c. Ý nghĩa của việc bảo tồn đa dạng sinh học
- Đa dạng sinh học là yếu tố quyết định tính ổn định của các hệ sinh thái tự nhiên
- Là cơ sở sinh tồn của sự sống trong môi trường.
- Bảo vệ đa dạng sinh học chính là bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
d. Một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta
- Thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ môi trường và Luật Đa dạng sinh học ở nước ta.
- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Tích cực trồng cây để bảo vệ môi trường.
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia nhằm bảo vệ và khôi phục các hệ sinh thái tự nhiên, rừng nguyên sinh và động thực vật quý hiếm.
- Xử lí chất thải của các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống của con người và các loài sinh vật,...
Hình 3. Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình)
Bài tập minh họa
Bài 1: Trình bày sự đa dạng về thành phần loài của sinh vật nước ta?
Hướng dẫn giải
- Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới.
- Ở nước ta đã phát hiện hơn 50.000 loài sinh vật, trong đó có khoảng 20.000 loài thực vật, 10.500 loài động vật trên cạn. Ngoài ra, còn có rất nhiều loài động vật biển, vi sinh vật, …
Bài 2: Liệt kê một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta?
Hướng dẫn giải
- Thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ môi trường và Luật Đa dạng sinh học ở nước ta.
- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Tích cực trồng cây để bảo vệ môi trường.
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia nhằm bảo vệ và khôi phục các hệ sinh thái tự nhiên, rừng nguyên sinh và động thực vật quý hiếm.
- Xử lí chất thải của các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống của con người và các loài sinh vật,...
Luyện tập Bài 13 Lịch sử và Địa lí 8 CTST
Học xong bài này các em cần biết:
- Chứng minh được sự đa dạng của sinh vật Việt Nam.
- Chứng minh được tinh cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.
3.1. Trắc nghiệm Bài 13 Lịch sử và Địa lí 8 CTST
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. môi trường sống.
- B. khoa học kĩ thuật.
- C. đa dạng sinh học.
- D. diện tích rừng lớn.
-
- A. nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.
- B. phạm vi phân bố loài tăng nhanh.
- C. nhiều hệ sinh thái rừng bị phá hủy.
- D. xuất hiện nhiều loài mới do lai tạo.
-
- A. Hệ sinh thái.
- B. Phạm vi phân bố.
- C. Nguồn gen.
- D. Số lượng cá thể.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 13 Lịch sử và Địa lí 8 CTST
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.
Hỏi đáp Bài 13 Lịch sử và Địa lí 8 CTST
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!