Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản càng khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa 2 giai cấp tư sản và vô sản. Để giải quyết mâu thuẫn đó giai cấp vô sản đã tiến hành cuộc đấu tranh như thế nào? Hãy cùng HOC247 tìm hiểu qua nội dung của Bài 11: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sự ra đời của giai cấp công nhân
- Cách mạng công nghiệp đã thay đổi cơ bản nền kinh tế – xã hội của các nước tư bản.
- Máy móc phát minh giúp mở rộng quy mô sản xuất và cần nhiều lao động làm thuê tại các đô thị.
- Giai cấp công nhân hình thành và trở thành giai cấp chính trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
- Tuy nhiên, tình cảnh của họ lại vô cùng khốn khổ với lương thấp, thời gian làm việc dài, phụ nữ và trẻ em không được bảo vệ.
- Giai cấp công nhân thường xuyên nổi dậy đấu tranh do điều kiện sống tối tàn.
Hình 1. Lao động trẻ em trong hầm mỏ ở nước Anh cuối thế kỉ XIX (tranh cổ động của Xpen-xơ Prai (Spencer Pryse) (1882 - 1957) xuất bản năm 1923 bởi Đảng Lao động Anh)
1.2. C. Mác, Ph. Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
Hình 2. C. Mác (1818-1883) và Ph. Ăng-ghen (1820-1895)
- Giai cấp công nhân trưởng thành và đấu tranh chính trị chống lại giai cấp tư sản từ những năm 30-40 của thế kỉ XIX.
- Phong trào công nhân nổi lên ở nhiều nơi, ví dụ như: công nhân dệt Li-ông (Lyon) ở Pháp năm 1831, phong trào Hiến chương Anh từ năm 1836 đến năm 1847.
- Học thuyết chủ nghĩa xã hội do C. Mác và Ph. Ăng-ghen khởi xướng ra đời để soi đường cho sự phát triển của phong trào công nhân.
- Một số hoạt động chính của C.Mác và Ph.Ăng-ghen:
1.3. Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX
- Tháng 6 – 1848, công nhân Pa-ri khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm, thực hiện cải cách dân chủ.
- Phong trào công nhân chống lại giai cấp tư sản nổ ra ở nhiều nơi trên thế giới sau cách mạng 1848.
Hình 3. Cuộc biểu tình của công nhân Niu Oóc (New York) năm 1906
- Ngày 28 – 9 – 1864, Quốc tế thứ nhất được thành lập với vai trò truyền bá học thuyết Mác và thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế.
- Sự lớn mạnh của phong trào công nhân dẫn tới sự ra đời nhiều tổ chức chính trị của giai cấp công nhân trên thế giới.
- Năm 1889, Quốc tế thứ hai được thành lập với sứ mệnh thúc đẩy sự thành lập các chính đảng vô sản ở các nước trên toàn thế giới, nhưng bị chia rẽ và tan rã khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
Bài tập minh họa
Bài 1: Hoàn cảnh ra đời của giai cấp công nhân như thế nào?
Hướng dẫn giải
- Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, nền kinh tế - xã hội của các nước tư bản có sự thay đổi căn bản. Nhiều nhà máy, công xưởng tại các đô thị mở rộng quy mô sản xuất nên cần một số lượng lớn lao động làm thuê.
- Đông đảo nông dân bị mất ruộng đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại, hầm mỏ; hoặc ra thành thị làm thuê trong các nhà xưởng,…
⇒ Giai cấp công nhân ra đời.
Bài 2: Giá trị của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) đối với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân như thế nào?
Hướng dẫn giải
- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, đánh dấu bước đầu kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân.
- Từ đây, giai cấp công nhân đã có lý luận cách mạng soi đường để thực hiện cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, xây dựng một xã hội công bằng và tốt đẹp hơn.
Luyện tập Bài 11 Lịch sử và Địa lí 8 CTST
Học xong bài này các em cần biết:
- Nêu được sự ra đời của giai cấp công nhận.
- Trình bày được một số hoạt động chính của Các Mác (Karl Marx), Phri-đích Ăng-ghen (Friedrich Engels) và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Mô tả được một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
3.1. Trắc nghiệm Bài 11 Lịch sử và Địa lí 8 CTST
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Chương 4 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Nông dân bị mất ruộng, phải làm thuê trong các đồn điền, hầm mỏ.
- B. Nhiều nhà máy, công xưởng ở các đô thị mở rộng quy mô sản xuất.
- C. Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ.
- D. Cách mạng công nghiệp làm thay đổi căn bản xã hội của các nước tư bản.
-
- A. Lương lao động thấp.
- B. Thời gian lao động nhiều.
- C. Điều kiện sống và làm việc tồi tàn.
- D. Phụ nữ và trẻ em được làm các công việc nhẹ.
-
- A. C. Mác.
- B. Ph. Ăng-ghen.
- C. V. I. Lê-nin.
- D. G. Rút-xô.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 11 Lịch sử và Địa lí 8 CTST
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Chương 4 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 50 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi trang 50 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi trang 51 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi trang 52 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 1 trang 53 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 2 trang 53 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng 3 trang 53 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 11 Lịch sử và Địa lí 8 CTST
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!