OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử 9 Bài 5: Các nước Đông Nam Á


Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau năm 1945 phát triển mạnh mẽ nhất là khu vực Đông Nam Á. Khi giành được độc lập các nước Đông Nam Á đã xây dựng và phát triển đất nước về mọi mặt và đạt nhiều thành tự to lớn. Để hiểu hơn vấn đề này mời tất cả các em học sinh chúng ta cùng tìm hiểu: Bài 5: Các nước Đông Nam Á

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

luoc_do_cac_nuoc_dong_nam_a_500_04 

Lược đồ các nước Đông Nam Á

1.1. Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945

  • Diện tích: 4,5 triệu km2.
  • Dân số: 536 triệu người

Tên nước

Thủ đô

Ngày gia nhập ASEAN

Việt Nam

 Hà Nội

7/1995

Lào

 Viên-chăn

9/1997

Cam pu chia

Phôm-Pênh

4/1999

 Thái Lan

 Băng Cốc

8/8/1967

Mianma

Răng-gun

9/997

Malaixia

Cua-la-lăm-pua

8/8/1967

Xing ga po

 Xing ga po

8/8/1967

 Philippin

Ma-ni-la

8/8/1967

Inđônêxia

Giacácta

8/8/1967

Brunây

BanđaSeri Bêgaoan

1984

Đông-Ti-mo

Đili

Quan sát viên

  • Sau chiến tranh thế giới thứ hai hầu hết các nước Đông Nam Á đã giành độc lập.
  • Trong thời kỳ chiến tranh lạnh: Mỹ can thiệp vào Đông Nam Á; lập khối quân sự SEATO; xâm lược Việt Nam, mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam pu Chia.
  • Khối quân sự SEATO; khối phòng thủ Đông Nam Á:
    • Thành lập ngày 891954 tại Manila gồm Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Niu Di-lân,Philíppin, Thái Lan và Pakixtan.
    • Là liên minh chính trị quân sự do Mỹ cầm đầu chống lại phong trào giải phóng dân tộc và ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam Á.
    • 1954-1975 là chỗ dựa của Mỹ trong chiến tranh xâm lược Đông Dương.
    •  9/1975 Mỹ thất bại ở Đông Dương nên giải thể.
  • Chính sách đối ngoại có sự phân hóa:
    •  Thái Lan và Phi líp pin tham gia SEATO.
    •  In đô nê xia, Miến Điện: hòa bình, trung lập.
    •  Việt Nam, Lào, Cam pu chia bị Mỹ xâm lược.

 luoc_do_cac_nuoc_thanh_vien_asean_500

Lược đồ các nước thành viên ASEAN

1.2. Sự ra đời của tổ chức ASEAN

  • Hòan cảnh ra đời
    • Sự liên kết giữa các nước trong khu vực đang được hình thành ở nhiều nơi.Thí dụ NATO, EU (tổ chức thống nhất Châu Phi)
    • Do yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, các nước cần hợp tác liên minh để phát triển.
    • Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
    • Đối phó với chiến tranh Đông Dương.
    • Ngày 881967 Hiệp Hội các nước Đông Nam Á ra đời ASEAN tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước là Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo, Thái Lan.
  • Mục tiêu là: 21976 hội nghị Ba li đề ra mục tiêu là xây dựng mối quan hệ hòa bình hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực, tạo nên 1 cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh. Như thế ASEAN là 1 tổ chức liên minh chính trị – kinh tế của khu vực.
  • Hoạt động:
    • 2/1976 ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác tại Bali (In đô nê xia)
    • Ký Hiệp ước Pari về Campuchia 10/1991.
    • Cuối những năm 1970 chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, kinh tế phát triển như Xingapo (NIC Con Rồng Châu Á), Thái Lan, Malaixia.

1.3. Từ “ASEAN 6” phát triển thành “ASEAN 10”.

  • Mở rộng:
    • Thành viên thứ 6 là Bru nây 1984.
    • Thành viên thứ bảy là Việt Nam:7/1995.
    • Thành viên thứ 8 và 9 là Lào, Mianma: 9/1997.
    • Thành viên thứ 10 là Cam pu chia: 4/1999.
    • Từ ASEAN 6 phát triển thành ASEAN 10 chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, xây dựng 1 khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
    • 1992: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN AFTA trong vòng 1015 năm.
    • 1994: lập diễn đàn khu vực ARF với sự tham gia của 23 quốc gian nhằm tạo nên một cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á. Một chương mới đã mở ra ở Đông Nam Á 

tru_so_asean

 Trụ sở chính ASEAN tại Jakarta Indonesia

ADMICRO
ADMICRO

2. Luyện tập và củng cố

Qua bài học này các em phải nắm được các nội dung chính sau:

  • Tình hình các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945
  • Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào?
  • Nguyên tắc hoạt động của ASEAN là gì?

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập Thảo luận 1 trang 22 SGK Lịch sử 9 Bài 5

Bài tập Thảo luận 2 trang 22 SGK Lịch sử 9 Bài 5

Bài tập Thảo luận trang 24 SGK Lịch sử 9 Bài 5

Bài tập 1 trang 25 SGK Lịch sử 9

Bài tập 2 trang 25 SGK Lịch sử 9

Bài tập 1.1 trang 16 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.2 trang 16 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.3 trang 16 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.4 trang 16 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.5 trang 16 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.6 trang 16 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.7 trang 16 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.8 trang 16 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 2 trang 17 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 3 trang 18 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 4 trang 18 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 5 trang 19 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 6 trang 19 SBT Lịch Sử 9

3. Hỏi đáp Bài 5 Lịch sử 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 9 HỌC247

NONE
OFF