OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên


Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên là một trong những nội dung lịch sử để lại dấu ấn vang dội trong nền lịch sử nước nhà Việt Nam. Để giúp các em mở rộng kiến thức toàn diện về ba cuộc đấu tranh oai liệt này, HOC247 xin gửi đến các em nội dung Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên. Hi vọng đây sẽ là một bài học hay và bổ ích cho các em! Chúc các em học vui!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258

- Năm 1257, Mông Cổ cho quân áp sát biên giới Đại Việt, ba lần cử sứ giả đến Thăng Long dụ hàng.

- Vua Trần Thái Tông bắt giam sứ giả, ra lệnh cho cả nước tập luyện, chuẩn bị tinh thần chống giặc

Hình 17.1. Sơ đồ diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258

Diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258:

- Tháng 1 - 1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt.

- Quân giặc tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị phòng tuyến của ta chặn lại 

- Nhà Trần rút khỏi Thăng Long, thực hiện "vườn không nhà trống". Thiếu lương thực lại bị quân dân ta chống trả, chưa đầy 1 tháng, lực lượng chúng hao mòn dần.

- Ngày 29 - 2 - 1258, Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu, quân Mông Cổ thua trận phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất kết thúc thắng lợi.

Hình 17.2. Lược đồ kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258

1.2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên 1285

Diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285:

- Năm 1271, Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên. Năm 1279, sau khi chiếm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc, nhà Nguyên tập trung lực lượng, ráo riết chuẩn bị xâm lược Đại Việt.

- Trước tình hình đó, vua Trần triệu tập hội nghị Bình Than (Bắc Ninh) năm 1282, hội nghị Diên Hồng (Thăng Long) năm 1285 để bàn kế sách đánh giặc. Trần Quốc Tuấn được cử làm Quốc công tiết chế - Tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến. Trước trận chiến, để động viên khích lệ tinh thần chiến đấu của binh lính, Hưng Đạo Vương đã viết Hịch tướng sĩ.

- Cuối tháng 1 năm 1285, Thoát Hoan dẫn 50 vạn quân từ phía bắc, Toa Đô dẫn 10 vạn quân từ phía nam (Chăm-pa) tấn công Đại Việt. Trước thế giặc mạnh, quân Trần lui quân về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương). Vua tôi nhà Trần tiếp tục thực hiện kế sách “vườn không nhà trống", rút từ Thăng Long về Thiên Trường (Nam Định).

Hình 17.5. Lược đồ kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1285

- Tháng 5 năm 1285, quân Trần phản công, đánh bại quân địch ở Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương (Hà Nội), tiến về giải phóng kinh đô. Toa Đô tử trận, Thoát Hoan phải chui ống đồng bắt quân lính khiêng chạy về nước. Cuộc kháng chiến kết thúc thẳng lợi.

1.3. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1287 - 1288

- Sau hai lần thất bại ở Đại Việt, vua Nguyên tiếp tục cử Thoát Hoan xâm lược Đại Việt một lần nữa. Đoán được dã tâm và ý đồ xâm lược của kẻ thù, quân dân nhà Trần lại khẩn trương chuẩn bị kháng chiến. .

Hình 17.7. Sơ đồ diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 - 1288

Hình 17.8. Lược đồ kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1287 - 1288

1.4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên

Nguyên nhân thắng lợi

- Kết quả của lòng yêu nước, của sự đoàn kết toàn dân, trên dưới một lòng cùng tham gia đánh giặc. 

- Đề ra kế sách đánh giặc đúng đắn, sáng tạo, biết phát huy truyền thống đánh giặc “lấy ít địch nhiều, lấy ít chống mạnh”, “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu”.

- Tài năng của các vua nhà Trần cùng các danh tướng

Ý nghĩa lịch sử

- Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược của quân Mông Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, mở ra nền thái bình hơn một thế kỉ cho Đại Việt.

- Góp phần chặn đứng làn sóng xâm lược của quân Mông Nguyên đối với Nhật Bản, các nước Đông Nam Á.

- Khẳng định tinh thần quật cường, khí phách của một dân tộc không chịu khuất phục trước bất kỉ kẻ thù nào.

- Để lại nhiều bài học quý giá về xây dựng khối đoàn kết quân dân trong cuộc đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc.

Hình 17.11. Hào khí Đông A - Bạch Đằng 1288 (tranh sơn mài, Nguyễn Trường Linh)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu 1: Hoàn thành các mốc thời gian lịch sử tương ứng với các sự kiện sau đây:

- Tháng 1 - ______, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt.

- Ngày 29 - 2 - ______, quân Mông Cổ thua trận phải rút chạy về nước. 

- Năm ______, Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên.

- Cuối tháng 1 năm ______, Thoát Hoan dẫn 50 vạn quân từ phía bắc, Toa Đô dẫn 10 vạn quân từ phía nam (Chăm-pa) tấn công Đại Việt.

- Tháng 5 năm ______, quân Trần phản công, đánh bại quân địch, tiến về giải phóng kinh đô.

Hướng dẫn giải

- Tháng 1 - 1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt.

- Ngày 29 - 2 - 1258, quân Mông Cổ thua trận phải rút chạy về nước. 

- Năm 1271, Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên.

- Cuối tháng 1 năm 1285, Thoát Hoan dẫn 50 vạn quân từ phía bắc, Toa Đô dẫn 10 vạn quân từ phía nam (Chăm-pa) tấn công Đại Việt.

- Tháng 5 năm 1285, quân Trần phản công, đánh bại quân địch, tiến về giải phóng kinh đô.

Câu 2: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ diễn ra vào năm nào?

Hướng dẫn giải

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258.

ADMICRO

Luyện tập Bài 17 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:

- Lập được lược đồ diễn biến chính của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

- Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, nêu được ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, nhận thức được sâu sắc tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống. giặc ngoại xâm của quân dân Đại Việt.

- Đánh giá được vai trò của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn Trần Nhân Tông, ...

3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 17 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 17 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 17 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi mục 1 trang 71 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục 2 trang 72 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục 3 trang 73 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi 1 mục 4 trang 75 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi 2 mục 4 trang 75 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi 3 mục 4 trang 75 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 76 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 2 trang 76 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 76 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 17 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF