Bài tập 1 trang 90 SBT Lịch sử 12 Bài 17
1. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 quân đội nước nào thuộc phe đồng minh kéo vào nước ta
A. Quân Anh, quân Mĩ
B. Quân Pháp, quân Anh
C. Quân Anh, quân Trung hoa dân quốc
D. Quân Liên Xô, quân Trung hoa dân quốc
2. Kẻ thù nguy hiểm nhất của cách mạng nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. Quân Trung Hoa dân quốc
B. Thực dân Pháp
C. Đế quốc Anh
D. Phát xít Nhật
3. Khó khăn lớn nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
A. Chính quyền cách mạng còn non trẻ
B. Nạn đói tiếp tục đe dọa đời sống nhân dân
D. Các tệ nạnxã hội cũ vẫn tồn tại, hơn 90% dân ta mù chữ
D. Ngọai xâm và nội phản phá hoại
4. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà diễn ra ngày
A. Ngày 6- 1 - 1945.
B. Ngày 6- 1 - 1946.
C. Ngày 6- 1 - 1947.
D. Ngày 6- 1 - 1948.
5. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, để giải quyết căn bản nạn đói, biện pháp quan trọng hàng đầu và có tính chất lâu dài là
A. quyên góp, điều hoà thóc gạo giữa các địa phương trong cả nước.
B. nghiêm trị những người đầu cơ, tích trữ gạo.
C. phát động phong trào "Nhường cơm sẻ áo", "Hũ gạo cứu đói"...
D. Tăng gia sản xuất
6. Sự kiện mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp là
A. Thành lập quân đội viễn chinh và bổ nhiệm Cao Ủy Pháp ở Đông Dương ngay sau khi Nhật đầu hàng
B. Xả súng vào đám đông khi nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn tổ chức mít tinh mừng ngày độc lập (2-9-1945)
C. Cho quân quấy nhiễu, ngăn cản Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (6-1-1946)
D. Đánh úp trụ sở ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn (23-9-1945)
7. Vì sao Đảng và chính phủ ta đề ra chủ trương kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược sau cách mạng tháng Tám năm 1945
A. Thực dân Pháp lộ rõ dã tâm và có hành động xâm phạm trắng trợn độc lập, chủ quyền của dân tộc ta
B. Thực dân Pháp núp bóng quân Anh quay trở lại Nam Bộ và tiếp tục gây hấn
C. Thế và lực của quân Pháp lúc này còn non yếu , ta có thể thắng Pháp
D. Không để quân Pháp câu kết với quân Trung Hoa dân quốc ở ngoài Bắc
8. Đảng và chính phủ ta có chủ trương như thế nào trong việc đối phó với quân Trung Hoa dân quốc sau cách mạng tháng Tám năm 1945
A. Quyết tâm đánh Trung Hoa dân quốc ngay từ đầu
B. Hòa hoãn với quân Trung Hoa dân quốc để tập trung đánh Pháp
C. Dựa vào quân Anh để chống quân Trung Hoa dân quốc
D. Chấp nhận tất cả các yêu sách của quân Trung Hoa dân quốc và tay sai của chúng
9. Ý nào không phản ánh đúng nội dung Hiệp đinh Sơ Bộ (6-3-1946)
A. Ta đồng ý 15.000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Trung Hoa dân quốc
B. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập
C. Việt Nam là thành viên của Liên bang Đông Dương, thuộc khối Liên Hiệp Pháp
D. Hai bên ngừng bắn tại chỗ
Phương pháp: Xem lại mục 3. Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta
10. Bản Tạm ước ngày 14 - 9 - 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí với đại diện Chính phủ Pháp có ỷ nghĩa
A. chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
B. tạo điều kiện cho ta kéo dài thời gian hoà hoãn để xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp không thể tránh khỏi.
C. giúp ta tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc.
D. giúp ta đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn tay sai ra khỏi nước ta.
11. Chủ trương của Đảng và chính phủ ta đối với vấn đề thù trong, giặc ngoài (từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946) được đánh giá là
A. Cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc
B. Mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược
C. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược
D. Vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược
Hướng dẫn giải chi tiết
1. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 quân đội nước nào thuộc phe đồng minh kéo vào nước ta
- Miền Bắc (từ vĩ tuyến 16 trở ra): 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéo vào nước ta theo sau là các đảng phái tay sai như: Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc), Việt Nam cách mạng đồng chí hội (Việt Cách) hòng giành lại chính quyền.
- Miền Nam (từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam): Quân Anh kéo vào, dọn đường cho Pháp trở lại xâm lược nước ta. Lợi dụng tình hình, bọn phản động ngóc đầu dậy làm tay sai cho Pháp chống phá cách mạng.
- Chọn C
2. Kẻ thù nguy hiểm nhất của cách mạng nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là
- Kẻ thù nguy hiểm nhất của cách mạng nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là Thực dân Pháp
- Chọn B
3. Khó khăn lớn nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
- Khó khăn lớn nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là ngoại xâm và nội phản phá hoại
- Chọn D
4. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà diễn ra ngày
- Ngày 06/01/1946, hơn 90% cử tri trong cả nước đi bỏ phiếu bầu Quốc hội và đã bầu ra 333 đại biểu.
- Chọn B
5. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, để giải quyết căn bản nạn đói, biện pháp quan trọng hàng đầu và có tính chất lâu dài là
- Biện pháp lâu dài
- Tăng gia sản xuất “Tấc đất tấc vàng”, “Không một tấc đất bỏ hoang”.
- Bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý.
- Giảm tô, thuế ruộng đất 25 %, chia lại ruộng đất công.
- Chọn D
6. Sự kiện mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp là
- Đêm 22 rạng sáng 23-9-1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.
- Chọn D
7. Vì sao Đảng và chính phủ ta đề ra chủ trương kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược sau cách mạng tháng Tám năm 1945
- Đảng và chính phủ ta đề ra chủ trương kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược sau cách mạng tháng Tám năm 1945 vì Thực dân Pháp lộ rõ dã tâm và có hành động xâm phạm trắng trợn độc lập, chủ quyền của dân tộc ta.
- Chọn A
8. Đảng và chính phủ ta có chủ trương như thế nào trong việc đối phó với quân Trung Hoa dân quốc sau cách mạng tháng Tám năm 1945
- Trước tình hình quân Pháp ở Nam Bộ, quân Trung Hoa Dân quốc ở phía Bắc, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch rõ: tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, từ đó chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc.
- Chọn B
9. Ý nào không phản ánh đúng nội dung Hiệp đinh Sơ Bộ (6-3-1946)
- Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là thành viên của Liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
- Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận cho 15 000 quân Pháp ra Bắc thay cho quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật,
- Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở phía Nam và giữ nguyên quân đội của mình tại vị trí cũ.
- Chọn B
10. Bản Tạm ước ngày 14 - 9 - 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí với đại diện Chính phủ Pháp có ỷ nghĩa
- Bản Tạm ước đã tạo điều kiện cho ta kéo dài thời gian hòa hoãn để xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp không thể tránh khỏi.
- Chọn B
11. Chủ trương của Đảng và chính phủ ta đối với vấn đề thù trong, giặc ngoài (từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946) được đánh giá là
- Chủ trương của Đảng và chính phủ ta đối với vấn đề thù trong, giặc ngoài (từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946) được đánh giá là cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược
- Chọn C
-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
-
A. Những tàn dư của chế độ phong kiến ở Việt Nam đã bị xóa bỏ.
B. Cách mạng Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
C. Thắng lợi hoàn toàn của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.
D. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Đọc bản Tuyên ngôn độc lập.
B. Phát lệnh tổng khởi nghĩa.
C. Công bố chỉ thị toàn dân kháng chiến.
D. Đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. công, nông, binh.
B. toàn thể nhân dân.
C. công nhân và nông dân.
D. công, nông, trí thức.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội (19-8-1945).
B. Đại hội quốc dân Tân Trào (16 đến 18-8-1945).
C. “Tuyên ngôn độc lập” ngày 2-9-1945.
D. Hội nghị toàn quốc diễn ra từ ngày 13 đến 15-8-1945.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
A. Ủy ban lâm thời Khu giải phóng
B. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc
C. Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp
D. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” phát huy như thế nào trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay?
bởi Lan Anh 16/01/2021
A. Đàm phán, chia sẻ quyền lợi.
B. Nhân nhượng một số quyền lợi.
C. Chấp nhận đánh đổi một phần chủ quyền biển đảo.
D. Đấu tranh hòa bình trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ngày 19/12/1946, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa phát động kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp vì
bởi Lê Vinh 15/01/2021
A. Thực dân Pháp bội ước, tấn công ta ở nhiều nơi.
B. Thực dân pháp gây ra hàng loạt vụ thảm sát ở Hà Nội.
C. Xuất phát từ khát vọng độc lập của nhân dân.
D. Điều kiện đấu tranh hòa bình không còn nữa.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân pháp để cứu Tổ quốc.” Đoạn trích trên thể hiện tư tưởng nào của chủ tịch Hồ Chí Minh?
bởi thanh hằng 16/01/2021
A. Tư tưởng “độc lập - tự do”
B. Tư tưởng “đoàn kết quốc tế”.
C. Tư tưởng “chiến tranh nhân dân”.
D. Tư tưởng “đại đoàn kết dân tộc”.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mục đích cao nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp vào ngày 19-12-1946 là
bởi Anh Tuyet 15/01/2021
A. bảo vệ cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến.
B. tạo điều kiện để chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
C. bảo vệ độc lập dân tộc.
D. bảo vệ thủ đô Hà Nội.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sự kiện nào có tính quyết định buộc Đảng và Chính phủ ta phải phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (19 - 12 - 1946)?
bởi Lê Nguyễn Hạ Anh 15/01/2021
A. Pháp chiếm đóng Bộ tài chính.
B. Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta.
C. Pháp khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.
D. Pháp tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Xuất phát từ lý do chủ yếu nào Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch có những sách lược đấu tranh mềm dẻo với kẻ thù, khi hòa hoãn với Pháp, khi hoà hoãn với Trung Hoa Dân Quốc từ 2/9/1945 đến trước 19/12/1946?
bởi Vu Thy 14/01/2021
A. Lực lượng của Trung Hoa Dân Quốc và Pháp quá mạnh.
B. Hạn chế tối đa sự cấu kết, chống phá của Pháp và Trung Hoa Dân Quốc.
C. Chính quyền ta còn non trẻ, chưa đủ sức chống lại cùng lúc hai kẻ thù hùng mạnh.
D. Pháp và Trung Hoa Dân Quốc có sự hậu thuẫn từ Mĩ và Anh
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm của Đảng và nhân dân ta trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 chứng tỏ
bởi thanh duy 14/01/2021
A. Nhân dân ta quyết tâm xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
B. Truyền thống yêu nước của nhân dân được phát huy cao độ.
C. Âm mưu xâm lược nước ta lần nữa của thực dân Pháp đã bị thất bại.
D. Chủ trương cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược của Đảng.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
bởi Thiên Mai 15/01/2021
A. Tránh trường hợp một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.
B. Tập trung cô lập cao độ kẻ thù.
C. Tổ chức kháng chiến ở cả hai miền Nam – Bắc.
D. Tập trung lực lượng đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vì sao thực dân Pháp không thực hiện âm mưu mở rộng chiến tranh ra cả nước ngay khi đánh chiếm Nam Bộ
bởi Tuyet Anh 14/01/2021
A. vì chưa có thêm viện binh
B. vì phải khôi phục đất nước sau chiến tranh thế giới thứ hai
C. vì phải giái giáp quân Nhật tại Nam Bộ
D. vì vấp phải tinh thần đoàn kết kháng chiến của nhân dân Việt Nam
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ý nghĩa quan trọng nhất của việc Đảng ta thực hiện đối sách hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946 là gì?
bởi Huy Hạnh 15/01/2021
A. Làm thất bại âm mưu chống phá của kẻ thù.
B. Chính quyền cách mạng được giữ vững.
C. Nhân dân càng tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng.
D. Hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động phá hoại và làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của quân Trung Hoa Dân quốc.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) ký giữa chính phủ Việt Nam với thực dân Pháp là một bước “thụt lùi tạm thời” so với tuyên ngôn độc lập 1945 vì
bởi Mai Anh 15/01/2021
A. Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài đều do pháp nắm giữ.
B. Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do.
C. Pháp nắm giữ và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
D. Hiệp định quy định hai bên ngừng bắn, nhưng Pháp vẫn tiếp tục gây hấn.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sau Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), Chính phủ Việt Nam kí với Pháp bản Tạm ước (14/9/1946) chứng tỏ
bởi thu hằng 15/01/2021
A. thiện chí yêu chuộng hòa bình, không muốn chiến tranh của nhân dân ta.
B. chính phủ ta tiếp tục lùi bước trước âm mưu xâm lược của thực dân Pháp.
C. thực dân Pháp đã đạt thêm một bước trong cuộc chiến tranh xâm lược trở lại nước ta.
D. chủ trương, sách lược đúng đắn và kịp thời của Đảng và Chính phủ ta.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946, điều khoản nào chứng tỏ ta đã bước đầu giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập còn non trẻ của dân tộc?
bởi Sam sung 14/01/2021
A. Pháp công nhận nền độc lập dân tộc của Việt Nam.
B. Pháp công nhận địa vị pháp lý của Việt Nam.
C. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do.
D. Pháp công nhận Việt Nam có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng, nằm trong khối liên hiệp Pháp.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến bùng nổ phong trào “Đồng khởi” 1959 -1960 là
bởi Nguyễn Hiền 15/01/2021
A. Mỹ - Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”.
B. Thông qua nghị quyết Hội nghị lần thứ XV của Đảng về đường lối cách mạng miền Nam.
C. Do chính sách cai trị của Mỹ - Diệm làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng.
D. Mỹ Diệm phá hoại hiệp định, thực hiện chiến dịch tố cộng diệt cộng, thi hành Luật 10-59 lê máy chém đi khắp miền Nam làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tình hình Việt Nam sau 1945 và Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương cho thấy điều nào bên dưới?
bởi Khánh An 14/01/2021
A. Việt Nam luôn phải đấu tranh ở trong tình thế bị bao vây, cô lập.
B. Tinh thần đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung của ba nước Đông Dương.
C. Thắng lợi quân sự có ý nghĩa quyết định trong việc kết thúc chiến tranh.
D. Sự cấu kết của chủ nghĩa đế quốc để đàn áp cách mạng Việt Nam.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Để tạo cơ sở pháp lí cho chính quyền cách mạng, Chính phủ lâm thời tiến hành
bởi Nguyen Ngoc 11/01/2021
A. Tổng tuyển cử.
B. ban hành Hiến pháp mới.
C. đấu tranh ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt.
D. ra sắc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Để giải quyết nạn đói mang tính chiến lược lâu dài, biện pháp nào dưới đây là cơ bản nhất?
bởi Nguyễn Thị Lưu 11/01/2021
A. Phát động ngày đồng tâm.
B. Kêu gọi sự cứu trợ từ bên ngoài.
C. Chia lại ruộng công cho dân nghèo.
D. Tăng gia sản xuất thực hành tiết kiệm.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Về phương diện pháp lí, Chính phủ Pháp đã công nhận yếu tố nào trong các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam khi kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng trên thực tế chúng không thực hiện?
bởi Choco Choco 10/01/2021
A. Yếu tổ thông nhất.
B. Yếu tố toàn vẹn lãnh thổ.
C. Yếu tố độc lập.
D. Yếu tố chủ quyền.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tại sao tại kì họp đầu tiên (2-3-1946), Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng ý cho các đảng Việt Quốc và Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội?
bởi Ngoc Nga 10/01/2021
A. Việt Quốc và Việt Cách là những đảng phái yêu nước cách mạng.
B. Việt Quốc và Việt Cách có nhiều người yêu nước, có địa vị chính trị.
C. Nhằm hạn chế sự phá hoại của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai.
D. Nhằm tập hợp hai lực lượng này để tiến hành kháng chiến chống Pháp.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sau năm 1945, nước ta phải đối mặt với nhiều kẻ thù, nhưng kẻ thù chủ yếu là
bởi Choco Choco 11/01/2021
A. Tưởng
B. Anh
C. Pháp
D. Nhật
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Để củng cố và xây dựng chính quyền cách mạng, một tuần sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, chính phủ lâm thời đã công bố sự kiện gì?
bởi Nguyễn Thị An 11/01/2021
A. Tổng tuyển cử trong cả nước.
B. Thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến
C. Bầu Ban dự thảo Hiến pháp
D. Xác nhận thành tích của Chính phủ lâm thời trong những ngày đầu xây dựng chế độ mới
Theo dõi (0) 1 Trả lời