OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 8 CTST Bài 11: Thang pH


Chúng ta vẫn thường được nghe nói nhiều về tình trạng đất chua ở một số nơi do độ pH thấp, nguồn nước có độ pH thay đổi khiến cho các loài thuỷ sinh chết. pH có ý nghĩa thế nào trong đời sống? Đo pH bằng cách nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 11: Thang pH trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thang pH

- pH của một dung dịch cho biết độ acid, độ base của dung dịch.

+ Nếu pH<7: dung dịch có môi trường acid, pH càng nhỏ, độ acid của dung dịch càng lớn.

+ Nếu pH = 7: dung dịch có môi trường trung tính. 

+ Nếu pH>7: dung dịch có môi trường base, pH càng lớn, độ base của dung dịch càng lớn.

Hình 11.1. Thang pH

- Ngoài cách sử dụng giấy pH, ta có thể dùng pH kế – một thiết bị tự động để xác định pH của dung dịch.

1.2. pH và môi trường sống

- pH của môi trường có ảnh hưởng đến đời sống của con người và các loài động, thực vật. Việc xác định giá trị pH phù hợp sẽ góp phần cải tạo môi trường, xây dựng và phát triển cho cơ thể sống.

* Ví dụ:

- Đời sống của động, thực vật cũng phụ thuộc khá nhiều vào pH của môi trường. Một số cây trồng như khoai tây thích hợp với đất chua (đất acid) có pH = 4,5 – 6; một số loại rau như xà lách, rau diếp lại thích hợp với đất kiềm có pH = 8 – 9.

Hình 11.2. Hoa cẩm tú cầu có màu sắc theo pH của đất

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Thang pH được dùng để:

A. biểu thị độ acid của dung dịch

B. biểu thị độ base của dung dịch

C. biểu thị độ acid, base của dung dịch

D. biểu thị độ mặn của dung dịch

 

Hướng dẫn giải

pH của một dung dịch cho biết độ acid, độ base của dung dịch.

Đáp án C

 

Ví dụ 2: Hiện tượng mưa acid xảy ra khi pH của nước mưa ở:

A. lớn hơn 5,6

B. lớn hơn 6,7

C. nhỏ hơn 6,7

D. nhỏ hơn 5,6

 

Hướng dẫn giải

Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit.

Đáp án D

ADMICRO

Luyện tập Bài 11 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

– Nêu được thang pH, sử dụng pH để đánh giá độ acid – base của dung dịch.

– Tiến hành được một số thí nghiệm đo pH (bằng giấy chỉ thị) một số loại thực phẩm (đồ uống, hoa quả, ...).

– Liên hệ được pH trong dạ dày, trong máu, trong nước mưa, đất.

3.1. Trắc nghiệm Bài 11 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 11 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Bài 11 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF