OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 10: Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm


Nội dung bài học Bài 10: Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm được HOC247 sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Khoa học tự nhiên lớp 7 chương trình SGK Cánh diều hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Biên độ và độ to của âm

a. Biên độ

- Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng.

- Biên độ dao động của vật phát ra âm càng lớn, âm càng to.

- Đơn vị đo biên độ là đơn vị đo độ dài.

b. Độ to của âm

- Khi sóng âm truyền đến tai ta với biên độ lớn, ta nghe được âm to hơn. Khi sóng âm truyền đến tai ta với biên độ nhỏ, ta nghe được âm nhỏ hơn.

- Đơn vị độ to của âm là đêxiben, kí hiệu dB.

Bảng 10.1. Độ to của một số âm

1.2. Tần số và độ cao của âm

a. Tần số

Hình 10.2

- Khi quả cầu đi từ vị trí có độ lệch lớn nhất (so với vị trí cân bằng) ở bên này sang bên kia rồi trở lại vị trí có độ lệch lớn nhất ở bên này, ta nói rằng con lắc thực hiện được một dao động.

- Số dao động trong một giây được gọi là tần số.

- Đơn vị của tần số là Héc, kí hiệu Hz.

- Có thể xác định tần số của âm thoa bằng các dụng cụ như hình 10.3:

+ Nối đồng hồ đo điện đa năng với bộ khuếch đại âm thanh, gõ vào âm thoa.

+ Sóng âm do âm thoa phát ra được thu bằng bộ thu âm (microphone).

+ Tần số của sóng âm này sẽ hiển thị trên đồng hồ đo điện đa năng khi đặt ở chế độ đo tần số.

Hình 10.3. Bộ dụng cụ xác định tần số âm thoa

b. Độ cao của âm

- Tần số dao động càng lớn, âm càng cao (càng bổng)

- Tần số dao động càng nhỏ, âm càng thấp (càng trầm)

1. Biên độ là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó. Biên độ dao động của vật phát ra âm càng lớn, âm càng to.

2. Tần số là số dao động trong một giây. Tần số của dao động càng lớn, âm càng cao (càng bổng). Tần số của dao động càng nhỏ, âm càng thấp (càng trầm).

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1: Một quả bóng bàn được treo ở trước loa (hình 10.1). Khi loa phát ra âm có tần số nhỏ, ổn định thì thấy quả bóng bàn dao động.

a) Hãy giải thích hiện tượng này.

b) Quả bóng sẽ dao động như thế nào nếu loa phát ra âm:

(i) Cao hơn?

(ii) To hơn?

Hướng dẫn giải

a) Khi loa phát ra âm, tạo ra sự lan truyền dao động của các lớp không khí. Lớp không khí quanh quả bóng bàn dao động sẽ làm quả bóng này dao động.

b)

(i) Âm phát ra từ loa cao hơn thì quả bóng dao động với tần số lớn hơn (số dao động trong 1 giây nhiều hơn).

(ii) Âm phát ra từ loa to hơn thì quả bóng dao động với biên độ lớn hơn, tức là lệch khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn.

Bài 2: Để điều trị một số chấn thương, chẳng hạn như giãn cơ bắp, có thể sử dụng các thiết bị phát ra siêu âm để xoa bóp các vùng bị đau. Siêu âm được sử dụng có tần số khoảng 1 triệu Hz. Chúng ta có thể nghe được âm phát ra từ các thiết bị này không? Vì sao?

Hướng dẫn giải

Tai người không nghe thấy âm do các thiết bị này phát ra vì tai người chỉ nghe được các âm có tần số nằm trong khoảng 20 Hz đến 20 000 Hz.

ADMICRO

Luyện tập Bài 10 Khoa học tự nhiên 7 CD

Học xong bài học này, em có thể:

- Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ và tần số sóng âm.

- Nêu được đơn vị của tần số là héc, kí hiệu là Hz.

- Nếu được sự liên quan của độ to của âm với biên độ âm.

- Sử dụng nhạc cụ (hoặc học liệu điện tử, dao động ki) chứng tỏ được độ cao của âm liên hệ với tần số âm.

3.1. Trắc nghiệm Bài 10 Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 5 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 10 Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 5 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 58 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 1 trang 59 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 2 trang 59 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Tìm hiểu thêm trang 59 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 1 trang 59 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 60 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 60 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Thực hành trang 60 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 2 trang 61 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Tìm hiểu thêm trang 61 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Giải bài 10.1 trang 25 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 10.2 trang 25 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 10.3 trang 25 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 10.4 trang 25 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 10.5 trang 25 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 10.6 trang 26 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 10.7 trang 26 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 10.8 trang 26 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 10.9 trang 26 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Hỏi đáp Bài 10 Khoa học tự nhiên 7 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF