Bài học này sẽ giúp cho các em học sinh nắm được điều kiện tự nhiên của vùng địa Trung Hải sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp đường biển với chế độ chiếm nô. Từ cơ sở kinh tế - xã hội đã dẫn đến việc hình thành thể chế nhà nước dân chủ cộng hòa, những thành tựu về văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô Ma về lịch và chữ viết, khoa học, văn học, nghệ thuật. Để hiểu được các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành như thế nào xin mời các em học sinh cùng tìm hiểu: Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Thiên nhiên và đời sống của con người
- Hy Lạp, Rô- ma nằm ở ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng, đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn:
- Thuận lợi: Có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển.
- Khó khăn: Đất ít và xấu, nên chỉ thích hợp loại cây lâu năm, do đó lương thực thiếu luôn phải nhập.
- Khoảng đầu thiên niên kỷ I TCN, cư dân Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt → Việc công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa: Diện tích trồng trọt tăng, sản xuất thủ công và kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển.
- Thủ công nghiệp rất phát đạt, có nhiều ngành nghề, nhiều thợ giỏi, hàng hóa đẹp, chất lượng cao, qui mô lớn.
- Thương nghiệp đường biển rất phát triển, mở rộng buôn bán với mọi miền ven Địa Trung Hải, với các nước phương Đông:
- Sản phẩm mua về lúa mì, súc vật lông thú (Hắc hải, Ai CẬp); tơ lụa, hương liệu, xa xỉ phẩm từ phương Đông.
- Đê lốt, Pi rê là trung tâm buôn bán nô lệ lớn của thế giới cổ đại..
- Thương mại phát đạt,thúc đẩy sự lưu thông tiền tệ (tiền cổ của Rô ma và A ten).
→ Như vậy cuộc sống ban đầu của cư dân Địa Trung Hải là: Sớm biết buôn bán, đi biển và trồng trọt. → Hi Lạp, Rô ma trở thành các quốc gia giàu mạnh.
1.2. Thị quốc Địa Trung Hải
- Thị quốc: tình trạng đất đai phân tán nhỏ và đặc điểm của cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp nên đã hình thành các thị quốc
- Tổ chức của thị quốc: Về đơn vị hành chính là một nước, trong nước thành thị là chủ yếu. Thành thị có lâu đài, phố xá, sân vận động và bến cảng.
- Tính chất dân chủ của thị quốc: quyền lực không nằm trong tay quí tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân. Đại hội công dân bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, (không có vua), quyết định mọi công việc nhà nước. Hội đồng 500 có vai trò như Quốc hội, người ta bầu 10 viên chức điều hành chính phủ, nhiệm kỳ một năm.
- Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô-ma: Đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô đối với nô lệ.
- Hi Lạp giàu có nhờ nền kinh tế công thương nghiệp, sử dụng lao động nô lệ. Nô lệ bị bóc lột nên phản kháng chủ nô.
- Đến thế kỷ III trước công nguyên, thị quốc Rô ma lớn mạnh đi xâm chiếm các nước khác, trở thành đế quốc Rô ma. Đế quốc Rô ma thủ tiêu thể chế dân chủ thay bằng một hoàng đế đầu quyền lực như hoàng đế Xê da.
1.3. Văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô-ma
- Đồ sắt và sự tiếp xúc với biển đã nâng họ lên trình độ cao hơn về sản xuất và buôn bán trên biển
- Cũng là cơ sở để họ đạt tới trình độ sáng tạo văn hóa cao hơn trước.
a. Lịch và chữ viết
- Lịch: cư dân cổ đại Địa Trung Hải đã tính được lịch một năm có 365 ngày và 1/4 nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày. Dù chưa biết thật chính xác nhưng cũng rất gần với hiểu biết ngày nay.
- Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,... lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.
(Chữ cái cổ Hy Lạp và La tinh)
- Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết: Đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.
b. Sự ra đời của khoa học
- Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa.
- Toán học: người Hi Lạp vượt lên trên như Thales, Py tha gor, Euclid..
- Vật Lý: có Archimède.
- Sử học: vượt qua sự ghi chép tản mạn, họ biết tập hợp tài liệu, phân tích và trình bày có hệ thống: Hê rô đốt, Tu si đi, Ta sít.
- Khoa học đến thời Hy Lạp, Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.
c. Văn học
- Chủ yếu là kịch (kịch kèm theo hát).
- Một số nhà viết kịch tiêu biểu là các anh hùng ca nổi tiếng của Hô-me-rơ là I- li- at và Ô- đi- xê;
- Kịch có nhà viết kịch Xô-phốc-lơ với vở Ơ-đíp làm vua, Ê- sin viết vở Ô- re- xti,...
- Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.
d. Nghệ thuật
- Chủ yếu là nghệ thuật tạc tượng thần và nghệ thuật xây dựng các đền thờ thần. Tượng mà rất "người", rất sinh động, thanh khiết. Các công trình nghệ thuật chủ yếu làm bằng đá cẩm thạch trắng: "Thanh thoát... làm say mê lòng người là kiệt tác của muôn đời".
2. Luyện tập và củng cố
Qua bài học này các em học sinh phải nắm được điều kiện tự nhiên của vùng Địa Trung Hải với sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp đường biển và với chế độ chiếm nô, từ cơ sở kinh tế - xã hội đã dẫn đến việc hình thành thể chế Nhà nước dân chủ - cộng hòa. Đồng thời các em phải thấy được mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp mà tiêu biểu là những cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo trong xã hội chiếm nô.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Hệ thống các sông lớn
- B. Khí hậu ấm áp trong lành
- C. Đồng bằng rộng lớn
- D. Biển Địa Trung Hải
-
- A. Buôn bán nô lệ
- B. Thủ công nghiệp và buôn bán bằng đường biển
- C. Nông nghiệp trồng cây lâu năm
- D. Nông nghiệp trồng lúa nước
-
- A. Lịch âm
- B. Lịch vạn niên
- C. Dương lịch
- D. Nông lịch
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 27 SGK Lịch sử 10
Bài tập 2 trang 27 SGK Lịch sử 10
Bài tập 3 trang 27 SGK Lịch sử 10
Bài tập Thảo luận trang 22 SGK Lịch sử 10 Bài 4
Bài tập Thảo luận 1 trang 24 SGK Lịch sử 10 Bài 4
Bài tập Thảo luận 2 trang 24 SGK Lịch sử 10 Bài 4
Bài tập Thảo luận trang 27 SGK Lịch sử 10 Bài 4
Bài tập 1 trang 17 SBT Lịch sử 10 Bài 4
Bài tập 2 trang 19 SBT Lịch sử 10 Bài 4
Bài tập 3 trang 19 SBT Lịch sử 10 Bài 4
Bài tập 4 trang 19 SBT Lịch sử 10 Bài 4
Bài tập 5 trang 20 SBT Lịch sử 10 Bài 4
Bài tập 6 trang 20 SBT Lịch sử 10 Bài 4
3. Hỏi đáp Bài 4 Lịch sử 10
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247