Nước ta nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đặc điểm này đã tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành thổ nhưỡng. Bên cạnh đó, sự đa dạng của các nhân tố hình thành đất đã khiến cho nước ta có nhiều loại đất khác nhau. Vậy, đặc điểm chung và sự phân bố của đất nước ta được thể hiện như thế nào? Hãy cùng HOC247 tìm hiểu câu trả lời qua nội dung của Bài 11: Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng
Tính chất nhiệt đới gió mùa là đặc điểm cơ bản của thổ nhưỡng nước ta, thể hiện:
- Ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh tạo nên lớp thổ nhưỡng dày.
- Lượng mưa tập trung theo mùa rửa trôi các chất dễ tan đồng thời tích tụ oxit sắt và oxit nhôm tạo nên đất feralit có màu chủ đạo là đỏ vàng.
- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của nước ta.
Hình 1. Một phẫu diện đất feralit
1.2. Phân bố các nhóm đất chính ở nước ta
a. Nhóm đất feralit
- Nhóm đất feralit chiếm tới 65% diện tích đất tự nhiên của nước ta, phân bố ở các khu vực đồi núi:
+ Đất feralit hình thành trên đá badan phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ, Tây Bắc,...
+ Đất feralit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc.
+ Đất feralit hình thành trên các loại đá khác chiếm diện tích lớn nhất và phân bố rộng khắp ở nhiều vùng đồi núi thấp của nước ta.
Hình 2. Bản đồ các nhóm đất chính ở Việt Nam
b. Nhóm đất phù sa
- Nhóm đất phù sa chiếm khoảng 24% diện tích đất tự nhiên.
- Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung.
+ Ở đồng bằng sông Cửu Long và các ô trũng ở đồng bằng sông Hồng, đất phù sa có một phần diện tích bị nhiễm phèn (còn gọi là đất phèn).
+ Ở rìa đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ có đất xám trên phù sa cổ.
+ Duyên hải miền Trung có đất cát ven biển.
+ Ngoài ra, ở các khu vực ven biển còn có đất mặn.
c. Nhóm đất mùn núi cao
- Nhóm đất mùn núi cao chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên.
- Phân bố rải rác ở các khu vực núi có độ cao từ 1 600 – 1 700 m trở lên dưới thảm rừng cận nhiệt hoặc ôn đới trên núi.
Bài tập minh họa
Bài 1: Trình bày phân bố của các loại đất ở nước ta?
Hướng dẫn giải
- Đất feralit: phân bố chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi.
- Đất phù sa: phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng ven biển miền Trung.
- Đất mùn núi cao: phân bố rải rác ở các khu vực núi có độ cao từ 1600 - 1700 m trở lên dưới thảm rừng cận nhiệt hoặc ôn đới trên núi.
Bài 2: Lí do nào nào làm cho quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của nước ta?
Hướng dẫn giải
- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của nước ta, vì:
+ Ở nước ta, khí hậu nhiệt đới gió mùa với: nền nhiệt, ẩm cao; lượng mưa lớn và mưa tập trung theo mùa đã làm cho quá trình rửa trôi các chất badơ dễ hòa tan diễn ra mạnh, dẫn đến tích lũy các oxit sắt và oxit nhôm, tạo nên đất feralit có màu chủ đạo là đỏ vàng.
+ Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axit; trong khi đó, địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, vì thế đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi Việt Nam.
Luyện tập Bài 11 Lịch sử và Địa lí 8 CTST
Học xong bài này các em cần biết:
- Chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.
- Trình bày được đặc điểm phân bố của ba nhóm đất chính.
3.1. Trắc nghiệm Bài 11 Lịch sử và Địa lí 8 CTST
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. feralit.
- B. phù sa.
- C. o-xít.
- D. bồi tụ.
-
- A. Xói mòn, rửa trôi.
- B. Sạt lở, cháy rừng.
- C. Hạn hán, bóc mòn.
- D. Xâm thực, bồi tụ.
-
- A. 1 nhóm.
- B. 3 nhóm.
- C. 2 nhóm.
- D. 5 nhóm.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 11 Lịch sử và Địa lí 8 CTST
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.
Hỏi đáp Bài 11 Lịch sử và Địa lí 8 CTST
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!