Các em hãy cùng HOC247 đến với nội dung tóm tắt lý thuyết và ví dụ minh hoạ Bài 22: Mạch điện đơn giản môn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức để cùng tìm hiểu cách bộ phận của mạch điện, công dụng của cầu chì, cầu dao tự động, rơle, chuông điện. Chúc các em học tập hiệu quả.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Mạch điện và các bộ phận của mạch điện
- Với các dụng cụ: pin, bóng đèn, dây nổi, công tắc, để bóng đèn phát sáng ta phải nối chúng lại với nhau thành một mạch kín, gọi là mạch điện.
- Bất cứ mạch điện nào cũng gồm các bộ phận: nguồn điện, dây nối và các thiết bị tiêu thụ năng lượng điện (bóng đèn, động cơ điện, bếp điện, quạt điện, ti vi,...).
- Nhằm mô tả đơn giản một mạch điện và lắp mạch điện đúng yêu cầu, người ta sử dụng kí hiệu biểu thị các bộ phận của mạch điện như Bảng 22.1 để vẽ sơ đồ mạch điện.
1.2. Công dụng của cầu chì, cầu dao tự động, rơle, chuông điện
- Ngoài các thiết bị cung cấp và tiêu thụ điện, trong mạch điện còn có các thiết bị như cầu chì, cầu dao tự động, rơle, chuông điện để bảo vệ mạch điện và cảnh báo sự cố xảy ra.
- Cầu chì là một đoạn dây chì nóng chảy ở nhiệt độ thấp so với các kim loại khác, có tác dụng bảo vệ các thiết bị điện khác trong mạch không bị hỏng khi dòng điện đột ngột tăng quá mức. Khi đó, dây chì sẽ nóng chảy và mạch điện bị ngắt.
- Cầu dao tự động cũng có tác dụng ngắt mạch như cầu chì, và được sử dụng để bảo vệ các thiết bị điện khác trong mạch khi dòng điện đột ngột tăng quá mức. Sau khi kiểm tra và sửa chữa, cầu dao được đóng lại để mạch điện hoạt động.
- Rơle được mắc trong mạch điện và có tác dụng điều khiển đóng, ngắt mạch điện, thường được sử dụng trong các mạch điều khiển tự động để đóng, ngắt những dòng điện lớn mà hệ thống mạch điều khiển không thể can thiệp trực tiếp.
Bài tập minh họa
Bài 1. Em hãy cho biết các bộ phận cần thiết của một mạch điện?
Hướng dẫn giải
- Bất cứ mạch điện nào cũng gồm các bộ phận: nguồn điện, dây nối và các thiết bị tiêu thụ năng lượng điện (bóng đèn, động cơ điện, bếp điện, quạt điện, ti vi,...).
Bài 2. Chọn câu trả lời đúng
Dòng chuyển dời theo một chiều xác định của các hạt mang điện tích gọi là:
A. Dòng điện
B. Dòng điện không đổi
C. Dòng điện một chiều
D. Dòng điện xoay chiều
Hướng dẫn giải
Dòng chuyển dời theo một chiều xác định của các hạt mang điện tích gọi là dòng điện một chiều.
⇒ Chọn C
Luyện tập Bài 22 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức
Học xong bài học này, em có thể:
- Vẽ được sơ đồ mạch điện với kí hiệu mô tả: điện trở, biến trở, chuông, ampe kế (ammeter), vôn kế (voltmeter), đi ốt (diode) và đi ốt phát quang.
- Mắc được mạch điện đơn giản với: pin, công tắc, dây nối, bóng đèn.
- Mô tả được sơ lược công dụng của cầu chì, rơ le (relay), cầu dao tự động, chuông điện.
3.1. Trắc nghiệm Bài 22 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 22 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Cực dương, dẫn dây, cực âm, thiết bị điện
- B. Cực dương, dẫn dây, thiết bị điện, cực âm
- C. Cựa âm, dẫn dây, thiết bị điện. cực dương
- D. Cực âm, thiết bị điện, dẫn dây, cực dương
-
- A. Dòng điện không đổi
- B. Dòng điện một chiều
- C. Dòng điện xoay chiều
- D. Dòng điện biến thiên
-
Câu 3:
Chọn câu đúng
- A. Dòng điện trong mạch có chiều cùng chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại
- B. Dòng điện trong mạch có chiều ngược với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại
- C. Dòng điện trong mạch có chiều cùng với chiều dịch chuyển có hướng của các ion dương trong dây dẫn kim loại
- D. Dòng điện trong mạch có chiều ngược với chiều dịch chuyển có hướng của các ion âm trong dây dẫn kim loại
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 22 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 22 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 91 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Hoạt động 1 trang 92 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Hoạt động 2 trang 92 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Hoạt động 3 trang 92 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Hoạt động 4 trang 93 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Hoạt động trang 94 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Em có thể 1 trang 94 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Em có thể 2 trang 94 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Em có thể 3 trang 94 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 22 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!