OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông


Với bài học này các em sẽ hiểu được, những đặc điểm của điều kiện tự nhiên của các quốc gia phương Đông và sự phát triển ban đầu của các ngành kinh tế; từ đó thấy được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và nền tảng kinh tế đến quá trình hình thành nhà nước, cơ cấu xã hội, thể chế chính trị,... ở khu vực này. Bên cạnh đó các em sẽ hiểu được đặc điểm của quá trình hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước, cơ cấu xã hội của xã hội cổ đại phương Đông. Ngoài ra, các em sẽ được tìm hiểu những thành tựu lớn về văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông. Vậy để hiểu được xin mời các em cùng tìm hiểu bài học: Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế

a. Điều kiện tự nhiên

  • Thuận lợi: Đất đai phù sa màu mỡ, gần nguồn nước tưới, thuận lợi cho sản xuất và sinh sống.
    • Ai Cập: sông Nin
    • Lưỡng Hà: sông Ti gơ rơ và sông Ơ phrát
    • Ấn Độ: sông Ấn và sông Hằng
    • Trung Quốc: sông Hoàng Hà và Trường Giang.
  • Khó khăn: Dễ bị lũ lụt, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
  • Do thủy lợi... người ta đã sống quần tụ thành những trung tâm quần cư lớn và gắn bó với nhau trong tổ chức công xã. Nhờ đó nhà nước sớm hình thành nhu cầu sản xuất và trị thủy, làm thủy lợi.

b. Sự phát triển của các ngành kinh tế

  • Khoảng 3500-2000 năm Trước công nguyên, cư dân cổ Tây Á, Ai Cập biết sử dụng đồng thau, công cụ bằng đá, tre và gỗ.
  • Nghề nông nghiệp tưới nước là gốc, ngoài ra còn chăn nuôi là làm thủ công nghiệp.
    • Cư dân Châu Á và Châu Phi sống bằng nghề nông, mỗi năm hai vụ.
  • Sự xuất hiện của công cụ kim loại, con người bước vào thời đại văn minh.
  • Những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn vì có đất đai màu mỡ, mưa đều đặn, dễ trồng trọt, thuận lợi cho nghề nông như:
    • Họ xây dựng hệ thống thủy lợi, công việc trị thủy khiến mọi người gắn bó với nhau trong tổ chức công xã, ngoài ra còn chăn nuôi, làm đồ gốm, dệt vải.

1.2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông (khoảng thiên niên kỷ VI - III Trước công nguyên) ra đời sớm nhất thế giới

  • Sản xuất phát triển dẫn đến sự phân hóa xã hội, xuất hiện kẻ giàu, người nghèo  nên  giai cấp và nhà nước ra đời:
    • Thiên niên kỷ thứ IV Trước công nguyên, trên lưu vực sông Nin, cư dân Ai Cập  cổ đại  sống tập trung  theo từng công xã. khoảng 3200 Trước công nguyên nhà nước Ai cập thống nhất được thành lập.
    •  Các công xã kết hợp  thành liên minh công xã, gọi là các “Nôm”, khoảng 3200 Trước công nguyên, một quý tộc có thế lực  đã chinh phục được tất cả các “Nôm” thành lập nhà nước Ai cập thống nhất.
    • Ở lưu vực Lưỡng Hà (thiên niên Kỷ IV Trước công nguyênhàng chục nước nhỏ người Su me đã hình thành.
    • Trên lưu vực sông Ấn, các quốc gia cổ đại ra đời giữa thiên niên kỷ III Trước công nguyên.
    •  Vương triều nhà Hạ hình thành vào  thế kỷ XXI Trước công nguyên  mở đầu cho xã hội có giai cấp  và nhà  nước Trung Quốc.

1.3. Xã hội cổ đại phương Đông

  • Do nhu cầu thủy lợi, nông dân gắn bó và ràng buộc với nhau trong công xã nông thôn, thành viên trong công xã gọi là nông dân công xã.
  • Nông dân công xã: Chiếm số đông trong xã hội, ở họ vừa tồn tại "cái cũ", vừa là thành viên của xã hội có giai cấp. Họ tự nuôi sống bản thân và gia đình, nộp thuế cho nhà nước và làm các nghĩa vụ khác.

  • Quí tộc: Gồm các quan lại ở địa phương, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi tôn giáo. Họ sống sung sướng dựa vào sự bóc lột nông dân.

  • Nô lệ: Chủ yếu là tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ hoặc bị phạm tội. Họ phải làm việc nặng nhọc và hầu hạ quí tộc. Cùng với nông dân công xã họ là tầng lớp bị bóc lột trong xã hội.

1.4. Chế độ chuyên chế cổ đại

  • Từ thiên niên kỷ IV đến thiên niên kỷ III Trước công nguyên, xã hội có giai cấp và nhà nước đã được hình thành ở lưu vực sông Nin, Ti gơ rơ và Ơ phơ rát, sông Ấn, Hằng, Hoàng Hà.
  • Quá trình hình thành nhà nước là từ các liên minh bộ lạc, do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi nên quyền hành tập trung vào tay nhà vua tạo nên chế độ chuyên chế cổ đại.
  • Nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua.
    • Chế độ nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao và một bộ máy quan liêu giúp việc thừa hành, thì được gọi là chế độ chuyên chế cổ đại
  • Vua dựa vào quý tộc và tôn giáo, bắt mọi người phải phục tùng. Vua chuyên chế – người Ai Cập gọi là Pha ra ôn (cái nhà lớn), người Lưỡng hà gọi là En xi(người đứng đầu),Trung Quốc gọi làThiên Tử (con trời ).
  • Giúp việc cho vua là một bộ máy hành chính quan liêu  gồm quý tộc, đứng đầu là Vidia (Ai cập), Thừa tướng (Trung quốc), họ thu thuế, xây dựng các công trình như đền tháp, cung điện, đường sá, chỉ huy quân đội.

1.5. Văn hóa cổ đại phương Đông

a. Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn  học

  • Lịch pháp và Thiên văn học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
    • Thiên văn học và lịch là 2 ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

    • Việc tính lịch chỉ đúng tương đối, nhưng nông lịch thì có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng.

  • Họ biết sự chuyển động của của Mặt trời, Mặt trăng →Thiên văn → Nông lịch.
  • Một năm có 365 ngày, chia thành tháng, tuần, ngày, mỗi ngày có 24 giờ.
  • Cư dân sông Nin còn dựa vào mực nước sông lên xuống mà chia làm 2 mùa: mùa mưa là mùa nước sông Nin lên; mùa khô là mùa nước sông Nin xuống, từ đó có kế hoạch gieo trồng và thu hoạch cho phù hợp

b. Chữ viết

  • Nguyên nhân ra đời của chữ viết: Do nhu cầu trao đổi, người ta cần ghi chép và lưu giữ kinh nghiệm mà chữ viết sớm hình thành từ thiên niên kỷ IV Trước công nguyên → Đây là phát minh lớn của loài người.

  • Ban đầu là chữ tượng hình, sau được cách điệu hóa thành nét để diễn tả ý nghĩa của con người gọi là chữ tượng ý.

Chữ tượng hình

(Chữ tượng hình)

  • Người Ai Cập viết trên giấy Pa pi rút.

Chữ viết trên giấy Pa pi rút của người Ai Cập

(Chữ viết trên giấy Pa pi rút của người Ai Cập)

  • Người Su me ở Lưỡng Hà dùng cây sậy vót nhọn là bút viết trên những tấm đất sét còn ướt, rồi đem phơi nắng hay nung khô.
  • Người Trung Quốc khắc chữ trên xương thú, mai rùa, thẻ tre, dải lụa…

Chữ viết trên thẻ tre của người Trung Quốc

(Chữ viết trên thẻ tre của người Trung Quốc)

  • Tác dụng của chữ viết:
  • Chữ viết là phát minh quan trọng nhất của loài người, nhờ đó mà các nhà nghiên cứu ngày nay hiểu được phần nào cuộc sống của cư dân cổ đại xưa.
  • Đây là phát minh quan trọng nhất, nhờ nó mà chúng ta hiểu được phần nào lịch sử thế giới cổ đại.

c. Toán học

  • Nguyên nhân ra đời: Do nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu xây dựng tính toán,... mà toán học ra đời
    • Ra đời sớm do nhu cầu cuộc sống
  • Ban đầu chữ số  là những vạch đơn giản: người Ai Cập cổ đại giỏi về hình học, biết tính số Pi = 3,16

Người Ai Cập cổ  đại  nghĩ ra phép đếm từ 1 đến 10, Pi=3,16. và giỏi về hình học.

(Người Ai Cập cổ  đại  nghĩ ra phép đếm từ 1 đến 10, Pi=3,16 và giỏi về hình học)

  • Tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu, người - Lưỡng Hà giỏi về số học.
  • Người Ấn Độ phát minh ra số 0

Số 1 đến 9 và số 0 là công của  người Ấn Độ cổ đại

(Số 1 đến 9 và số 0 là công của  người Ấn Độ cổ đại)

  • Tác dụng: Phục vụ cuộc sống lúc bấy giờ và để lại kinh nghiệm quí cho giai đoạn sau.

d. Kiến trúc

  • Nguyên nhân:
    • Do uy quyền của các nhà vua, do chiến tranh giữa các nước.
    • Do muốn tôn vinh các vương triều của mình mà các quốc gia cổ đại phương Đông đã xây dựng nhiều công trình đồ sộ như: Kim tự tháp Ai Cập, Vạn lý trường thành ở Trung Quốc, khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Babilon ở Lưỡng Hà...
  • Các công trình này thường đồ sộ thể hiện cho uy quyền của vua chuyên chế.
  • Ngày nay còn tồn tại một số công trình như Kim tự tháp Ai Cập, Vạn lý trường thành, cổng I-sơ-ta thành Ba-bi-lon,...
  • Những công trình này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người (trong tay chưa có khoa học, công cụ cao nhất chỉ bằng đồng mà đã tạo ra những công trình khổng lồ còn lại mãi với thời gian). Hiện nay còn tồn tại một số công trình như: Kim tự tháp Ai Cập, Vạn lý trường thành, cổng thành I-sơ-ta thành Ba-bi-lon.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Luyện tập và củng cố

Qua bài học này các em phải hiểu được các kiến thức cơ bản trọng tâ sau: Điều kiện tự nhiên, nền kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông? Thể chế chính trị và các tầng lớp chính trong xã hội, vai trò của nông dân công xã? Những thành tựu về văn hóa mà cư dân phương Đông để lại cho loài người.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 10 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 19 SGK Lịch sử 10

Bài tập 2 trang 19 SGK Lịch sử 10

Bài tập 3 trang 19 SGK Lịch sử 10

Bài tập 4 trang 19 SGK Lịch sử 10

Bài tập Thảo luận 1 trang 13 SGK Lịch sử 10 Bài 3

Bài tập Thảo luận 2 trang 13 SGK Lịch sử 10 Bài 3

Bài tập Thảo luận trang 14 SGK Lịch sử 10 Bài 3

Bài tập Thảo luận trang 15 SGK Lịch sử 10 Bài 3

Bài tập Thảo luận 1 trang 16 SGK Lịch sử 10 Bài 3

Bài tập Thảo luận 2 trang 16 SGK Lịch sử 10 Bài 3

Bài tập Thảo luận trang 19 SGK Lịch sử 10 Bài 3

Bài tập 1 trang 13 SBT Lịch sử 10 Bài 3

Bài tập 2 trang 15 SBT Lịch sử 10 Bài 3

Bài tập 3 trang 15 SBT Lịch sử 10 Bài 3

Bài tập 4 trang 16 SBT Lịch sử 10 Bài 3

Bài tập 5 trang 16 SBT Lịch sử 10 Bài 3

Bài tập 6 trang 16 SBT Lịch sử 10 Bài 3

Bài tập 7 trang 16 SBT Lịch sử 10 Bài 3

3. Hỏi đáp Bài 3 Lịch sử 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247

NONE
OFF