Nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích cho môn Lịch sử 10, HỌC247 đã biên soạn bài Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Bài giảng tóm tắt chi tiết về các dân tộc trên đất nước Việt Nam, đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam .... giúp các em dễ dàng nắm bắt được kiến thức trọng tâm của bài, vận dụng các kiến thức đã học vào trả lời các câu hỏi liên quan. Mời các em cùng tham khảo.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam
a) Thành phần dân tộc theo dấn số
Khái niệm “dân tộc” trong tiếng Việt hiện nay được sử dụng theo hai nghĩa: dân tộc - quốc gia bao gồm toàn thể cư dân của quốc gia, đất nước (dân tộc Việt Nam); dân tộc - tộc người là những công đồng người có chung ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác dân tộc (dân tộc Kinh, dân tộc Mường, dân tộc Thái,...).
Thành phần dân tộc theo dân số ở Việt Nam hiện nay được chia thành hai nhóm: dân tộc đa số và dân tộc thiểu số (dựa vào số dân của từng dân tộc theo tổng điều tra dân số toàn quốc).
b) Thành phần dân tộc theo ngữ hệ
Ngữ hệ là một nhóm các ngôn ngữ cùng nguồn gốc, có những đặc điểm giống nhau về ngữ pháp, hệ thống từ vựng cơ bản, thanh điệu và ngữ âm... Mỗi ngữ hệ có thể bao gồm một hoặc nhiều nhóm ngôn ngữ.
Hiện nay, 54 dân tộc ở Việt Nam được chia thành năm ngữ hộ, tám nhóm ngôn ngữ
1.2. Đời sống vật chất
a) Một số hoạt động kinh tế chính
* Sản xuất nông nghiệp
Do cư trú chủ yếu ở đồng bằng nên sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là canh tác lúa nước, là hoạt động kính tế chính của người Kinh. Hoạt động kinh tế này tồn tại, phát triển gắn liển với việc trị thuỷ, xây dựng hệ thống thuỷ lợi như: đắp đê, tạo kênh, mương dẫn nước vào ruộng ở đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và đáp đê ngăn nước biển, thau chua, rửa mặn,... ở đồng bằng Nam Bộ.
Thu hoạch lú nước của người Kinh: thủ công và cơ giới
Ngày nay, canh tác lúa nước vẫn giữ vị trí, vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của người Kinh, lúa gạo vẫn là nguồn lương thực chính, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
Bên cạnh cây lúa nước, người Kinh còn trồng một số cây lương thực khác như: ngô, khoai, sắn.... cùng các loại cây rau, củ, gia vị, cây ăn quả.... và chăn nuôi gia súc, gia cẩm, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ - hải sản,.
Do địa bàn cư trú chủ yếu là các khu vực có địa hình cao, đốc ở trung du, miền núi phía Bắc và Trường Sơn - Tây Nguyên nên các dân tộc thiểu số phát triển hoạt động canh tác nương rẫy với một số cây trồng chủ yếu: lúa, ngô, khoai, sắn, cây ăn quả, cây rau xanh và cả .. Việc canh tác lúa nước được tiến hành ở các thung lũng chân núi hoặc những thửa ruộng bậc thang trên các sườn đổi, sườn núi đất. Người Khơ-me và người Chăm ở đồng bằng sông Cửu Long cũng canh tác lúa nước; công cụ và kĩ thuật canh tác không khác nhiều so với người Kinh.
* Thủ công nghiệp
Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, người Kinh còn làm nhiều nghề thủ công truyền thống như: nghề gốm, nghề dệt, nghề dan, rèn, mộc, chạm khắc, đúc đồng, kim hoàn, khảm trai,... Sản phẩm của nhiều ngành nghề rất da dạng và tỉnh xảo, không chỉ đáp ứng nhu cấu của người dân trong nước mà còn được xuất khẩu.
Một công đoạn trong quy trình sản xuất gốm của làng nghề Chu Đậu (Hải Dương)
Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phát triển đa dạng nhiều nghề thủ công, mang dấu ấn và bản sắc riêng của từng tộc người. Nghề dệt và nghề đan ra đời sớm, phát triển mạnh ở hầu hết các dân tộc; nghề gốm và nghề rèn, đúc cũng ra đời sớm nhưng ít phổ biến hơn. Ngoài ra, một số ngành nghề thủ công khác cũng được duy trì trong công đồng các dân tộc thiểu số như: nghề mộc, nghề làm đồ trang súc bằng bạc,... Sản phẩm của các nghề thủ công này chủ yếu đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương.
Nghề rèn của người Nùng ở Cao Bằng
b) Ăn, mặc, ở
Bữa ăn truyền thống của người Kinh thường bao gồm cơm, rau, cá: nước uống, thường là nước đun với một số loại lá, hạt cây (chè, vối,...). Ngoài ra, bữa ăn có thể được bổ sung các món ăn chế biến từ thịt gia súc, gia cầm. Người Kinh đã sáng tạo ra nhiều món ăn ngon nổi tiếng, đa đạng về cách chế biến và thưởng thức, mang đậm bản sắc văn hoá của mỗi vùng miền. Ngày nay, thực đơn bữa ăn chính của các gia đình người Kinh đã đa dạng hơn.
Trang phục thường ngày của người Kinh gồm áo, quần (hoặc váy). kết hợp thêm một vài chỉ tiết phụ khác như: mũ, khăn, giày, đép,... Người Kinh ưa thích dùng đồ trang sức như các loại vòng, nhẫn, dây chuyền, hoa tai... bằng bạc hoặc vàng.
Người Kinh có tập quán ở trong các ngôi nhà trệt, được xây bằng gạch hoặc đắp đất. Mỗi gia đình có một khuôn viễn với một vài ngôi nhà, trong đó ngôi nhà chính để thờ cúng, tiếp khách, sinh hoạt gia đình, cất giữ đồ đạc quý; các ngôi nhà khác để nấu ăn, cất giữ dụng cụ lao động, lường thực, thực phẩm,...
Trước đây, thường ngày cư dân các dân tộc thiểu số cũng chủ yếu ăn cơm với rau, cá, Hoạt động săn bắt và chăn nuôi có vai trò quan trọng trong đời sống, nhưng sản phẩm đem lại không đều và chủ yếu dành cho các bữa ăn cộng đồng, dịp lễ hội, cúng tế. Cách ăn và chế biến đồ ăn cũng có ít nhiều sự khác biệt giữa các dân tộc, vùng miền.
Trang phục của cư đân các dân tộc thiểu số được may từ vải bông, vải tơ tằm, vải lanh,...
Cư dân các dân tộc thiểu số Việt Nam chủ yếu làm và ở trong những ngôi nhà sàn bằng nguyên liệu thực vật (gỗ, tre, nứa, lá,...); cứ dân một số dân tộc ở nhà trệt (đất) hoặc nhà nửa sàn nữa trệt.
c) Đi lại, vận chuyển
Trước đây, ngoài đi bộ, vận chuyển bằng vai, tuỳ vào điều kiện cụ thể, người Kinh còn phát triển hình thức di lại, vận chuyển bằng xe trâu, bò (kéo), ngựa (cưỡi/thổ) hoặc các loại thuyền, bè,...
Ở miền núi, do địa hình phức tạp, độ đốc lớn, hẹp, cứ dân các dân tộc thiểu số Việt Nam chủ yếu đi bộ và vận chuyển đồ bằng gùi. Một số dân tộc biết thuần dưỡng súc vật (trâu, ngựa, voi,...) và sử dụng các loại xe, thuyền để đi lại và vận chuyển hàng hoá, đồ đạc.
1.3. Đời sống tinh thần
a) Tín ngưỡng, tôn giáo
Người Kinh cho rằng từ sông, suối đến rững, núi, mưa, gió,... đếu có linh hồn, có thần. Vì vậy, họ tổ chức nhiều nghỉ lễ cúng tế cầu mong cho con người khoẻ mạnh, cây trồng, vật nuôi tốt tươi, sinh sôi nảy nở,... Đồng thời, người Kinh còn duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ những người có công với công đồng, thờ Mẫu, Thành hoàng làng,...
Bàn thờ tổ tiên của người Kinh (Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam)
Người Kinh đã và đang tiếp thu nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như: Phật giáo, Công giáo, Tìn Lành,... Cùng với đó là việc xây dựng nhiều công trình kiến trúc như: đình, đền, chùa, tháp, nhà thờ,... và tổ chức nhiều nghĩ lễ liên quan đến các tôn giáo như lễ Phật đản (Phật giáo), lễ Giáng sinh (Công giáo, Tin Lành),...
Cư dân các dân tộc thiểu số Việt Nam đều đang duy trì tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, tô tem giáo,... ở các mức độ đậm, nhạt khác nhau. Họ cũng đã và đang tiếp thu, chịu ảnh hưởng của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới nhì Phật giáo, Công giáo, Hồi giáo....
b) Phong tục, tập quán, lễ hội
Trong cuộc sống, người Kinh thực hành nhiều phong tục, tập quán liên quan đến chu kì vòng đời (sinh đẻ, cưới xin, ma chay,....), chu kì canh tác (xuống đồng, cơm mới,...) và chu kì thời gian/thời tiết (tết Nguyên đán, tết Nguyên tiêu, tết Trung thu,...).
Người Kinh sáng tạo, duy trì và phát triển hệ thống lễ hội đa dạng và phong phú, gồm lễ hội liên quan đến các tín ngưỡng dân gian, lễ hội tôn giáo, lễ hội tưởng nhớ các anh hùng dân tộc,... Về quy mô, lễ hội của người Kinh cũng khá đa dạng, từ các lẻ hội của cộng đồng làng đến lễ hội của vùng, quốc gia, quốc tế.
Lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ)
Các dân tộc thiểu số Việt Nam cũng duy trì nhiều phong tục tập quán liên quan đến chu kì vòng đời (sinh đẻ, cưới xin, tang ma,...) và chủ kì canh tác (làm đất, gieo trỉa, thu hoạch,...). Một số dân tộc cũng có các phong tục, tập quán liên quan đến chu kì thời gian/thời tiết.
Một nghi thức trong Lễ thổi tai của người Ba Na (Kon Tum)
Lễ hội của các dân tộc thiếu số Việt Nam chủ yếu được tổ chức với quy mô làng/ bản và tộc người. Một số lễ hội liên quan đến cộng đồng cư dân - dân tộc cư trú tại một vài làng/bản trong một khu vực. Các lẻ hội phổ biến nhụ; lễ tế thần, lễ hội cơm mới, đưa thóc vào kho, lễ hội xuống đồng, lễ cúng bản, cúng mường, lễ hội liên quan đến trâu và voi, lễ hội liên quan đến chùa (người Khơ-me), đền, tháp (người Chăm, người Hoa),...
Trình diễn cồng chiêng, trống và múa của người Cơ-tu (Quảng Nam)
Đời sống tỉnh thần của người Kinh và các dân tộc thiểu số Việt Nam đang ngày càng đa dạng và phong phú. Bên cạnh việc giữ gìn, phát huy những nét đẹp văn hoá truyền thống mang bản sắc dân tộc, người Kinh và cư dân các dân tộc thiểu số Việt Nam cũng không ngừng giao lưu, tiếp thu và phát triển những giá trị, những thành tố văn hoá tiên tiến, phù hợp từ bên ngoài.
Bài tập minh họa
Câu 1: Trên đất nước Việt Nam hiện nay có rất nhiều dân tộc cùng sinh sống, đời sống vật chất và tinh thần rất đa dạng, phong phú. Quan sát hình cho bên dưới, em có thể kể được tên của những dân tộc nào? Hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về một số nét văn hóa tiêu biểu của các dân tộc đó như trang phục, ẩm thực, lễ hội.
Hướng dẫn giải
- Trong hình đã cho có các dân tộc: Thái, Tày, Nùng,...
- Chia sẻ hiểu biết của bản thân về một số nét văn hóa tiêu biểu của các dân tộc đó:
+ Dân tộc Thái: Người Thái có nhiều kinh nghiệm, đào mương, dựng đập, bắc máng lấy nước làm ruộng. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Người Thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây khác. Người Thái rất thích ca hát, đặc biệt là khắp tay. Khắp là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả. Hạn khuống, ném còn là hai đặc trưng văn hóa nổi bật của người Thái.
+ Dân tộc Tày: Người Tày mặc các bộ trang phục có màu. Trang phục cổ truyền của người Tày được làm từ vải sợi bông tự dệt, được nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như không có hoa văn trang trí. Phụ kiện trang trí là các đồ trang sức làm từ bạc và đồng như khuyên tai, kiềng, lắc tay, xà tích,.... Ngoài ra còn có thắt lưng, giày vải có quai, khăn vấn và khăn mỏ quạ màu chàm đồng nhất. Cuộc sống của người Tày thường gắn bó với thiên nhiên, do đó, nguồn lương thực, thực phẩm chính của người Tày là phong phú và đa dạng, những sản phẩm thu được từ hoạt động sản xuất ở vùng có rừng, sông, suối, đồi núi bao quanh. Một số món ăn nổi tiếng là: thịt trâu xào măng chua, thịt lợn chua, cá ruộng ướp chua; canh cá lá chua và tất cả các loại quả chua như khế, sấu, trám, tai chua...; xôi trứng kiến, xôi ngũ sắc, măng chua, nhộng ong đất, khâu nhục, lạp xưởng, thịt lợn hong khô, trám đen, cơm lam, lợn vịt quay, coóng phù (trôi tàu).
+ Dân tộc Nùng: Người Nùng sống tập trung ở các tỉnh đông bắc Bắc Bộ như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang v.v (chiếm tới 84%). Hiện tại, một lượng lớn đã di cư vào các tỉnh Tây Nguyên (11%), chủ yếu tại Đăk Lăk. Quá trình di cư này bắt đầu vào năm 1954, khi Việt Minh kiểm soát miền bắc Việt Nam.
Câu 2: Em hãy kể tên một số ngành nghề thủ công của người Kinh và của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Hướng dẫn giải
Kể tên một số ngành nghề thủ công của người Kinh và của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam:
- Người Kinh:
+ Gốm, dệt, đan rèn, mộc, chạm khắc đúc đồng, kim hoàn, khảm trai.
+ Sản phẩm của nhiều ngành nghề rất đa dạng và tinh xảo. Không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân trong nước mà còn được xuất khẩu.
- Các dân tộc thiểu số:
+ Phát triển đa dạng nhiều nghề thủ công, mang dấu ấn và bản sắc riêng của từng tộc người.
+ Nghề dêt và nghề đan ra đời từ rất sớm, phát triển mạnh ở các dân tộc. Nghề gồm, rèn, đúc cũng ra đời sớm nhưng ít phổ biến hơn.
+ Một số ngành nghề thủ công khác cũng được duy trì như nghề mộc, làm đồ trang sức bằng bạc,...
+ Sản phẩm chủ yếu đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương.
Luyện tập Bài 13 Lịch sử 10 KNTT
Sau bài học này, giúp các em học sinh:
- Nêu được thành phần tộc người theo dân số; trình bày được khái niệm ngữ hệ và phân chia tộc người theo ngữ hệ.
- Tình bày được nét chính về đời sống vật chất và đời sống tỉnh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Có ý thức trân trọng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
3.1. Trắc nghiệm Bài 13 Lịch sử 10 KNTT
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 10 Kết nối tri thức Chủ đề 7 Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. 1 nhóm
- B. 2 nhóm
- C. 3 nhóm
- D. 4 nhóm
-
- A. Căn cứ vào ngôn ngữ của các dân tộc trên phạm vi lãnh thổ
- B. Căn cứ vào dân số của các dân tộc trên phạm vi một vùng
- C. Căn cứ vào năng xuất sản suất của các dân tộc trên phạm vi lãnh thổ
- D. Căn cứ vào dân số của các dân tộc trên phạm vi lãnh thổ
-
Câu 3:
Ngữ hệ là:
- A. Một nhóm các ngôn ngữ cùng nguồn gốc
- B. Một nhóm các ngôn ngữ có những đặc điểm giống nhau về ngữ pháp, hệ thống từ vựng cơ bản
- C. Một nhóm các ngôn ngữ có những đặc điểm giống nhau về thanh điệu và ngữ âm
- D. Tất cả các ý trên
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 13 Lịch sử 10 KNTT
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 10 Kết nối tri thức Chủ đề 7 Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải câu hỏi 1 mục 1a trang 125 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu hỏi 2 mục 1a trang 125 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu hỏi 1 mục 1b trang 125 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu hỏi 2 mục 1b trang 125 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu hỏi 1 trang 127 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu hỏi 2 trang 127 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu hỏi 1 trang 128 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu hỏi 2 trang 128 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu hỏi 1 trang 131 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu hỏi 2 trang 131 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu hỏi trang 132 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu hỏi trang 135 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 1 trang 135 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 2 trang 135 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Vận dụng trang 135 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 1 trang 80 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 2 trang 82 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 3 trang 82 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 4 trang 83 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 5 trang 83 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 6 trang 83 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 7 trang 84 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 13 Lịch sử 10 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247