OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 9: Sự truyền âm


Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài Sự truyền âm chương trình Khoa học tự nhiên 7 SGK Cánh diều để đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau: "Âm thanh (còn được gọi là âm hay sóng âm) truyền đi như thế nào?"

Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự truyền âm trong không khí

a. Tạo sóng âm

- Nguồn âm là những vật phát ra âm thanh.

Hình 9.1

- Các vật phát ra âm đều dao động. Dao động là sự rung động qua lại quanh vị trí cân bằng của vật.

Ví dụ: sự rung động của mặt trống, dây cao su, dây đàn, … là dao động.

- Các dao động từ nguồn âm thanh lan truyền trong môi trường được gọi là sóng âm (sóng âm hay âm thanh gọi tắt là âm)

b. Sự truyền âm trong không khí

- Sóng âm trong không khí được lan truyền bởi sự dao động (dãn, nén) của các lớp không khí.

Hình 9.4. Minh họa sự nén, giãn không khí khi âm thoa dao động

Hình 9.5. Minh họa sự nén, giãn không khí được truyền đi khi âm thoa dao động

Ví dụ: Âm thanh được phát ra từ loa điện: màng loa dao động làm cho lớp kk tiếp xúc với nó dao động theo, lớp kk này lại làm cho lớp kk tiếp xúc với nó dao động, cứ như thế dao động được lan truyền …

1.2. Sự truyền âm trong chất rắn và chất lỏng

Sóng âm truyền đi trong chất lỏng và chất rắn cũng tương tự như trong chất khí.

a. Truyền âm trong chất rắn

- Thí nghiệm: Hai bạn đứng cách nhau khoảng 10 mét. Mỗi người cầm một cốc giấy hoặc nhựa. Hai cốc được nối với nhau bằng sợi dây gắn vào đáy cốc (hình 9.6). Đầu tiên, bạn A nói nhỏ nhưng không đưa cốc lại gần miệng mình, bạn B không áp cốc vào tai thì không nghe được tiếng nói của bạn A. Sau đó, bạn A nói nhỏ vào cốc, bạn B áp cốc vào tai thì nghe được tiếng nói của bạn A.

Hình 9.6. Thí nghiệm chứng tỏ sóng âm truyền trong chất rắn

- Âm truyền được trong chất rắn.

- Ví dụ: Hai bạn ở hai bên vách một bức tường, một bạn gõ, bạn còn lại sẽ nghe được âm.

b. Truyền âm trong chất lỏng

- Thí nghiệm: Đặt đồng hồ có chuông đang reo vào một hộp nhựa trong và đậy kín nắp hộp. Treo hộp lơ lửng trong một bình nước, lắng tai nghe được âm do đồng hồ phát ra, chứng tỏ âm đã truyền được trong chất lỏng.

Hình 9.7. Thí nghiệm chứng tỏ âm truyền trong chất lỏng

- Âm truyền được trong môi trường chất lỏng.

- Ví dụ: người chăn nuôi khi cho cá ăn thường gõ vào thuyền gọi cá, chứng tỏ âm gõ truyền vào nước đến tai cá.

1. Sóng âm (âm) được phát ra bởi các vật đang dao động.

2. Âm truyền được trong các chất rắn, lỏng, khí.

3. Sự dao động của nguồn âm đã làm lan truyền sự nén, gian không khí, tức là làm lan truyền âm từ nguồn âm ra xung quanh nó.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1: Những ngọn nến thắp sáng được xếp trước một chiếc loa phát ra bản nhạc với những âm thanh trầm thấp. Người ta quan sát thấy các ngọn nến “nhảy múa” theo âm phát ra, bắt đầu từ ngọn nến gần loa nhất (hình 9.1). Hãy giải thích hiện tượng xảy ra và tiến hành lại thí nghiệm để kiểm tra giải thích của mình.

Hướng dẫn giải

Hiện tượng trên xảy ra vì âm do loa phát ra được truyền trong không khí làm cho các lớp không khí bên cạnh nguồn âm dao động. Dao động của các lớp không khí này kéo theo sự dao động của các ngọn nến, làm cho ta quan sát thấy các ngọn nến “nhảy múa” theo điệu nhạc.

Bài 2: Trong trạm vũ trụ hoặc tàu vũ trụ, các nhà du hành có thể nói chuyện với nhau bình thường do ở đây vẫn có không khí. Nhưng khi phải làm nhiệm vụ ở ngoài vũ trụ, không có không khí, để nói chuyện được với nhau, họ đã phải chạm mũ vào nhau. Khi đó, âm thanh đã truyền qua các chất (vật) nào?

Hướng dẫn giải

Khi phải làm nhiệm vụ ở ngoài vũ trụ, không có không khí, để nói chuyện được với nhau, các nhà du hành đã phải chạm mũ vào nhau. Khi đó, âm thanh đã truyền từ người nói qua không khí trong mũ (chất khí), qua thành mũ (chất rắn) tới tai người kia (chất khí trong mũ).

ADMICRO

Luyện tập Bài 9 Khoa học tự nhiên 7 CD

Học xong bài học này, em có thể:

- Thực hiện thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại,..) để chứng tỏ được sóng âm có thể truyền được trong chất rắn, lỏng, khí.

- Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.

3.1. Trắc nghiệm Bài 9 Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 5 Bài 9 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 9 Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 5 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 54 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 1 trang 55 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 2 trang 56 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 3 trang 56 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Tìm hiểu thêm trang 57 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 1 trang 57 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 2 trang 57 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Giải bài 9.1 trang 23 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 9.2 trang 23 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 9.3 trang 24 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 9.4 trang 24 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 9.5 trang 24 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 9.6 trang 24 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 9.7 trang 24 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 9.8 trang 24 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Hỏi đáp Bài 9 Khoa học tự nhiên 7 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF