OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Giải bài 5.11 trang 17 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 5.11 trang 17 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều

Chất được tạo thành từ các cặp nguyên tố sau đây là chất ion hay chất cộng hoá trị?

a) Na và S

b) H và Cl

c) N và H

d) Ca và O

e) K và Cl

Xác định tỉ lệ số nguyên tử của hai nguyên tố trong mỗi hợp chất tạo thành.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết Bài 5.11

Phương pháp giải

* Liên kết ion được hình thành giữa các nguyên tử kim loại và nguyên tử phi kim, nguyên tử kim loại nhường electron, trở thành ion dương, nguyên tử phi kim nhận electron từ kim loại, trở thành ion âm.

− Các ion trái dấu hút nhau tạo thành liên kết trong hợp chất ion.

- Số electron phi kim nhận thường bằng 8 trừ số vị trí nhóm phi kim.

- Số electron kim loại nhóm A nhường bằng số vị trí nhóm.

* Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bởi sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử. Liên kết cộng hóa trị thường là liên kết giữa hai nguyên tử của nguyên tố phi kim với phi kim.

−  Số electron phi kim góp chung sẽ bằng số electron nguyên tử phi kim thiếu để có được 8 electron lớp ngoài cùng. Mỗi cặp electron dùng chung tạo thành một liên kết cộng hóa trị.

 

Lời giải chi tiết:

a) Na và S

- Na là nguyên tố kim loại, S là nguyên tố phi kim nên liên kết tạo thành giữa Na và S là liên kết ion.

- Nguyên tử kim loại Na có 1 electron lớp ngoài cùng, để đạt được 8 electron lớp ngoài cùng giống khí hiếm Ne gần nó thì nguyên tử Na nhường 1 electron.

- Nguyên tử S có 6 electron lớp ngoài cùng, cần nhận thêm 2 electron để đạt được 8 electron lớp ngoài cùng giống Ar.

→ 2 nguyên tử Na liên kết ion với 1 nguyên tử S.

→ Tỉ lệ: 2Na: 1S

b) H và Cl

- H và Cl là nguyên tố phi kim nên liên kết tạo thành giữa H và Cl là liên kết cộng hóa trị.

- Mỗi nguyên tử hydrogen có 1 electron, để đạt được lớp electron ngoài cùng bền vững của khí hiếm gần hydrogen là khí helium có 2 electron, nguyên tử hydrogen cần thêm 1 electron và góp chung 1 electron của mình để tạo liên kết cộng hóa trị.

- Nguyên tử chlorine có 7 electron lớp ngoài cùng, cần thêm 1 electron để có 8 electron lớp ngoài, nguyên tử chlorine góp chung 1 electron của mình để tạo liên kết cộng hóa trị với một nguyên tử hydrogen.

→ Tỉ lệ: 1H : 1Cl

c) N và H

- N và H là nguyên tố phi kim nên liên kết tạo thành giữa N và H là liên kết cộng hóa trị.

- Mỗi nguyên tử hydrogen có 1 electron, để đạt được lớp electron ngoài cùng bền vững của khí hiếm gần hydrogen là khí helium có 2 electron, nguyên tử hydrogen cần thêm 1 electron và góp chung 1 electron của mình để tạo liên kết cộng hóa trị.

- Nguyên tử nitrogen có 5 electron lớp ngoài cùng, cần thêm 3 electron để có 8 electron lớp ngoài, nguyên tử nitrogen góp chung 3 electron của mình để tạo liên kết cộng hóa trị với ba nguyên tử hydrogen.

→ Tỉ lệ: 1N : 3H

d) Ca và O

- Ca là nguyên tố kim loại, O là nguyên tố phi kim nên liên kết tạo thành giữa Ca và O là liên kết ion.

- Nguyên tử kim loại Ca có 2 electron lớp ngoài cùng, để đạt được 8 electron lớp ngoài cùng giống khí hiếm Ar gần nó thì nguyên tử Ca nhường 2 electron.

- Nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng, cần nhận thêm 2 electron để đạt được 8 electron lớp ngoài cùng giống Neon.

→ 1 nguyên tử Ca liên kết ion với 1 nguyên tử O.

→ Tỉ lệ: 1Ca : 1O

e) K và Cl

- K là nguyên tố kim loại, Cl là nguyên tố phi kim nên liên kết tạo thành giữa K và Cl là liên kết ion.

- Nguyên tử kim loại K có 1 electron lớp ngoài cùng, để đạt được 8 electron lớp ngoài cùng giống khí hiếm Ar gần nó thì nguyên tử K nhường 1 electron.

- Nguyên tử Cl có 6 electron lớp ngoài cùng, cần nhận thêm 1 electron để đạt được 8 electron lớp ngoài cùng giống Ar.

→ 1 nguyên tử K liên kết ion với 1 nguyên tử Cl.

→ Tỉ lệ: 1K : 1Cl

-- Mod Khoa học tự nhiên 7 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Giải bài 5.11 trang 17 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.

NONE
OFF