OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu


Do quá trình phát triển công nghiệp nhanh nên môi trường của châu Âu bị ô nhiễm, hiện nay các quốc gia châu Âu đã đưa ra các giải pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường. Các giải pháp này vừa giúp phát triển kinh tế vừa an toàn với môi trường. Cùng HỌC247 tìm hiểu các vấn đề và giải pháp bảo vệ môi trường ở châu Âu qau nội dung bài giảng của Bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu dưới đây!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vấn đề môi trường

a) Bảo vệ môi trường không khí

- Những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở châu Âu là do các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ năng lượng, vận tải đường bộ, ..

- Để cải thiện chất lượng không khí, các quốc gia châu Âu đã thực hiện một số giải pháp:

+ Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển.

+ Đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao như dầu mỏ và khí tự nhiên, góp phần giảm phát thải khí CO2, vào khí quyển.

+ Đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo để dần thay thế năng lượng hoá thạch.

Năng lượng tái tạo

+ Đối với thành phố: giảm lượng xe lưu thông trong thành phố, ưu tiên giao thông công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên cho người đi xe đạp và đi bộ.

Hình 1. Dòng người đi xe đạp trên đường phố Cô-pen-ha-ghen (Đan Mạch)

b) Bảo vệ môi trường

- Môi trường nước ở châu Âu bị ô nhiễm do các chất thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt

- Hiện nay, nhờ các biện pháp bảo vệ nên môi trường nước đã được cải thiện rõ rệt:

+ Tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn rác thải, hoá chất độc hại từ sản xuất nông nghiệp.

+ Đảm bảo việc xử lý rác thải, nước thải từ sinh hoạt và sản xuất công nghiệp trước khi thải ra môi trường.

+ Kiểm soát và xử lý các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động kinh tế biển (vận tải, du lịch, đánh bắt hải sản,...).

+ Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước, ...

1.2. Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học

- Các quốc gia châu Âu rất chú trọng bảo vệ sự đa dạng sinh học. Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước ở châu Âu được bảo tồn tương đối tốt.

- Để giữ gìn đa dạng sinh học, các nước châu Âu đã ban hành nhiều chính sách bảo vệ và phát triển rừng bền vững, giảm thiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường đất.

Hình 2. Một khu rừng ở Phần Lan

- Các hệ sinh thái và đa dạng sinh học có tầm quan trọng đặc biệt đối với sức khoẻ con người và ổn định kinh tế - xã hội. Tháng 10 năm 2020, các Bộ trưởng môi trường của Liên minh châu Âu đã thông qua chiến lược đa dạng sinh học, nhằm bảo vệ các hệ sinh thái. Theo đó, ít nhất 30% khu vực tiếp giáp biển sẽ được đưa vào diện bảo vệ đặc biệt.

1.3. Vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu

- Châu Âu bị ảnh hưởng liên tiếp bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan, như các đợt nắng nóng bất thường xảy ra ở các nước Bắc Âu, nắng nóng cũng đã gây ra những trận cháy rừng tàn khốc ở một số quốc gia Nam Âu, mưa lũ gây hậu quả nghiêm trọng tại một số quốc gia ở Tây và Trung Âu.

Hình 3. Nắng nóng, nhiệt độ tăng cao khiến cháy rừng lan rộng ở Tây Ban Nha năm 2021

- Để ứng phó với biến đổi khí hậu, các nước châu Âu đã có nhiều hành động cụ thể như:

+ Trồng rừng và bảo vệ rừng: Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu vị rừng hấp thụ khí CO2, gây hiệu ứng nhà kính. Rừng còn làm giảm nguy cơ lũ lụt và giảm thiểu hạn hán.

+ Hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch ở mức tối đa và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường như năng lượng mặt trời, gió, sóng biển, thuỷ triều, ...

- Mục tiêu chung của các nước châu Âu là giảm 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030. Các quốc gia châu Âu giám sát và bảo vệ nghiêm ngặt các khu rừng nguyên sinh, những khu rùng này có vai trò như là chắn tự nhiên chống lại biến đổi khí hậu.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy nêu một số vấn đề về môi trường được các nước châu Âu quan tâm?

Hướng dẫn giải:

Trước đây, do quá trình phát triển công nghiệp nhanh nên môi trường của châu Âu bị ô nhiễm. Nhờ việc nhanh chóng phát hiện ra tác động tiêu cực đến sức khoẻ của môi trường ô nhiễm và các tiến bộ khoa học, hiện nay môi trường của châu Âu đã được cải thiện rất nhiều, đặc biệt là môi trường nước, môi trường không khí và môi trường sinh vật. Châu Âu cũng đầu tư và có nhiều giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bài tập 2: Hãy cho biết một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu?

Hướng dẫn giải:

Để ứng phó với biến đổi khí hậu, các nước châu Âu đã có nhiều hành động cụ thể như:

- Trồng rừng và bảo vệ rừng: Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu vị rừng hấp thụ khí CO2, gây hiệu ứng nhà kính. Rừng còn làm giảm nguy cơ lũ lụt và giảm thiểu hạn hán.

- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch ở mức tối đa và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường như năng lượng mặt trời, gió, sóng biển, thuỷ triều, ...

ADMICRO

Luyện tập Bài 3 - Phần Địa lí - Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:

- Nêu được các vấn đề về môi trường ở châu Âu

- Trình bày được các giải pháp bảo vệ môi trường ở châu Âu

3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 3 - Phần Địa lí - Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 3 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 3 - Phần Địa lí - Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 104 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1b trang 105 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2 trang 105 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 3 trang 106 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 106 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 106 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1 trang 14 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 14 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 14 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 4 trang 15 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5 trang 15 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 6 trang 15 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 3 - Phần Địa lí - Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF