Bài tập Thảo luận 2 trang 172 SGK Lịch sử 12 Bài 21
Quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) và giành thắng lợi như thế nào?
Hướng dẫn giải chi tiết
1. Hoàn chỉnh về tổ chức lãnh đạo:
- Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
- Tháng 1/1961, Trung ương cục miền Nam thành lập.
- Tháng 2/1961, các lực lượng vũ trang thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam.
- Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Đảng lãnh đạo nhân dân ta kết hợp đấu tranh chính trị với đầu tranh vũ trang, nổi dậy tiến công địch trên ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), bằng ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận).
2. Đánh bại kế hoạch Staley - Taylor (1961 - 1963).
- Từ năm 1961 đến 1962: quân giải phóng đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch.
- Đấu tranh chống và phá "Ấp chiến lược": diễn ra gay go quyết liệt giữa ta và địch. Ta phá "ấp chiến lược" đi đôi với dựng làng chiến đấu.
- Trên mặt trận quân sự: Ngày 2/1/1963, quân dân ta thắng lớn ở trận Ấp Bắc (Mỹ Tho).
- Đấu tranh chính trị:
- Diễn ra mạnh mẽ khắp các đô thị lớn, nổi bật là đấu tranh của "đội quân tóc dài", của các tín đồ Phật giáo... → Đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm.
- Ngày 1/11/1963, Mỹ giật dây Dương văn Minh đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm. Chính quyền Sài Gòn lâm vào tình trạng khủng hoảng.
3. Đánh bại kế hoạch Giôn xơn - Mác Namara (1964-1965)
- Kế hoạch Giônxơn - Mác Namara có nội dung là: tăng cường viện trợ quân sự, ổn định chính quyền Sai gòn, bình định có trọng điểm trong hai năm (1964 - 1965).
- Thắng lợi của ta:
- Từng mảng lớn "ấp chiến lược" của địch bị phá vỡ, làm phá sản cơ bản "xương sống" của chiến tranh đặc biệt.
- Vùng giải phóng ngày càng mở rộng, chính quyền cách mạng các cấp thành lập.
- Về quân sự:
- Ta thắng lớn ở trận Bình Giã (2/12/1964), đánh bại chiến lược "trực thăng vận", "thiết xa vận". → Phá sản về cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
- Thắng lợi ở An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài... → Phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập Thảo luận 2 trang 168 SGK Lịch sử 12 Bài 21
Bài tập Thảo luận 1 trang 172 SGK Lịch sử 12 Bài 21
Bài tập 1 trang 172 SGK Lịch sử 12
Bài tập 2 trang 172 SGK Lịch sử 12
Bài tập 1.1 trang 111 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 1.2 trang 111 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 1.3 trang 111 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 1.4 trang 112 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 1.5 trang 112 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 1.6 trang 112 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 1.7 trang 112 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 1.8 trang 112 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 1.9 trang 113 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 1.10 trang 113 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 1.11 trang 113 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 1.12 trang 113 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 1.13 trang 113 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 1.14 trang 113 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 1.15 trang 114 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 1.16 trang 114 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 1.17 trang 114 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 1.18 trang 114 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 1.19 trang 114 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 1.20 trang 114 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 2 trang 115 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 3 trang 115 SBT Lịch Sử 12
Bài tập 4 trang 116 SBT Lịch Sử 12
-
Đâu là lực lượng chính trị trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam sau phong trào Đồng Khởi (1959-1960)?
bởi Nguyễn Trọng Nhân 18/01/2021
A. Đảng Lao động Việt Nam
B. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
C. Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam
D. Trung ương cục miền Nam
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Nổ ra ở vùng nông thôn miền Nam
B. Từ chỗ lẻ tẻ phát triển thành một cao trào cách mạng
C. Nổ ra ngay sau khi nghị quyết 15 ra đời, chứng tỏ đường lối của Đảng là đúng
D. Phát triển mạnh ngay trong các đô thị miền Nam
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên cách mạng Việt Nam
B. Thể hiện sự độc lập, tự chủ, quyết đoán của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng
C. Ra đời muộn nhưng đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam, chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên của cách mạng miền Nam
D. Ra đời muộn nhưng đáp ứng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
“Máu đọng chưa khô lại đầy/Hỡi miền Nam trăm đắng ngàn cay“. Hai câu thơ này là hỉnh ảnh của miền Nam Việt Nam trong những ngày Mĩ - Diệm thực hiện chính sách gì
bởi Nguyễn Trọng Nhân 18/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò, vị trí như thế nào?
bởi Đan Nguyên 17/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vị trí, vai trò của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam được xác định như thế nào tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960)?
bởi Ngoc Nga 17/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời