OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á


Cùng HOC247 tham khảo nội dung bài giảng của Bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á trong chương trình Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức. Các em sẽ tìm hiểu chi tiết về vị trí địa lí, hình dạng, kích thước và đặc điểm tự nhiên của châu Á. Chúc các em học tốt!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vị trí địa lí, hình dạng, kích thước

- Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới, diện tích khoảng 44,4 triệu kmtiếp giáp hai châu lục và ba đại dương.

- Châu Á có dạng hình khối rõ rệt.

- Từ bắc xuống nam, châu Á kéo dài từ xích đạo lên quá vòng cực Bắc, khoảng 8500km. Từ đông sang tây, nơi rộng nhất trải từ ven Địa Trung Hải tới ven Thái Bình Dương khoảng 9200km.

1.2. Đặc điểm tự nhiên

a) Địa hình

Hình 1. Bản đồ tự nhiên châu Á

- Địa hình châu Á rất đa dạng, gồm: núi và sơn nguyên cao, đồ sộ; cao nguyên và đồng bằng rộng lớn,... Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh.

- Địa hình chia thành các khu vực:

  • Ở trung tâm là vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Một số dãy núi điển hình: Thiên Sơn, Côn Luân, Hi-ma-lay-a.
  • Phía bắc là các đồng bằng và cao nguyên thấp, bằng phẳng.
  • Phía đông thấp dần về phía biển, gồm các núi, cao nguyên và đồng bằng ven biển.
  • Phía nam và tây nam gồm các dãy núi trẻ, các sơn nguyên và đồng bằng nằm xen kẽ.

b) Khoáng sản

- Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú với trữ lượng lớn.

- Các khoáng sản quan trọng nhất là: dầu mỏ, than đá, sắt, crôm và một số kim loại màu như đồng, thiếc,...

- Phân bố: rộng khắp trên lãnh thổ.

- Thuận lợi:

  • Tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở để phát triển các ngành khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản
  • Cung cấp nguyên liệu cần thiết cho các ngành công nghiệp như sản xuất ô tô, luyện kim,...

Trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản cần lưu ý sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế tàn phá môi trường.

c) Khí hậu

\

Hình 2. Bản đồ các đới và kiểu khí hậu châu Á

- Châu Á có khí hậu đa dạng, được chia thành các đới và các kiểu khí hậu.

- Có 4 đới khí hậu:

  • Đới khí hậu xích đạo
  • Đới khí hậu nhiệt đới
  • Đới khí hậu cận nhiệt
  • Đới khí hậu ôn đới.

- Mỗi đới lại chia thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau, có sự khác biệt chủ yếu về chế độ nhiệt, gió và mưa.

Châu Á là nơi chịu nhiều tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.

d) Sông, hồ

- Mạng lưới sông ở châu Á khá phát triển, nhiều hệ thống sông lớn nhưng phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp.

  • Khu vực Bắc Á: mạng lưới sông dày, bị đóng băng về mùa đông và lũ vào mùa xuân.
  • Khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á: mạng lưới sông dày, nhiều sông lớn, mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô.
  • Khu vực Tây Nam Á và Trung Á: mạng lưới sông kém phát triển.

Châu Á có nhiều hồ lớn được hình thành từ đứt gãy hoặc núi lửa đã tắt.

Hình 3. Sông Mê Công

Hình 4. Hồ Bai-can

e) Đới thiên nhiên

- Đới lạnh: khí hậu lạnh, thực vật nghèo nàn chủ yếu là thực vật rêu và địa y (không có cây thân gỗ), động vật chịu lạnh và di cư.

- Đới ôn hoà: diện tích rộng lớn, có sự phân hóa từ bắc xuống nam, từ đông sang tây

Khí hậu ôn đới. Vùng Xibia khô, rừng lá kim phát triển, động vật phong phú. Vùng Trung Quốc, Nhật Bản mưa nhiều, rừng lá rộng phát triển, nhiều cây lấy gỗ và dược liệu quý. Vùng sâu trong lục địa rất khô hạn, chủ yếu là thảo nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc.

- Đới nóng có khí hậu nhiệt đới, xích đạo, rừng mưa nhiệt đới, thành phần loài đa dạng, nhiều cây gỗ tốt, động vật quý hiếm.

Hình 5. Rừng mưa nhiệt đới ở Thái Lan

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Rừng mưa nhiệt đới ở châu Á phát triển trong điều kiện như thế nào và phân bố ở đâu?

Hướng dẫn giải:

- Rừng mưa nhiệt đới ở châu Á phát triển trong các khu vực có lượng mưa độ ẩm lớn, phân bố đều trong các tháng.

- Rừng mưa nhiệt đói châu Á phân bố ở đồng bằng hạ lưu sông Hằng, Mianmma, Việt Nam, quần đảo Mã Lai... Dưới rừng hình thành đất feral đỏ vàng..

Bài tập 2: Trình bày đặc điểm của khí hậu gió mùa ở châu Á?

Hướng dẫn giải:

Khí hậu gió mùa phân bố ở Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á.

- Vào mùa đông, gió từ lục địa thổi ra, khô, lạnh và ít mưa; vào mùa hạ, gió từ đại dương thổi vào nên nóng, ẩm và mưa nhiều.

Khu vực châu Á gió mùa cũng là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của các cơn bão lớn.

ADMICRO

Luyện tập Bài 5 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á.

- Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á, ý nghĩa của đặc điểm này đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

- Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và các khoáng sản chính ở châu Á.

3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 5 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 2 Bài 5 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 5 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 2 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi mục 1 trang 109 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2a trang 111 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi 1 trang 111 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi 2 trang 111 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2c trang 112 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2d trang 112 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2e trang 114 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 114 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 114 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1 trang 18 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 19 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 19 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 4 trang 19 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5 trang 20 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 6 trang 20 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 7 trang 21 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8 trang 21 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 9 trang 21 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 10 trang 22 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 11 trang 22 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 12 trang 22 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 13 trang 22 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 14 trang 22 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 15 trang 22 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 5 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF