OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 16: Từ trường Trái Đất


Nội dung bài học Bài 16: Từ trường Trái Đất môn KHTN lớp 7 chương trình SGK Cánh diều được HOC247 biên soạn dưới đây sẽ giúp các em học sinh trả lời câu hỏi: "Vì sao thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng bắc - nam?" Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mô tả từ trường Trái Đất

- Trái đất quay quanh trục xuyên tâm, trục này là đường thẳng nối giữa hai cực Nam và cực Bắc của nó. Các cực này có vị trí cố định trên bề mặt Trái đất.

- Do cấu tạo bên trong lõi và chuyển động quay nên Trái đất có từ trường, giống như một thanh nam châm.

- Từ trường của Trái đất và hai cực từ của nó đươc quy ước như Hình 16.1.

Hình 16.1. Mô hình Trái Đất và từ trường của Trái Đất

- Cực Bắc địa lí và cực từ bắc (của Trái đất) không trùng nhau.

1.2. La bàn

Dựa vào những hiểu biết về nam châm và từ trường của Trái Đất, người ta đã chế tạo một dụng cụ, được gọi là la bàn giúp con người tìm hướng địa lí.

a. Cấu tạo la bàn

- Cấu tạo của la bàn:

Hình 16.2. La bàn

+ Kim nam châm quay tự do trên trục quay.

+ Mặt chia độ được chia thành 360° có ghi bốn hướng: bắc kí hiệu N (North), đông kí hiệu E (East), nam kí hiệu S (South), tây kí hiệu W (West). Mặt hình tròn được gắn cố định với vỏ kim loại của la bàn và quay độc lập với kim nam châm.

+ Vỏ kính loại kèm mặt kính nắp.

b. Sử dụng la bàn xác định hướng địa lí

Hình 16.3

- Xác định hướng từ tâm la bàn đến cái cây ở vị trí A:

+ Đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang.

+ Khi kim nam châm nằm ổn định (hướng nam bắc), xoay la bàn sao cho vạch số 0 ở chữ N trùng với cực từ bắc của kim nam châm.

+ Đọc chỉ số của vạch trên mặt chia độ gần nhất với hướng từ tâm la bàn đến điểm A.

+ Hướng từ tâm la bàn đến điểm A trùng với vạch 90° (hướng chính đông)

=> Hướng cần xác định là hướng chính đông.

- Khi tìm hướng địa lý, không để các vật có tính chất từ gần la bàn.

1. Trái Đất có từ trường. Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Bắc của Trái Đất.

2. La bàn là dụng cụ dùng để xác định phương hướng trên Trái Đất.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Tại sao khi sử dụng la bàn để xác định hướng địa lí thì không để la bàn gần các vật có tính chất từ?

Hướng dẫn giải:

Khi sử dụng la bàn để xác định hướng địa lí thì không để la bàn gần các vật có tính chất từ vì khi để la bàn gần các vật có tính chất từ, kim nam châm ở la bàn và vật có tính chất từ sẽ tác dụng lực lên nhau. Lúc này, ngoài lực tác dụng của thanh nam châm Trái Đất còn có cả lực tác dụng của vật có tính chất từ lên kim nam châm của la bàn. Kết quả là kim nam châm không chỉ đúng hướng địa lí cần xác định.

Bài tập 2: Trái Đất là một thanh nam châm khổng lồ. Hình 16.1 là hình ảnh của một kim nam châm được đặt trong từ trường Trái Đất. Hãy:

a) Xác định cực từ bắc và cực từ nam của thanh nam châm trong hình 16.1. Giải thích cách xác định. Có nhận xét gì về tên cực của thanh nam châm Trái Đất và tên cực từ Trái Đất được quy định (ghi trong hình vẽ).

b) Vẽ chiều của đường sức từ đi qua điểm A và B.

c) Tại mỗi vị trí A và B đặt một kim nam châm. Hãy cho biết lực từ tác dụng lên kim nam châm nào mạnh hơn. Vì sao?

Trái Đất là một thanh nam châm khổng lồ (ảnh 1)

 

Hướng dẫn giải:

a) Dựa vào định hướng kim nam châm nằm trên đường sức đã cho, ta thấy, cực N của kim nam châm bị cực S của thanh nam châm hút. Từ đó ta xác định được cực của thanh nam châm như hình vẽ.

Nhận xét: Tên cực của thanh nam châm ngược với tên của cực từ Trái Đất được quy định.

Trái Đất là một thanh nam châm khổng lồ (ảnh 2)

b) Chiều của đường sức từ đi ra ở cực nam địa lí và đi vào ở cực bắc địa lí. Chiều đường sức từ đi qua điểm A và B được xác định như hình vẽ:

Trái Đất là một thanh nam châm khổng lồ (ảnh 3)

c) Lực tại điểm điểm A lớn hơn tại điểm B vì điểm A gần cực từ hơn (nên từ trường mạnh hơn).

ADMICRO

Luyện tập Bài 16 Khoa học tự nhiên 7 CD

Học xong bài học này, em có thể:

- Dựa vào ảnh (hoặc hình vẽ, đoạn phim khoa học) khẳng định được Trái Đất có từ trường.

- Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.

- Sử dụng la bàn để tìm được hướng địa lí.

3.1. Trắc nghiệm Bài 16 Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 7 Bài 16 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 16 Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 7 Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 83 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 1 trang 83 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 2 trang 84 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập trang 85 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 85 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Giải bài 16.1 trang 38 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 16.2 trang 39 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 16.3 trang 39 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Hỏi đáp Bài 16 Khoa học tự nhiên 7 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF