OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 8 CTST Ôn tập chủ đề 2: Một số hợp chất vô cơ. Thang pH


Mời các em cùng HOC247 tham khảo nội dung Ôn tập chủ đề 2: Một số hợp chất vô cơ. Thang pH trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo để củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng giải các dạng bài tập về một số hợp chất vô cơ. Nội dung chi tiết các em tham khảo bài giảng dưới đây!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Acid

a. Khái niệm

- Hợp chất mà phân tử có một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc acid.

- Tan trong nước, tạo ra ion H+

b. Tính chất hoá học

- Làm quỳ tím hoa đỏ.

 Acid + Kim loại → Muối + H2\( \uparrow \)

c. Ứng dụng

- CH3COOH: dược phẩm, tơ nhân tạo, chất dẻo, giấm ăn, ...

- HCl, H2SO4 : chất tẩy rửa, acquy, tơ sợi, phân bón, giấy, ...

1.2. Base

a. Khái niệm

- Hợp chất mà phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm OH-.

- Base tan trong nước gọi là kiềm, tạo ra ion OH- (NaOH, KOH, ...).

- Base không tan trong nước (Mg(OH)2, Al(OH)3 ...

b. Tính chất hoá học

- Làm quỳ tím hoá xanh.

- Làm dung dịch phenolphthalein hoa hồng.

 Base + Acid Muối + H2O

1.3. Oxide

a. Khái niệm

- Hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có nguyên tố oxygen.

- Oxide được tạo thành từ phản ứng giữa kim loại/phi kim với oxygen.

b. Phân loại oxide

- Oxide acid: phản ứng được với dung dịch base.

- Oxide base: phản ứng được với dung dịch acid.

- Oxide lưỡng tính: vừa phản ứng được với dung dịch acid, vừa phản ứng được với dung dịch base.

- Oxide trung tính: không phản ứng được với dung dịch acid và dung dịch base.

1.4. Muối

a. Khái niệm

- Là hợp chất được tạo ra khi thay thế ion H+ trong acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium.

- Bao gồm muối tan, không tan hoặc ít tan trong nước.

b. Điều chế muối

- Oxide acid + Base \( \to \) Muối + H2O

- Oxide base + Acid \( \to \) Muối + H2O

- Acid + Base \( \to \) Muối + H2O

- Kim loại (Mg, Al, Zn, Fe, ...) + Acid \( \to \) Muối + H2\( \uparrow \)

c. Tính chất hoá học

- Muối KL(A) + KL(B) → Muối KL(B) + KL(A)

- Muối + Base → Muối mới + Base mới

- Muối + Acid → Muối mới + Acid mới

- Muối(A) + Muối(B) → Muối(C) + Muối(D)

Điều kiện: sản phẩm có chất kết tủa, chất khí, nước.

1.5. Thang pH

a. Khái niệm

 Để xác định được độ acid hay base của dung dịch thì người ta dùng thang pH.

b. pH và môi trường sống

pH của môi trường có ảnh hưởng đến đời sống của con người và các loài động, thực vật. Việc xác định giá trị pH phù hợp sẽ góp phần cải tạo môi trường, xây dựng và phát triển cho cơ thể sống.

1.6. Phân bón hóa học

a. Khái niệm

- Phân bón hoá học là hợp chất chứa các nguyên tố dinh dưỡng được dùng để bón cho cây trồng.

- Có 3 loại nguyên tố dinh dưỡng là nguyên tố đa lượng (N, P, K), nguyên tố trung lượng (Ca, Mg, S) và nguyên tố vi lượng (Fe, Cu, Mn, Bo, ...).

b. Các loại phân bón

- Phân đạm: bổ sung N, kích thích quá trình sinh trưởng, giúp cây phát triển nhanh, tăng năng suất cây trồng. Gồm: urea, đạm ammonium, đạm nitrate.

- Phân lân: bổ sung P, thúc đẩy quá trình ra rễ, tạo nhánh, phân cành, tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường; cải tạo đất chua, bạc màu. Gồm: phân lân nung chảy, phân super phosphate.

- Phân kali: bổ sung K, thúc đẩy quá trình tạo ra chất đường, chất xơ, chất béo, . tăng cường sức chống rét, chống sâu bệnh và chịu hạn của cây. Gồm: phân kali trắng, phân kali đô.

- Phân N-P-K: bổ sung N, P, K, cung cấp các dưỡng chất, kích thích cây phát triển, tăng sức đề kháng cho cây và cải thiện độ phì nhiêu cho đất.

Gồm: phân N-P-K hỗn hợp, phân N-P-K phức hợp.

c. Sử dụng phân bón

- Bón phân không đúng cách sẽ làm ô nhiễm môi trưởng, ảnh hưởng đến con người, ...

- Cần bón phân đúng liều, đúng lúc, đúng loại phân, đúng cách.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Để nhận biết  2 lọ mất nhãn đựng CaO và MgO ta dùng: 

A. HCl

B. NaOH

C. HNO3

D. Quỳ tím ẩm

 

Hướng dẫn giải

Khi dùng quỳ tím ẩm:

CaO có khả năng tác dụng với nước tạo dung dịch kiềm, làm quỳ tím chuyển xanh.

MgO không có hiện tượng.

Đáp án D

 

Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Mg và Fe trong dung dịch HCl 2M  thu được khí H2 [đktc] và dung dịch D. Để kết tủa hoàn toàn các ion trong D cần 150 ml dung dịch NaOH 2M. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng?

 

Hướng dẫn giải

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Natri

nNaCl = nNaOH = 0,3 [mol]

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Clo

=> nHCl = nNaCl = 0,3 [mol]

VHCl = 0,3/2 = 0,15 lít

ADMICRO

Luyện tập Ôn tập chủ đề 2 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

- Một số hộ chất vô cơ: acid, base, oxide, muối.

- Thang pH.

- Phân bón hóa học

3.1. Trắc nghiệm Ôn tập chủ đề 2 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Chân trời sáng tạo Ôn tập chủ đề 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Ôn tập chủ đề 2 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Ôn tập chủ đề 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Ôn tập chủ đề 2 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF