OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX


Mời các em tham khảo nội dung bài học Chương 2 Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX do HOC247 biên soạn dưới đây. Với bài học này, các em sẽ mở rộng kiến thức của mình về điều kiện tự nhiên có tác động đến tình hình phát triển của Ấn Độ dưới thời các Vương triều Gúp-ta, Đê-li Mô-gôn. Từ đó, nắm được những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ trên một số lĩnh vực tiêu biểu. Chúc các em học tốt!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Ấn Độ dưới thời các triều đại phong kiến

- Vị trí: Ấn Độ là một bán đảo lớn ở Nam Á

- Địa hình: chủ yếu là đồng bằng Ấn - Hằng ở miền Bắc, cao nguyên Đê-can rộng lớn ở miền Tây Nam

- Khí hậu: đa dạng

Hình 1. Lăng Hoàng đế A-cơ-ba được xây dựng năm 1569

a) Vương triều Gúp-ta

Đầu thế kỉ IV, San-đra Gúp-ta lên ngôi, thống nhất được đất nước, lập ra Vương triều Gúp-ta. Thời kì này, kinh tế Ấn Độ có những tiến bộ vượt bậc. Trong nông nghiệp, công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi, nhiều công trình thủy lợi lớn được xây dựng. Buôn bán trong nước được đẩy mạnh. Ấn Độ đã có quan hệ thương mại với nhiều nước Ả Rập và Đông Nam Á.

Thời kì này được gọi là thời hoàng kim.

Hình 2. Cột sắt không gỉ được đúc vào thế kỉ V

b) Vương triều Hồi giáo Đê-li

- Từ cuối thế kì XII, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm nhập, chiếm miền Bắc Ấn Độ và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206). Nhà vua có quyền lực cao nhất Ấn Độ được chia thành nhiều khu vực hành chính do các tướng lĩnh Hồi giáo cai quản, còn các tín đồ Hin-đu giáo chỉ được giữ các chức vụ không quan trọng. Nhà vua Hồi giáo tiến hành xâm chiếm các tiểu quốc ở Nam Ấn với hi vọng thành lập đế quốc Hồi giáo.

- Nông nghiệp: nghề nông trồng lúa vẫn giữ vai trò quan trọng và được nhà nước khuyến khích phát triển.

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp: nhiều thành thị mới xuất hiện, một số hải cảng được xây dựng để đẩy mạnh buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, phương Tây và Ả Rập.

⇒ Mâu thuẫn về sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo giữa dân tộc gay gắt làm bùng nổ các cuộc đầu tranh của nhân dân chống lại triều đình.

c) Vương triều Mô-gôn

Đầu thế kỉ XVI, người Hồi giáo tự nhận là dòng dõi Mông Cổ ở Ấn Độ đã lật đổ Vương triều Đê-li, lập ra Vương triều Mô-gôn.

- Chính trị: 

  • Cải cách bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương, chia đất nước làm 15 tỉnh.
  • Thực hiện chế độ Quân chủ chuyên chế, vua trực tiếp bổ nhiệm quan lại các cấp.
  • Sửa đổi luật pháp.

- Kinh tế:

  • Nhà nước thi hành nhiều chính sách phát triển kinh tế, như: đo đạc lại ruộng đất, định lại mức thuế; thống nhất hệ thống đo lường…
  • Trong nông nghiệp, ngoài trồng lương thực còn trồng hồ tiêu, mía, chàm,… 
  • Thủ công nghiệp và thương nghiệp tiếp tục phát triển.

- Xã hội:

  • Xây dượng khối hòa hợp dân tộc, hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo, ngăn chặn áp bức, bóc lột của quý tộc với người dân.
  • Khuyến khích và ủng hộ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật

1.2. Thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

a) Tôn giáo

- Đạo Bà La Môn phát triển thành đạo Hin-đu.

- Đạo Phật có sự phân hóa thành 2 giáo phái là: Đại thừa và Tiểu thừa.

- Đạo Hồi được du nhập và phát triển thành một tôn giáo lớn ở Ấn Độ từ thời Vương triều Đê-li.

b) Chữ viết - Văn học

- Chữ viết: Chữ Phạn đạt đến mức hoàn chỉnh, trở thành ngôn ngữ - văn tự để sáng tác văn học; đồng thời là nguồn gốc của chữ viết Hin-đi ngày nay.

- Văn học: đa dạng – phong phú với nhiều thể loại như: thơ ca, lịch sử, kịch thơ, thần thoại, … Các tác phẩm tiêu biểu là: vở kịch Sơ-kun-tơ-la của Ka-li-đa-sa, …

c) Kiến trúc, điêu khắc

- Chịu ảnh hưởng sâu sắc của 3 tôn giáo lớn là: Phật giáo, Hin-đu giáo và Hồi giáo.

Hình 4. Đền Kha-giu-ra-hô - ngôi đền Hin-đu giáo ở Ấn Độ

Hình 5. Tượng Phật được tạc trên vách đá trong chùa hang A-gian-ta

ADMICRO

Bài tập minh họa

Câu 1: Nêu những điều kiện tự nhiên có tác động đến nền kinh tế của Ấn Độ dưới thời phong kiến?

Hướng dẫn giải

Ấn Độ là một bán đảo lớn ở Nam Á. Phía bắc bị ngăn cách với bên ngoài bởi dãy Hi-ma-lay-a hùng vĩ, ba mặt còn lại giáp biển khiến Ấn Độ được ví như một "tiểu lục địa”. Địa hình chủ yếu là đồng bằng Ấn - Hằng ở miền Bắc, cao nguyên Đê-can rộng lớn ở miền Tây Nam, ... Khí hậu Ấn Độ rất đa dạng. Đó là những điều kiện tự nhiên nổi bật tác động tới sự phát triển kinh tế của Án Độ thời phong kiền.

Câu 2: Kiến trúc – điêu khắc Ấn Độ chủ yếu chịu ảnh hưởng từ ba tôn giáo lớn nào?

Hướng dẫn giải

Kiến trúc – điêu khắc Ấn Độ chủ yếu chịu ảnh hưởng từ ba tôn giáo là: Phật giáo, Hin-đu giáo và Hồi giáo.

ADMICRO

Luyện tập Bài 5 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:

- Nêu được nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ

- Trình bày khái quát được sự ra đời, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ dưới thời các Vương triều Gúp-ta, Đê-li và Mô-gôn

- Nêu được những biểu hiện nổi bật về sự phát triển kinh tế thời Minh - Thanh. Từ đó, nắm được những điểm khác biệt so với nền kinh tế dưới thời Đường.

- Trình bày những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 5 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 2 Bài 5 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 5 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 2 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi mục 1a trang 30 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1b trang 31 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1c trang 32 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2 trang 33 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 33 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng 2 trang 33 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng 3 trang 33 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1 trang 19 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 20 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 21 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1 trang 21 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 22 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 22 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 5 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF