Hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 2 Bài 3 Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Mở đầu trang 19 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Ai nhanh hơn?
Hãy sắp xếp những tấm thẻ vào các ô trong bảng dưới đây theo quy luật nhất định. Hãy cho biết các tấm thẻ được sắp xếp theo quy luật nào theo hàng và theo cột.
Tương tự như vậy, có thể sắp xếp các nguyên tố hóa học theo quy luật vào một bảng được không?
-
Câu hỏi 1 trang 20 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Cho biết điện tích hạt nhân của mỗi nguyên tử C, Si, O, P, N, S lần lượt là 6, 14, 8, 15, 7, 16. Hãy sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần từ trái sang phải và từ trên xuống dưới
C
?
O
Si
?
?
-
Câu hỏi 2 trang 20 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Hình 3.1 cho biết các thông tin gì về nguyên tố carbon?
Hình 3.1. Ô nguyên tố carbon
-
Tìm hiểu thêm trang 20 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Việc tìm ra bảng tuần hoàn là một trong những phát hiện xuất sắc nhất trong ngành hóa học. Em hãy tìm hiểu lịch sử phát minh ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- VIDEOYOMEDIA
-
Luyện tập 1 trang 20 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Hãy tìm nguyên tố hóa học có số thứ tự lần lượt là 16 và 20 trong bảng tuần hoàn. Đọc tên hai nguyên tố. Hãy cho biết số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học và khối lượng nguyên tử của hai nguyên tố đó.
-
Luyện tập 2 trang 21 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Nguyên tố X có số thứ tự 15 trong bảng tuần hoàn. Hãy cho biết nguyên tố đó ở chu kì nào và có mấy lớp electron
-
Luyện tập 3 trang 21 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Dựa vào hình 3.4, hãy cho biết một số thông tin về nguyên tố natri và argon (số hiệu nguyên tử, điện tích hạt nhân, số lớp electron, chu kì, số electron ở lớp ngoài cùng)
Hình 3.4. Mô hình cấu tạo nguyên tử sodium và argon
-
Câu hỏi 3 trang 21 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Quan sát bảng tuần hoàn, cho biết số hiệu nguyên tử, số lớp electron lần lượt của nguyên tử carbon (C) và nhôm (Al). Hai nguyên tố đó nằm ở chu kì nào trong bảng tuần hoàn?
-
Câu hỏi 4 trang 22 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Quan sát hình 3.5 và bảng tuần hoàn, hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Li (lithium) và Cl (chlorine). Hai nguyên tố đó nằm ở nhóm nào trong bảng tuần hoàn
-
Luyện tập 4 trang 22 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Nguyên tố X tạo nên chất khí duy trì sự hô hấp của con người và có nhiều trong không khí. Hãy cho biết tên của nguyên tố X. Nguyên tố X nằm ở ô nào và chu kì nào trong bảng tuần hoàn
-
Luyện tập 5 trang 23 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Cho các nguyên tố có số thứ tự lần lượt là 9, 18 và 19. Số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tố trên là bao nhiêu? Cho biết mỗi nguyên tố nằm ở nhóm nào và đó là kim loại, phi kim hay khí hiếm
-
Câu hỏi 5 trang 23 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Quan sát bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hãy cho biết vị trí của các nguyên tố kim loại, phi kim và khí hiếm
-
Luyện tập 6 trang 24 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Nguyên tố X nằm ở chu kì 2, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Hãy cho biết một số thông tin của nguyên tố X (tên nguyên tố, kí hiệu hóa học, khối lượng nguyên tử), vị trí ô của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Nguyên tố đó là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
-
Vận dụng trang 24 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Hãy tự thiết kế bảng tuần hoàn với 3 chu kì và 8 nhóm bằng các tấm thẻ (bìa) cho 18 nguyên tố có số thứ tự từ 1 đến 18 với các thông tin mà em biết. Tô màu để phân biệt các nguyên tố kim loại, phi kim, khí hiếm
-
Giải bài 3.1 trang 9 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Thông tin trên ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho biết:
A. số hiệu nguyên tử, kí hiệu hoá học, tên nguyên tố và số lớp electron của nguyên tố đó.
B. số hiệu nguyên tử, kí hiệu hoá học, tên nguyên tố và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tố đó.
C. số hiệu nguyên tử, kí hiệu hoá học, tên nguyên tố và khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó.
D. số hiệu nguyên tử, kí hiệu hoá học, tên nguyên tố và số điện tích hạt nhân của nguyên tố đó.
-
Giải bài 3.2 trang 9 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Ghép mỗi nội dung ở cột A với nội dung ở cột B để tạo thành phát biểu đúng.
Cột A
Cột B
1. Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố bằng
a) số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố nguyên tử của thuộc chu kì đó.
2. Số thứ tự của chu kì bằng
b) tính chất hoá học tương tự nhau và được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
3. Số thứ tự nhóm A bằng
c) số điện tích của hạt nhân nguyên tử.
4.Mỗi chu kì bao gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có
d) số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc nhóm đó.
5. Mỗi nhóm bao gồm các nguyên tố có
e) số electron trong nguyên tử.
g) cùng số lớp electron và được xếp thành hàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
h) số proton trong nguyên tử.
-
Giải bài 3.3 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Điền các thông tin còn thiếu vào các ô trống trong bảng dưới đây:
Số thứ tự ô nguyên tố
Tên nguyên tố
Kí hiệu hóa học
Số proton
Số electron
Chu kì
Nhóm
8
18
13
19
2
VIIA
3
IIA
Phosphorus
P
Silicon
Si
-
Giải bài 3.4 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Những phát biểu nào trong các phát biểu dưới đây là đúng?
a) Khối lượng của một nguyên tử bằng tổng số proton trong nguyên tử đó.
b) Tất cả nguyên tử của các nguyên tố nhóm VA đều có 5 electron ở lớp ngoài cùng.
c) Tất cả nguyên tử của các nguyên tố ở chu kì II đều có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
d) Trong nguyên tử, các electron được xếp theo từng lớp. Các electron được sắp xếp lần lượt vào các lớp theo chiều từ gần hạt nhân ra ngoài. Mỗi lớp electron có một số electron nhất định.
e) Số thứ tự của nhóm bằng số lớp electron trong nguyên tử các nguyên tố thuộc nhóm đó.
g) Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử của các nguyên tố
thuộc chu kì đó.
-
Giải bài 3.5 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Cho biết các nguyên tử của nguyên tố M có 3 lớp electron và có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tố M có vị trí trong bảng tuần hoàn như sau:
A. ô số 9, chu kì 3, nhóm IA.
B. ô số 10, chu kì 2, nhóm IA.
C. ô số 12, chu kì 3, nhóm IA.
D. ô số 11, chu kì 3, nhóm IA.
-
Giải bài 3.6 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Cho biết một nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +17. Hãy chọn câu đúng trong các câu sau.
A. Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm VIIA; là phi kim, có 17 proton, 7 electron.
B. Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm VIIA; là phi kim, có 17 proton, 17 electron.
C. Nguyên tố X ở chu kì 2, nhóm VIIA; là kim loại, có 17 proton, 17 electron.
D. Nguyên tố Xở chu kì 2, nhóm VIIA; là phi kim, có 17 proton, 7 electron.
-
Giải bài 3.7 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Quan sát mô hình cấu tạo của bốn nguyên tử thuộc bốn nguyên tố có kí hiệu lần lượt là A1, A2, A3, A4 dưới đây:
Điền các thông tin còn thiếu vào bảng sau đây
Nguyên tử nguyên tố
A1
A2
A3
A4
Số lớp electron
Số electron lớp ngoài cùng
Số hiệu nguyên tử
Số proton
-
Giải bài 3.8 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Quan sát bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và cho biết:
a) Một số thông tin (ô nguyên tố, chu kì, nhóm, là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm) của những nguyên tố có số thứ tự lần lượt là 6, 9 và 19.
b) Vì sao các nguyên tố Li, Na và K được xếp vào cùng một cột/ nhóm? Giải thích tương tự với các nguyên tố O, S và Se.
c) Vì sao các nguyên tố B, C, N, O và F được xếp vào cùng một hàng/ chu kì? Giải thích tương tự với các nguyên tố Na, Mg và Al.
d) Vì sao các nguyên tố He, Ne và Ar được xếp vào cùng một cột/ nhóm?
-
Giải bài 3.9 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Biết một nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +8. Hãy dự đoán vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn. Cho biết tên của nguyên tố đó. X là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm? Em hãy nêu những hiểu biết khác của mình về nguyên tố X.
-
Giải bài 3.10 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Phosphorus là một trong những thành phần hoá học cấu tạo nên tế bào, được tìm thấy trong chất di truyền, màng tế bào,... có vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của tế bào như di truyền, hấp thu dinh dưỡng... Cùng với calcium, phosphorus có vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương.
a) Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy trình bày các đặc điểm của nguyên tố phosphorus (ô nguyên tố, chu kì, nhóm, số hiệu nguyên tử, khối lượng nguyên tử, số proton, điện tích hạt nhân).
b) Đọc thông tin ở trên và giải thích vì sao người ta nói “phosphorus là nguyên tố thiết yếu cho cơ thể sống”.
-
Giải bài 3.11 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Nguyên tố silicon nằm ở ô số 14 trong bảng tuần hoàn. Trong lớp vỏ Trái Đất, silicon là nguyên tố phổ biến thứ hai sau oxygen, chiếm khoảng 29,5% khối lượng. Trong tự nhiên không có silicon ở trạng thái tự do mà chỉ gặp ở dạng hợp chất như silicon dioxide trong cát hay các muối silicate trong các khoáng vật như cao lanh, thạch anh, đá sa thạch,... Silicon có nhiều ứng dụng trong thực tiễn Silicon siêu tinh khiết là chất bán dẫn, được dùng trong kĩ thuật vô tuyến và điện tử để chế tạo các tế bào quang điện, bộ khuếch đại, bộ chỉnh lưu, pin mặt trời,... Silicon dioxide và các muối silicate được sử dụng rộng rãi trong các vật liệu xây dựng như đất sét, bê tông, cát và xi măng.
Nguyên tố này đóng vai trò quan trọng để tạo ra nơ-ron và mô cơ thể, cũng như tham gia vào quá trình tổng hợp vitamin B1 và thiamine ở người.
a) Hãy cho biết các thông tin về nguyên tố silicon trong bảng tuần hoàn.
b) Đọc thông tin ở trên, cho biết vai trò và ứng dụng cơ bản của nguyên tố silicon trong thực tiễn.
-
Giải bài 3.12 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Em hãy lựa chọn hai nguyên tố bất kì trong bảng tuần hoàn, tìm hiểu và cho biết các thông tin cơ bản sau:
a) Tên nguyên tố, kí hiệu hoá học, số hiệu nguyên tử, khối lượng nguyên tử, nguyên tố đó là kim loại, phi kim hay khí hiếm.
b) Hãy nêu ứng dụng của từng nguyên tố đó (ít nhất hai ứng dụng).
c) Lịch sử phát hiện ra hai nguyên tố đó.