OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam


Sau đây mời các em học sinh lớp 10 cùng tham khảo bài Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam. Bài giảng đã được soạn khái quát lý thuyết cần nhớ, đồng thời có các bài tập minh họa có lời giải chi tiết giúp các em dễ dàng nắm được kiến thức trọng tâm của bài.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

a) Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc

- Từ yêu cầu liên kết để trị thuỷ, làm thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và tập hợp lực lượng đấu tranh chống giặc ngoại xâm, khối đoàn kết dân tộc ở Việt Nam đã hình thành từ rất sớm - từ thời dựng nước Văn Lang - Âu Lạc.

Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam ngày càng được củng cố qua cuộc đấu tranh bền bỉ trong hơn 1 000 năm chống lại sự thống trị, đồng hoá của các triểu đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc.

Thời kì phong kiến tự chủ, khối đại đoàn kết dân tộc giữa người Kinh với các dân tộc thiểu số luôn được các vương triểu quan tâm, xây dựng thông qua nhiều chính sách, biện pháp cụ thể, trong đó đáng chú ý là việc phong chức tước, gả công chúa cho thủ lĩnh người dân tộc ở những vùng biên giới,..

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (năm 1930), khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố, mở rộng, phát triển và trở thành một trong những nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng, phát triển, bảo vệ Tổ quốc hiện nay:

Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam được thể hiện tập trung trong Mặt trận dân tộc thống, nhất Việt Nam, được thành lập ngày 18 - 11 - 1930 với tên gọi Hội Phản đế Đồng minh, nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

b) Vai trò, tâm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam, khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò đặc biệt quan trọng.

Khi có giặc ngoại xâm, khối đại đoàn kết dân tộc là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ hoặc giành lại độc lập đân tộc.

Nhân dân Thành phố Sài Gòn mít tinh chảo mừng Uỷ ban Quân quản thành phố ra mắt ngày 7-5-1975

c) Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Trong thời đại ngày nay, đại đoàn kết dân tộc có vai trò to lớn, là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, giữ gìn ổn định xã hội, sự bền vững của môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.

Đoàn kết giữa các dân tộc, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã và đang được phát huy cao độ khi có thiên tai, dịch bệnh.

Nhân dân các dân tộc chung tay ủng hộ các tỉnh miền Trung bị thiệt hại sau cơn bão số 9 (tháng 10-2020)

1.2. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay

a) Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc

Từ khi ra đời cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn quan tâm xây dựng, phát triển khối đại đoàn kết dân tộc, với 3 nguyên tắc: Đoàn kết, Bình đẳng và Tương trợ nhau cùng phát triển. Ba nguyên tắc này đã từng bước được phát triển, khẳng định trên tất cả các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước; được quán triệt trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và được cụ thể hoá trong các chương trình hành động, chính sách của Nhà nước Việt Nam qua các thời kì.

b) Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước

Với quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong lãnh đạo thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc, Đảng và Nhà nước đã để ra nhiều chủ trương, chính sách phù hợp với từng thời kì, từng vùng miền, từng địa phương, từng dân tộc nhằm gìn giữ, phát huy, phát triển khối đại đoàn kết dân tộc. Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay là tính toàn điện, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng,...

Về kinh tế, Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế miền núi, vùng dân tộc thiểu số, nhằm phát huy tiểm năng, thế mạnh của các dân tộc, từng bước khắc phục chênh lệch giữa các vùng, các dân tộc,...

Về văn hoá, nội dung bao trùm là xây dựng nến văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; bao gồm các giá trị và bản sắc văn hoá của 54 dân tộc,...

Về xã hội, thực hiện chính sách xã hội trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số xuất phát từ đường lối chung và đặc điểm riêng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và kết cấu xã hội, tập quán và truyền thống trong các dân tộc...

Về an ninh quốc phòng, cùng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn để đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thể toàn cầu hoá.

Lễ khai mạc Ngày hội văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ X (2018)

Những chương trình kinh tế, chính trị, xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã phát huy hiệu quả, thực sự đi vào cuộc sống, làm thay đổi diện mạo kinh tế, văn hoá, xã hội các địa phương miền núi, hải đảo; cũng cổ, giữ vững biên giới, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Câu 1: Trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã kiên cường chiến đấu và chiến thắng nhiều kẻ thù hung bạo. Theo em, sức mạnh nào đã góp phần quyết định giúp dân tộc Việt Nam giành được những thắng lợi to lớn trong công cuộc chống ngoại xâm, giữ vững nền độc lập cũng như giữ gìn và phát triển nền văn hóa truyền thống? Sức mạnh ấy đã được phát huy ra sao trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Hướng dẫn giải

- Theo em, sức mạnh đã góp phần quyết định giúp dân tộc Việt Nam giành được những thắng lợi to lớn trong công cuộc chống ngoại xâm, giữ vững nền độc lập cũng như giữ gìn và phát triển nền văn hóa truyền thống là tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ của đồng bào các dân tộc Việt Nam.

- Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, sức mạnh ấy đã và đang được phát huy một cách tích cực. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam cùng đoàn kết một lòng; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy; có quyết tâm chính trị cao; dự báo chính xác, kịp thời diễn biến của tình hình; chủ động ứng phó kịp thời với mọi tình huống; nỗ lực hơn nữa để tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; không ngừng gia tăng tiềm lực mọi mặt của quốc gia, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và những thành quả phát triển đã đạt được; đưa đất nước vững bước tiến lên, phát triển nhanh và bền vững.

Câu 2: Nêu nhận xét về sự hình thành và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

Hướng dẫn giải

Nêu nhận xét về sự hình thành và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam: Khối đại đoàn kết toàn dân tộc được hình thành và phát triển từ truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Từ khi  ra đời, Ðảng  ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn coi trọng việc xây dựng, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, các tầng lớp nhân dân không phân biệt thành phần, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, tập hợp đoàn kết trong Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc giành thắng lợi lịch sử trong Cách mạng Tháng Tám  năm 1945 và các cuộc kháng chiến cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đang tiếp tục phát huy cao độ, trở thành động lực của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Ðại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là bài học lớn của cách mạng Việt Nam.

ADMICRO

 Luyện tập Bài 14 Lịch sử 10 KNTT

Sau bài học này, giúp các em học sinh:

- Nêu được nét chính về sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

- Phân tích được vai trò và tầm quan trọng của khối đại đồn kết dân tặc trong lịch sử dựng nước, giữ nước à trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

- Nêu được quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước trong chính sách dân tộc. Phân tích được nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay.

- Có ý thức gìn giữsự bình đẳng giữa các dân tộc; có hành động cụ thể góp phần giữ gìn Khối đại đoàn kết dân tộc.

3.1. Trắc nghiệm Bài 14 Lịch sử 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 10 Kết nối tri thức Chủ đề 7 Bài 14 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 14 Lịch sử 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 10 Kết nối tri thức Chủ đề 7 Bài 14 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải câu hỏi 1 trang 137 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 2 trang 137 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi trang 138 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi trang 139 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi trang 140 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 1 trang 142 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 2 trang 142 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 142 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 142 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng 1 trang 142 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng 2 trang 142 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 1 trang 84 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 2 trang 86 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 3 trang 86 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 4 trang 87 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 5 trang 87 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 6 trang 88 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 14 Lịch sử 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247

NONE
OFF