OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài tập (Chủ đề 7)


Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng của Bài tập (Chủ đề 7) chương trình Khoa học tự nhiên lớp 7 SGK Cánh diều được HOC247 biên soạn tóm tắt lý thuyết và bài tập có hướng dẫn giải chi tiết dưới đây!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nam châm

Ôn tập nội dung kiến thức Bài 14: Nam châm

- Sự định hướng của thanh nam châm: Khi được để tự do, thanh nam châm nằm dọc theo hướng nam bắc địa lí.

- Nam châm tác dụng lên vật làm từ các vật liệu khác nhau:

+ Nam châm có thể hút hoặc đẩy nam châm khác

  • Các cực cùng tên thì đẩy nhau
  • Các cực khác tên thì hút nhau

+ Nam châm có thể hút các vật được làm từ vật liệu từ

1.2. Từ trường

Ôn tập nội dung kiến thức Bài 15: Từ trường

- Khái niệm về từ trường: Từ trường bao quanh một nam châm hoặc dây dẫn có dòng điện.

- Từ phổ: là hình ảnh các đường được tạo ra bởi mạt sắt xung quanh nam châm

- Đường sức từ

+ Có một chiều xác định, đi ra cực bắc, đi vào cực nam của nam châm

+ Từ trường mạnh thì đường sức từ mau, từ trường yếu thì đường sức thưa.

- Chế tạo nam châm điện: gồm dây dẫn điện quấn quanh 1 lõi sắt có dòng điện chạy trong dây dẫn.

1.3. Từ trường Trái Đất

Ôn tập nội dung kiến thức Bài 16: Từ trường Trái Đất

- Mô tả từ trường Trái Đất:

+ Trái Đất có từ trường. 

+ Cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Bắc của Trái Đất.

Cực Bắc địa lí và cực từ bắc (của Trái đất) không trùng nhau.

- La bàn: là dụng cụ dùng để xác định phương hướng trên Trái Đất.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Quan sát hai thanh nam châm đặt trong ống thủy tinh ở Hình 18.3. Tại sao thanh nam châm B lại lơ lửng phía trên thanh nam châm A?

Quan sát hai thanh nam châm đặt trong ống thủy tinh ở Hình 18.3

Hướng dẫn giải

Thanh nam châm B nằm lơ lửng phía trên nam châm A vì trong trường hợp này hai cực cùng tên (cực Bắc) của hai nam châm đẩy nhau.

Bài 2: Xác định chiều của kim nam châm đặt ở giữa hai nhánh của nam châm hình chữ U như Hình 19.7

Xác định chiều của kim nam châm đặt ở giữa hai nhánh của nam châm hình chữ U như Hình 19.7

Hướng dẫn giải

Ta thấy kim nam châm đang nằm cân bằng trong từ trường của nam châm hình chữ U do cả hai đầu của nó đang bị hút về hai cực của nam châm chữ U. Vậy, ta xác định được đầu bên trái của kim nam châm là cực Nam, đầu bên phải là cực Bắc.

Bài 3: Hãy vẽ các đường sức từ đi qua các điểm A, B, C (Hình 19.2).

Hãy vẽ các đường sức từ đi qua các điểm A, B, C (Hình 19.2)

Hướng dẫn giải

Hãy vẽ các đường sức từ đi qua các điểm A, B, C (Hình 19.2)

Đường sức từ của thanh nam châm có chiều đi ra ở cực Bắc đi vào ở cực Nam.

ADMICRO

Luyện tập Bài tập (Chủ đề 7) Khoa học tự nhiên 7 CD

Học xong bài học này, em có thể:

- Hệ thống hóa các kiến thức đã học về tính chất từ của chất.

- Vận dụng được các kiến thức để giải một số dạng bài tập.

3.1. Trắc nghiệm Bài tập (Chủ đề 7) Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài tập (Chủ đề 7) cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Mọi nam châm luôn có hai cực.
    • B. Có thể có nam châm hai cực và nam châm một cực.
    • C.

      Một nam châm có thể có hai cực cùng tên và hai cực khác tên.

    • D. Cực Bắc của thanh nam châm luôn có từ tính mạnh hơn cực Nam nên kim nam châm luôn chỉ hướng bắc.
    • A.

      Thanh nam châm được để quay tự do, sau khi dừng lại trục của nó định hướng theo một phương bất kì.

    • B.

      Cực bắc thanh nam châm hút cực bắc của thanh nam châm khác.

    • C. Nam châm có thể hút vật được làm từ vật liệu từ.
    • D.

      Nam châm có từ trường rất mạnh thì có thể hút cả các vật không được làm từ vật liệu từ.

    • A.

      Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm 

    • B.

      Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm 

    • C.

      Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm. 

    • D.

      Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài tập (Chủ đề 7) Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài tập (Chủ đề 7) để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 trang 86 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Giải bài 2 trang 86 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Giải bài 3 trang 86 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài tập (Chủ đề 7) Khoa học tự nhiên 7 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF