Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX


Đến với nội dung Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX Chương trình Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức, các em sẽ tìm hiểu về những nét phát triển nổi bật, toàn diện của lịch sử Trung Quốc dưới nhiều triều đại khác nhau. Qua mỗi cột mốc thời gian, chúng ta có thể thấy nhiều điểm tiến bộ từ kinh tế đến văn hóa, kiến trúc của Trung Quốc. Mời các em theo dõi nội dung bài học chi tiết bên dưới!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tiến trình phát triển của lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Hình 1. Di tích Tử Cấm Thành ở Thủ đô bắc Kinh (Trung Quốc)

Sau khi nhà Tuỳ sụp đổ, lịch sử Trung Quốc tiếp tục trải qua các triều đại: Đường (618 - 907), thời kì Ngũ đại (907 - 960), Tống (960 - 1279), Nguyên (1271 - 1368), Minh (1368 - 1644) và nhà Thanh (1644 - 1911) - triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc.

1.2. Trung Quốc dưới thời Đường

- Chính trị: 

  • Chế độ quân chủ chuyên chế đạt đến đỉnh cao.
  • Đối ngoại: Mở các cuộc chiến tranh đi xâm lăng, mở rộng lãnh thổ. 

- Kinh tế:

  • Nông nghiệp: chính sách quân điền (lấy ruộng chia cho nhân dân), giảm thuế, áp dụng nhiều kĩ thuật canh tác mới, ...
  • Thủ công nghiệp: nhiều xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền xuất hiện. Nhiều thành thị ngày càng phồn thịnh như Trường An, Lạc Dương...
  • Thương nghiệp: Nhà Đường có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á.

1.3. Sự phát triển kinh tế thời Minh - Thanh

- Nông nghiệp: 

  • Kĩ thuật gieo trồng, diện tích trồng trọt vượt xa thời kì trước, sản lượng lương thực tăng nhiều....

- Thủ công nghiệp:

  • Hình thành những xưởng thủ công tương đối lớn, thuê nhiều nhân công và sản phẩm rất đa dạng. Nghề làm đồ sứ đạt đền độ tinh xảo, với những sản phẩm nổi tiếng.
  • Nhiều xưởng dệt lớn, chuyên môn hoá cao xuất hiện ở Tô Châu, Tùng Giang,..
  • Các xưởng đóng tàu đã đóng được những loại thuyền lớn.

Hình 2. Đồ gốm men xanh thời Minh

- Thương nghiệp

  • Nhiều thành thị trở nên phồn thịnh như Bắc Kinh, Nam Kinh, ...
  • Nhiều thương cảng lớn như Quảng Châu, Phúc Kiến, ... đã trở thành những trung tâm buôn bán sầm uất - nơi giao thương với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư,...

Hình 3. Bức tranh nổi tiếng Thanh minh thượng hà đồ miêu tả sự phát triển sầm uất của các thành thị ở Trung Quốc

1.4. Những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

a) Tư tưởng - Tôn giáo

  • Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc.
  • Phật giáo tiếp tục phát triển, thịnh hành nhất dưới thời Đường.

Hình 4. Kinh Kim Cương

b) Sử học và Văn học

- Sử học

  • Từ thời Đường, cơ quan chép sử được thành lập.
  • Nhiều bộ sử lớn được biên soạn như: Minh sử, Thanh thực lục,…

- Văn học:

  • Văn học đa dạng, phong phú với nhiều thể loại, như: thơ thời Đường, kịch thời Nguyên, tiểu thuyết chương hồi thời Minh – Thanh…
  • Xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị; Thủy Hử, Thi Nại Am, La Quán Trung, Tào Tuyết Cần…

c) Kiến trúc - điêu khắc

  • Xây dựng nhiều công trình kiến trúc đặc sắc, như: Vạn lí trường thành, Tử Cấm Thành, Cố cung…
  • Nghệ thuật điêu khắc đạt đến trình độ tinh xảo, điêu luyện với những bức tượng phật tinh xảo, sinh động…
  • Kĩ thuật: phát minh ra kĩ thuật in, thuốc súng, …

Hình 5. Tượng Phật tạc trên đá ở hang Mạc Cao (Đôn Hoàng)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu 1: Hãy kể tên những tác phẩm Sử học, Văn học tiêu biểu của nền văn hóa Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX?

Hướng dẫn giải

- Nhiều bộ sử lớn được biên soạn như Minh sử, Thanh thực lục, Tứ khổ toàn thư, ...

- Từ thời Nguyên đến thời Thanh, xuất hiện nhiều tiều thuyết đồ sộ, có ảnh hưởng sâu sắc đền văn học các nước khác như: Thủy hử (Thi Nại Am), Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Tây du kí (Ngô Thừa Ân), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần), ...

Câu 2: Tôn giáo nào đã trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc?

Hướng dẫn giải

Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc.

ADMICRO

Luyện tập Bài 4 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:

- Tìm hiểu tiến trình phát triển của lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

- Trình bày được sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường

- Nêu được những biểu hiện nổi bật về sự phát triển kinh tế thời Minh - Thanh. Từ đó, nắm được những điểm khác biệt so với nền kinh tế dưới thời Đường.

- Trình bày những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 4 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 2 Bài 4 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 4 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 2 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi mục 1 trang 25 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2 trang 25 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi 1 trang 27 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi 2 trang 27 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi 1 trang 28 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi 2 trang 28 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 28 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 28 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 3 trang 28 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 28 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1 trang 15 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 16 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 16 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 4 trang 17 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1 trang 17 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 18 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 18 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 4 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF