Mời các em cùng HOC247 tìm hiểu nội dung tóm tắt lý thuyết và bài tập minh hoạ Bài 20: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát môn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức để hiểu hơn về vật nhiễm điện và sự nhiễm điện do cọ xát.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Vật nhiễm điện
Thí nghiệm 1
- Chuẩn bị:
+ Một chiếc đũa bằng nhựa và một chiếc đũa bằng thuỷ tinh.
+ Một mảnh vải len hoặc dạ và một mảnh vải lụa.
+ Một số mẩu giấy vụn.
- Tiến hành:
+ Đưa chiếc đũa nhựa lại gần các mẫu giấy (Hình 20.1), quan sát hiện tượng xảy ra.
+ Cọ chiếc đũa nhựa vào mảnh vải len hoặc dạ sau đó đưa lại gần các mẫu giấy vụn, quan sát hiện tượng xảy ra.
+ Làm thí nghiệm tương tự, thay đũa nhựa bằng đũa thuỷ tinh được cọ xát vào mảnh vải lụa, quan sát hiện tượng xảy ra.
+ Mô tả hiện tượng xảy ra và rút ra nhận xét.
- Nhận xét:
Các vật sau khi bị cọ xát có tính chất hút được các vật khác (mẩu giấy vụn) được gọi là vật nhiễm điện hay vật mang điện tích.
Thí nghiệm 2
- Chuẩn bị:
+ Hai đũa nhựa và một đũa thuỷ tinh.
+ Mảnh vải len (hoặc dạ) và mảnh vải lụa. Giá thí nghiệm và dây treo.
- Tiến hành:
+ Lấy một đũa nhựa cọ vào mảnh vải len, sau đó treo lên giá thí nghiệm.
+ Lấy chiếc đũa nhựa thứ hai cọ vào mảnh vải len rồi đưa lại gần đầu đũa nhựa kia (Hình 20.2a). Quan sát hiện tượng xảy ra.
+ Thay đũa nhựa bằng đũa thuỷ tinh đã cọ vào mảnh vải lụa, rồi đưa lại gần đũa nhựa (Hình 20.2b). Quan sát hiện tượng xảy ra.
- Nhận xét:
+ Hai chiếc đũa nhựa cùng cọ xát vào mảnh vải len nhiễm điện như nhau; hai chiếc đũa thuỷ tinh cùng cọ xát vào mảnh vải lụa nhiễm điện như nhau.
+ Chiếc đũa nhựa và chiếc đũa thuỷ tinh nhiễm điện khác nhau.
+ Hai vật nhiễm điện như nhau thì đẩy nhau; hai vật nhiễm điện khác nhau thì hút nhau.
+ Có hai loại điện tích. Người ta quy ước diện tích xuất hiện ở đũa thuỷ tinh sau khi cọ xát vào mảnh vải lụa là điện tích dương (+); điện tích xuất hiện ở đũa nhựa sau khi cọ xát vào mảnh vải len là điện tích âm (-).
1.2. Giải thích sơ lược về sự nhiễm điện do cọ xát
- Vận dụng kiến thức về cấu tạo nguyên tử giải thích sự nhiễm điện dương của đũa thuỷ tinh khi bị cọ xát vào vải lụa hoặc sự nhiễm điện âm của đũa nhựa khi bị cọ xát vào vải len:
- Khi đũa thuỷ tinh cọ xát vào lụa thì các electron từ đũa thuỷ tinh dịch chuyển sang vải lụa. Đũa thuỷ tinh mất bớt electron nên nhiễm điện dương, mảnh vải lụa nhận thêm electron nên nhiễm điện âm.
- Khi cọ xát đũa nhựa vào vải len, các electron từ vải len dịch chuyển sang đũa nhựa. Đũa nhựa nhận thêm electron nên nhiễm điện âm, mảnh vải len mất bớt electron nên nhiễm điện dương.
Bài tập minh họa
Bài 1. Sự nhiễm điện do cọ xát là gì?
Hướng dẫn giải
Có thể hiểu một cách đơn giản, sự nhiễm điện do cọ xát là việc các vật bị nhiễm điện khi được cọ xát với nhau. Các vật khi được cọ xát nhiều lần sẽ dẫn tới sự xuất hiện của dòng điện và làm sáng bút thử điện.
Bài 2. Hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng nhiễm điện do cọ xát?
Hướng dẫn giải
Các nhà nghiên cứu cho rằng hiện tượng nhiễm điện do cọ xát xảy ra khi có sự di chuyển electron mang điện. Lúc này, các điểm tiếp xúc giữa các vật được tăng lên, đồng thời gây ra hiện tượng một vật thiếu electron và một vật thừa electron. Từ đó, các electron mang điện có thể di chuyển từ vật này sang vật kia gây ra dòng điện.
Luyện tập Bài 20 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức
Học xong bài học này, em có thể:
- Nêu được một vài hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát.
- Giải thích được sơ lược nguyên nhân một vật cách điện nhiễm điện do cọ xát.
3.1. Trắc nghiệm Bài 20 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 20 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?
- A. Trời nắng
- B. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí.
- C. Gió mạnh.
- D. Không mưa, không nắng.
-
- A. trong bút đã có điện.
- B. ngón tay chạm vào đầu bút.
- C. mảnh pôliêtilen đã bị nhiễm điện do cọ xát.
- D. mảnh tôn nhiễm điện.
-
- A. Cùng điện tích dương
- B. Cùng điện tích âm
- C. Điện tích cùng loại
- D. Điện tích khác nhau
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 20 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 20 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 84 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Hoạt động trang 84 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Hoạt động trang 85 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 trang 85 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 trang 85 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi trang 85 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Hoạt động trang 86 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 trang 86 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 trang 86 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Em có thể trang 86 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Hỏi đáp Bài 20 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!